Xây dựng hình tượng cấp lãnh đạo Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 79 - 131)

Đối với cán bộ giữ các chức vụ lãnh đạo trong Công ty cần phải thường xuyên xây dựng hình ảnh lãnh đạo chuyên nghiệp, đạo đức, tận tâm, tin cậy, lịch thiệp…Đối với các doanh nghiệp, hình ảnh công ty nhiều khi được đánh giá thông qua hình ảnh người lãnh đạo, và vấn đề này phải được đặt lên hàng đầu. Không những là hình ảnh của công ty đối với khách hàng mà họ còn là những người gây

ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên của mình, qua đó tạo động lực để thúc đẩy nhân viên làm việc tốt nhằm khơi dậy lòng tự tin và những năng tiềm ẩn của nhân viên là vấn đề rất quan trọng đối với các nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo Công ty cần chia sẽ những suy nghĩ của họ về những công việc, sự

kiện đã qua và những định hướng trong tương lai. Hiểu được những mong đợi của nhân viên và định hướng công việc cho họ.

Hiện nay Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai đang thực hiện cơ chế

chi trả tiền lương dựa trên hệ số lương của từng chức danh, công việc và tăng lương theo thâm niên công tác. Điều này tương đối hạn chế khi một số nhân viên trẻ có trình độ, năng lực công tác tốt, hiệu quả cao nhưng mức lương đôi khi khá thấp do có ít thâm niên công tác do đó chưa khuyến khích họ làm việc tốt. Do đó Ban lãnh

đạo công ty cần phải xây dựng lại chính sách tiền lương, tiền thưởng phù hợp với năng lực, trách nhiệm công việc, tính chất công việc của mỗi cá nhân trong từng phòng ban khác nhau, như vậy thì mới kích thích đựơc tinh thần làm việc cũng như

năng suất của người lao động và những sáng kiến mới để áp dụng trong công việc cũng như trong chiến lược , chính sách phát triển của công ty. Bên cạnh đó Công ty có thể giữđược những nhân viên giỏi gắn bó lâu dài với công ty trên con đường tồn tại và phát triển. Việc xây dựng cơ chế chi trả tiền lương thỏa đáng, phù hợp với năng lực, trình độ, trí tuệ sáng kiến và hiệu quả công việc của từng cá nhân cụ thể sẽ

giúp nhân viên cảm thấy có sự công bằng, không uổng phí sức lực, trí tuệ của mình, từ đó luôn giúp họ làm việc hăng say hơn nhiệt tình hơn và không ngừng cải tiến, sáng tạo ra những ý tưởng mới để phục vụ lợi ích cho công ty.

Ngoài tiền lương ra Công ty cũng cần quan tâm đến yếu tố tiền thưởng, đây cũng là yếu tố thiết yếu để giữđược nhân viên giỏi làm việc lâu dài với công ty.

Hàng năm Công ty tiếp tục duy trì chế độ khám sức khỏe tổng quát cho người lao động, tổ chức nghỉ điều dưỡng cho Công nhân viên, tổ chức tham quan nghỉ mát cho người lao động và người thân của họ để phục hồi sức khỏe, tạo tình

đoàn kết, gắn bó…

3.1.2.4 Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề

nghiệp của mình. Các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Người lao động sẽ không cam kết làm việc ở một doanh nghiệp, nơi họ không nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp của mình. Đặc biệt trong điều kiện nền

kinh tế mở, người lao động ngày càng được thông tin đầy đủ hơn và có nhiều cơ hội

để lựa chọn, quyết định nghỉ việc của người lao động để làm cho một doanh nghiệp khác, nơi họ có cơ hội tiềm năng để phát triển nghề nghiệp của mình là đều khó tránh khỏi. Chính vì vậy, Công ty cần xây dựng các chính sách về phát triển nghề

nghiệp cho nhân viên một càng rõ ràng, chi tiết, giúp cho người lao động xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc để đạt được mục đích đó sẽ cao hơn. Để làm được điều này, Công ty nên chú ý thực hiện các giải pháp sau:

- Cung cấp đầy đủ các thông tin về các cơ hội nghề nghiệp trong Công ty. - Xây dựng tiêu chuẩn đề bạt, bổ nhiệm các chức danh và các phương thức bổ nhiệm để nhân viên trong Công ty phấn đấu phát triển.

