Biện pháp giám sát nơi cư trú

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG II PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

2.1 các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự nước cộng hòa nhân

2.1.2. Biện pháp giám sát nơi cư trú

Biện pháp giám sát nơi cư trú được pháp luật TTHS CHND Trung Hoa quy định rất cụ thể về thẩm quyền, căn cứ áp dụng, mục đích áp dụng và đối tượng áp dụng.

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng, bị can, bị cáo sẽ được áp dụng biện pháp này khi

có đủ điều kiện để bắt nhưng lại thuộc một trong số những trường hợp sau đây: Bị

bệnh hiểm nghèo khơng có khả năng tự chăm sóc; Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú;

Là người hỗ trợ duy nhất cho người khơng thể tự chăm sóc bản thân; Phù hợp với tình

tiết, nhu cầu xử lý vụ án; Đã hết thời hạn tạm giam mà vụ án vẫn chưa được giải

quyết.

Ngoài ra, trong trường hợp bị can hoặc bị cáo phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện

để được tại ngoại nhưng lại khơng có người đứng ra bảo lĩnh hay đặt tiền bảo đảm thì

có thể bị giám sát nơi cư trú.

Thứ hai, việc giám sát nơi cư trú sẽ được thực hiện tại nơi ở của bị can, bị cáo.

Nếu bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú cố định, thì sẽ được thực hiện tại nơi cư trú được chỉ định. Đặc biệt, trong trường hợp tội phạm bị nghi ngờ gây nguy hiểm cho an

ninh quốc gia, tội phạm bị nghi ngờ liên quan đến hoạt động khủng bố và tội phạm có số tiền hối lộ đáng kể thì việc giám sát nơi cư trú của bị can, bị cáo có thể cản trở việc

điều tra. Do đó, khi được sự chấp thuận của VKSND hoặc cơ quan công an cấp trên,

thì thực hiện việc giám sát tại nơi cư trú được chỉ định.

Việc giám sát nơi cư trú tại nơi được chỉ định sẽ được thông báo đến gia đình bị can, bị cáo trong vịng 24 giờ sau khi thực hiện giám sát dân cư, trừ trường hợp không thể thông báo;

Thứ ba, thời hạn giám sát nơi cư trú chỉ định sẽ được bù trừ với thời hạn hình

phạt trong bản án. Đối với tội phạm bị kết án giám sát công khai, mỗi ngày giám sát

nơi cư trú sẽ được tính là một ngày của thời hạn chấp hành hình phạt; đối với tội phạm

bị tạm giữ hình sự hoặc phạt tù có thời hạn thì hai ngày giám sát nơi cư trú được tính là một ngày chấp hành hình phạt. Cụ thể hơn, điều 77 quy định rằng TAND, VKSND

và cơ quan công an không được trả tự do cho các bị can, bị cáo phạm tội trong thời gian chờ xét xử thời hạn tối đa là 12 tháng và giám sát khu dân cư không quá sáu

tháng.

Thứ tư, các quy định buộc bị can, bị cáo phải tuân theo trong trường hợp giám sát

nơi cư trú gồm: Không được đi khỏi nơi ở đang chịu sự giám sát khi chưa được sự cho

phép của cơ quan thi hành án; Không gặp gỡ, trao đổi thư tín với bất kỳ ai khi khơng có sự cho phép của cơ quan thi hành án; Có mặt kịp thời khi được Tòa án triệu tập; Không can thiệp vào lời khai của người làm chứng dưới mọi hình thức; Khơng được tiêu hủy, giả mạo chứng cứ; Nộp lại hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe và các giấy tờ xuất, nhập cảnh khác cho cơ quan thi hành án.

Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghiêm trọng quy định trên thì có thể bị bắt;

có thể bị tạm giữ trước khi bắt.

Thứ năm, các biện pháp cơ quan thi hành án có thể sử dụng để giám sát gồm:

giám sát điện tử, kiểm tra đột xuất,.. để theo dõi việc bị can, bị cáo tuân thủ các quy định về giám sát nơi cư trú. Thời hạn áp dụng biện pháp này là khơng q sáu tháng.

Bên cạnh đó, việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án không được gián đoạn trong thời gian này. Việc giám sát nơi cư trú được thực hiện bởi các cơ quan công an.

Biện pháp giám sát nơi cư trú mặc dù có tên gọi khác so với biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú trong pháp luật TTHS Việt Nam nhưng về bản chất thì cả hai biện pháp

đều giống nhau.

Tuy nhiên, so với pháp luật TTHS Việt Nam biện pháp này có một số điểm khác biệt rất rõ ràng

Một là, biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú theo pháp luật Việt Nam chỉ được áp

dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng còn giám sát nơi cư trú theo pháp luật CHND Trung Hoa nếu bị can, bị cáo khơng có nơi cư trú cố định, thì được chỉ định nơi cư trú.

Hai là, theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa, nghĩa vụ mà các bị can, bị cáo phải thực hiện được quy định thành một điều luật riêng biệt, trong đó, quy định về vấn

đề nộp lại các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, v.v.. cho cơ quan thi hành án để bảo đảm.

Thứ ba, theo pháp luật TTHS Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện

pháp này cũng đồng thời là cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam, ngồi

ra cịn có thêm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Đồn trưởng đồn biên phòng.

Theo pháp luật TTHS CHND Trung Hoa, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp này chỉ bao gồm: Tòa án nhân dân, VKSND và Cơ quan cơng an.

Ngồi ra, thời hạn áp dụng biện pháp “Cấm đi khỏi nơi cư trú” theo pháp luật TTHS Việt Nam là không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyển án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù. Còn

BLTTHS CHND Trung Hoa quy định rất chi tiết rằng thời hạn áp dụng là không quá

sáu tháng.

Một phần của tài liệu Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 các biện pháp ngăn chặn trong luật tố tụng hình sự việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)