0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 (Trang 31 -33 )

Nghiên cứu định tính nhằm khám phá các biến quan sát dùng đểđo lường các khái niệm hình thành nên lợi thế cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai.

Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm với thành phần gồm 10 người được thực hiện bằng biện pháp phân tích dữ liệu thứ cấp gồm các dữ liệu Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai: qui trình sản xuất, kinh doanh các dữ liệu sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận… thành phần tham dự

nhóm thảo luận gồm 10 người hiện đang công tác tại các phòng ban Công ty Cổ

phần Tổng Công ty May Đồng Nai như sau : Phòng Kỹ thuật sản xuất: 2 người, Phòng Tổ chức - Hành chính - Nhân sự: 2 người, Phòng Tài chính Kế toán: 2 người, Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu: 2 người, Phòng Kinh doanh: 2 người.

Nghiên cứu này được thực hiện vào tháng 03/2011, dàn bài thảo luận được trình bày trong Phụ lục 1- Dàn bài thảo luận nhóm.

2.1.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Qua nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm, chúng tôi xác

định có 27 chỉ tiêu cần thiết để xây dựng bảng câu hỏi chính thức dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức .Nội dung cần khảo sát được trình bày trong bảng 2.1 như sau :

Bảng 2.1: Nội dung cần khảo sát

Stt Nội dung

1 Công ty có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng 2 Thương hiệu có chương trình quảng cáo hấp dẫn 3 Thương hiệu được quảng cáo thường xuyên 4 Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi

5 Công ty được công nhận quy trình quản lý chất lượng ISO 6 Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước

7 Thương hiệu có uy tín

8 Khả năng sử dụng nguồn lao động tại chổ

9 Thương hiệu được nhiều người biết đến 10 Năng lực quản lý của cấp lãnh đạo 11 Lao động đáp ứng với nhu cầu công việc 12 Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh 13 Khả năng về tài chính

14 Khả năng phát triển thị trường mục tiêu 15 Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường 16 Hệ thống thông tin quản lý

17 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cơ sở

18 Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may 19 Chính sách giá bán linh hoạt theo điều kiện thanh toán 20 Thay đổi giá bán có báo trước

21 Giá bán của sản phẩm thấp 22 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào 23 Giá bán đồng nhất giữa các khu vực

24 Nhân viên Công ty có kiến thức chuyên môn 25 Nhân viên Công ty lịch sự, thân thiện

26 Nhân viên Công ty nhanh chóng cung cp đầy đủ các thông tin cn thiết khi khách hàng yêu cầu

27 Nhân viên Công ty nhanh chóng gii quyết các khiếu ni ca khách hàng v cht lượng sản phẩm

2.1.2 Nghiên cứu định lượng

2.1.2.1 Đo lường cảm nhận của khách hàng về năng lực cạnh tranh

Nhằm đánh giá đúng các yếu tố xác định năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ

phần Tổng Công ty May Đồng Nai, Tác giả thiết lập bảng câu hỏi khảo sát khách hàng. Bảng câu hỏi được đo lường bằng 30 biến quan sát, trong đó có 27 biến khách hàng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai và 3 biến thông tin cá nhân.

Thang đo : Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 7 bậc : bậc 1 tương ứng với mức độ hoàn toàn không đồng ý và bậc 7 tương ứng với mức độ hoàn toàn đồng ý.

Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng được trình bày trong phụ lục 2 2.1.2.2 Mẫu nghiên cứu

- Thông tin mẫu : mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện.

- Kích thước mẫu : kích thước mẫu phụ thuộc và phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số cần ước lượng ( Bollen 1989). Nghiên cứu này chọn mẫu theo tiêu chuẩn 5:1. Nghiên cứu này có 30 tham số cần ước lượng vì vậy kích thước mẫu tối thiều phải là 30x 5 = 150 mẫu.

Để có được mẫu như dự kiến (150 mẫu) phục vụ cho nghiên cứu, có 200 phiếu điều tra được phát cho các khách hàng là các cửa hàng kinh doanh thời trang và một sốđối tượng am hiểu về lĩnh vực hàng may mặc.

Sau khi phỏng vấn và thu hồi bảng khảo sát, tác giả loại các bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại đưa và xử lý, phân tích dữ liệu trên phần mền xử lý dữ liệu SPSS 16.0

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 (Trang 31 -33 )

×