- Tạo điều kiện để nhân viên trong Công ty không ngừng học tập, nâng cao trình độ phục vụ tốt công việc.

- Xây dựng cơ chếđể phát hiện và đào tạo nhân tài trong Công ty.

3.1.2.5 Cung cấp các cơ hội học tập cho lãnh đạo và nhân viên Công ty

Đối với nhiều người, việc rèn luyện các kỹ năng mới cũng quan trọng không kém việc kiếm tiền. Chính vì vậy, Công ty cần tiếp tục phát huy việc tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên trong Công ty, tạo môi trường làm việc thử

thách, có áp lực, cạnh tranh để thông qua đó nhân viên trong Công ty tiếp tục bồi dưỡng, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Phần lớn người lao động đều nói rằng họ sẽ ra đi để tìm kiếm các công việc khác, dù chỉ với các lợi ích tương đương, nhưng công việc đó đem lại cho họ những cơ hội phát triển tốt hơn và thử thách thú vị hơn.

Đối với lãnh đạo chủ chốt của Công ty, hàng năm Công ty nên đăng ký tham gia các hội thảo chuyên đề sản xuất, kinh doanh trong nước và ngoài nước, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty may lớn trên thế giới, qua hội thảo và tham quan thực tế các lãnh đạo có thể tiếp thu những kinh nghiệm trong chuyên

môn, trong quản lý điều hành và ứng dụng trong thực tiễn để điều hành Công ty ngày càng hiệu quả hơn.

3.1.2.6 Tổ chức có hiệu quả hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp

Tổ chức có hiệu quả hệ thống thông tin doanh nghiệp giúp cho Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai thực hiện tốt sự điều phối mọi nguồn lực trong sản xuất và kinh doanh, bên cạnh đó còn tạo ra kênh trao đổi thông tin giữa các phòng ban, giữa lãnh đạo với nhân viên và ngược lại; tạo điều kiện tối đa trong việc hỗ trợ

làm việc cho nhân viên, giúp nhân viên giải quyết công việc một cách chuyên nghiệp, rõ ràng, minh bạch...

Do đó Công ty cần phải xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thông tin từ lãnh đạo đến nhân viên trực tiếp sản xuất để mỗi người trong Công ty có thể dễ

dàng trao đổi thông tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả

nhất, đáp ứng tốt các yêu cầu cho sản xuất, kinh doanh và các yêu cầu của khách hàng bên cạnh đó mỗi người trong công ty có thể ý thức hơn trách nhiệm công việc của mình.

Hiện nay, tại Công ty việc trao đổi thông tin trong các phòng ban còn nặng tính nguyên tắc, giấy tờ. Hầu hết các ý kiến truyền đạt của các bộ phận với nhau còn sử dụng văn bản với bút phê của lãnh đạo phòng, lãnh đạo Công ty, điều này làm chậm tiến độ giải quyết công việc, giảm hiệu quả và tăng chi phí.

Theo đề xuất của Tác giả, Công ty cần xây dựng hệ thống thông tin quản trị

như sau :

Xây dựng chương trình giao, nhận và xử lý thông tin giữa Lãnh đạo, các phòng ban, nhân viên trong Công ty qua hệ thống Văn phòng điện tử (M_Office). Chương trình này cho phép các đơn vị truyền đạt thông tin lẫn nhau qua hệ thống mạng internet, phản hồi việc xử lý thông tin giữa các bộ phận, cá nhân trong Công ty. Lãnh đạo Công ty có thể nhận thông tin, chỉ đạo giải quyết công việc, theo dõi kết quả xử lý thông tin của các bộ phận, phòng ban, cá nhân trong đơn vị mọi lúc mọi nơi, kể cảđang đi công tác tại nước ngoài. Đồng thời, toàn bộ dữ liệu thông tin

đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu toàn Công ty giúp cho công việc lưu trữ, tìm kiếm, tra cứu được thuận lợi, dễ dàng.

Việc trao đổi thông tin nội bộ qua mạng còn giúp Công ty tiết kiệm chi phí in

ấn, tiết kiệm thời gian trong việc lưu trữ hồ sơ cũng như giảm bớt nhân sự, đặc biệt việc trao đổi thông tin qua mạng còn đáp ứng yêu cầu cung cấp cũng như cập nhật thông tin nhanh nhất.

Việc xây dựng hệ thống thông tin trong quản trị doanh nghiệp từ lãnh đạo

đến nhân viên và ngược lại có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các chiến lược sản xuất, kinh doanh. Nếu việc thu thập, truyền đạt thông tin được thực hiện

đúng, kịp thời thì việc phổ biến, xử lý thông tin được tiến hành dễ dàng, hiệu quả

giúp doanh nghiệp có thể dự báo tình hình chính xác, điều hành sản xuất kịp thời, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh đó là doanh nghiệp cần phải thu thập tin tức một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đưa ra dự báo nhanh, chính xác để có những quyết sách, đối phó với những biến động của thị trường, nắm bắt, tận dụng cơ hội trong kinh doanh.

3.1.3 Nhóm giải pháp "Khẳng định vị thế một thương hiệu mạnh thông qua chiến lược Marketing toàn diện" qua chiến lược Marketing toàn diện"

3.1.3.1 Truyền thông và quảng cáo thương hiệu

Sau hơn 36 năm hoạt động, thương hiệu May Đồng Nai (DGM) đã tạo dựng

được hình ảnh Công ty May ở Việt Nam. Để duy trì và phát triển thương hiệu DGM thành thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế. Mục tiêu của Công ty từ nay

đến năm 2015 đưa thương hiệu DGM “Phấn đấu trở thành niềm tự hào của Việt Nam trong ngành công nghiệp may mặc”, Công ty cần thực hiện các công việc sau : - Về mặt pháp lý, tại Việt Nam Công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ). Tuy nhiên, để hàng dệt may của công ty mang nhãn hiệu DGM tại thị trường nước ngoài thì công ty cần

phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa toàn cầu khi sản phẩm May Đồng Nai

được xuất khẩu.

- Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một thương hiệu mạnh luôn gắn liền với chất lượng tốt của sản phẩm. Để có được một thương hiệu uy tín như hiện nay một phần được khẳng định từ chất lượng mà khách hàng tin tưởng và sử dụng.

- Đối với biện pháp bảo vệ thương hiệu, Công ty cần thường xuyên sử dụng “Phương pháp trực quan thương hiệu” chống hàng nhái, hàng giả, như một sự cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, các sản phẩm của Công ty đều được dán tem chống hàng giả trên mỗi sản phẩm. Công ty cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như Quản lý Thị trường,… các tổ chức xã hội như Hội bảo vệ Người tiêu dùng để cùng thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có những sản phẩm không đạt chất lượng mang thương hiệu Công ty xuất hiện trên thị trường.

Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, quảng cáo để duy trì và phát triển thương hiệu. Hoạt động truyền thông, quảng cáo của Công ty những năm vừa qua có nhiều hạn chế trong việc lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp, hiệu quả

công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh sản phẩm chưa cao, đặc biệt là Công ty chưa chú trọng việc truyền thông, quảng bá thương hiệu tại thị trường Miền Trung. Hiện nay Công ty chỉ tập trung nhiều cho hoạt động truyền thông tại Miền Bắc và Miền Nam do đó tại thị trường Miền Trung, thương hiệu DGM chưa thực sự mạnh

đối với người tiêu dùng.

Muốn thực hiện tốt công tác truyền thông, quảng cáo, duy trì và phát triển thương hiệu, Công ty cần làm tốt các công việc sau:

- Cần xây dựng chiến lược quảng cáo, truyền thông duy trì và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả, với chi phí hợp lý, đảm bảo sử dụng đúng phương thức quảng bá tại từng thị trường, chọn đúng thị trường mục tiêu cho từng chiến lược quảng bá.

- Tham dự hội chợ truyển lãm quốc tế về ngành may mặc tại thị trường trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh việc quảng cáo thương hiệu tại các đại lý, kênh phân phối... - Công ty cần cung cấp thông tin, tài liệu cho các Đại sứ quán, tham tán thương mại tại thị trường nước ngoài, qua đó có thể giới thiệu với các khách hàng có mối quan hệ với Việt Nam.

Công ty cần phải phối hợp chặt chẽ phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân sự

với các phòng ban khác trong Công ty thực hiện thường xuyên việc xây dựng cho nhân viên nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu và uy tín thương hiệu công ty, từ đó xây dựng lòng tự hào của mỗi nhân viên về lịch sử công ty và uy tín thương hiệu, văn hóa công ty để mỗi hành động của nhân viên đều là một hành

động đóng góp gầy dựng, bồi đắp vào uy tín và hình ảnh Công ty.

3.1.3.2 Nghiên cứu và phát triển thị trường

Hiện nay, các quyết sách trong kinh doanh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp, Trong cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay, phòng Kinh doanh thực hiện cả khâu kinh doanh và chăm sóc khách hàng, tuy nhiên vai trò nghiên cứu và phát triển thị trường rất mờ nhạt do đó cần phải xắp xếp lại cơ cấu nhân sự và công việc của phòng, trong đó cần có bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường.

Việc thiết lập một hệ thống thu thập thông tin và nghiên cứu thị trường nhằm giúp cho Công ty nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng, nắm bắt được sản phẩm, giá cả trên thị trường. Trên cơ sở đó, Công ty sẽ xác định

được thị trường mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể, xây dựng một chiến lược marketing hướng về thị trường mục tiêu đồng thời giúp Công ty giải quyết được một số vấn đề cụ thể sau đây :

- Thứ nhất là, trên cơ sở thu thập và nghiên cứu các thông tin về thị trường, sẽ giúp cho Công ty có thể dựđoán được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng về sản phẩm. Điều này giúp cho công tác dự báo được chính xác hơn.

- Thứ hai là, giúp Công ty xác định giá sản phẩm hoặc điều chỉnh giá sản phẩm được hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường khiến cho người tiêu dùng có thể chấp nhận được.

- Thứ ba là, sẽ giúp cho Công ty chủ động đưa ra một chiến lược marketing mix đúng đắn, phù hợp với sự thay đổi của thị trường và từng giai đoạn phát triển của ngành may.

Nhằm chuẩn bị tốt cho chiến lươc cạnh tranh thị trường, việc nghiên cứu thị

trường, theo tác giả, Công ty cần tập trung nghiên cứu vào những nội dung sau đây: Doanh nghiệp phải nghiên cứu mức độ thích ứng của sản phẩm với nhu cầu của khách hàng trên từng thị trường. Thông qua việc nghiên cứu này, Công ty sẽ

phát hiện được những ưu điểm hoặc những khuyết tật trong sản phẩm, trong phân phối… của mình để cải tiến chất lượng, cải tiến khâu phân phối thích ứng với thị

trường và nâng cao sức mạnh cạnh tranh sản phẩm.

* Thị trường xuất khẩu

Mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu là một trong những chiến lược phát triển của Công ty, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dệt may với “mũi nhọn về xuất khẩu”. Công ty luôn chú trọng xuất khẩu vào thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản. Một số giải pháp mà công ty cần thực hiện:

Đối vi th trường M

- Chú ý đặc biệt đến thị trường Mỹ, phấn đấu mức tăng trưởng thị trường Mỹ

khoảng 20-25%.

+ Trong thời gian đầu, công ty tiếp tục củng cố và duy trì thị phần hiện có ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 79 - 131)