Quản trị viên cao cấp : quản trị viên cao cấp của Công ty có trình độ, kinh nghiệm, tâm huyết với sự phát triển của ngành may, chính họ là người quyết định trong việc hoạch định và thực thi các chiến lược phát triển của Công ty đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Cán bộ Công nhân viên : Công ty có đội ngũ kỹ sư, cử nhân có trình độ
chuyên môn giỏi, được bồi dưỡng, đào tạo trong và ngoài nước, cùng với sự gắn bó làm việc lâu dài là nguồn lực quý giá cho sự phát triển của Công ty. Đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định.
“Nguồn nhân lực” là nguồn lực cốt lõi tác động đến tất cả các hoạt động trong chuỗi giá trị của Công ty.
2.2.4.3 Cơ sở hạ tầng
Ngoài cơ sở hạ tầng hiện hữu từ nhiều năm qua, đón đầu tình hình kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, Tổng Công ty May Đồng Nai đã mạnh dạn đầu tư để thành lập Công ty Đồng Xuân Lộc tại khu đất 34.000 m2 với giai đoạn đầu trên 7.000 m2 nhà xưởng tại huyện Xuân Lộc - Đồng Nai và đã đi vào hoạt động.
Tổng Công ty cũng góp vốn trên 52% để thành lập Công ty CP Đồng Thắng có vốn điều lệ 1,9 tỷđồng, chuyên sản xuất mặt hàng nhựa bao bì định hình theo khuôn mẫu, tạo thêm 1 ngành sản phẩm mới và đã nhận chuyển nhượng 100% vốn (1 tỷ đồng) của Công ty CP May Hồ Gươm tại Công ty CP Đông Bình - Bắc Ninh, nâng tỷ
lệ sở hữu của Tổng Công ty lên 45,8% vốn điều lệ, đồng thời bán lại toàn bộ cổ phần tại Công ty CP May Đức Việt tại Thái Bình cho May Hồ Gươm, thu hồi vốn đầu tư
năm 2009 và còn có lãi cổ phiếu tăng 0,7 lần.
Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Vinatex, Tổng Công ty cũng đã góp vốn
đầu tư 1,2 tỷ đồng vào dự án Công ty CP May Sơn Động - Bắc Giang, góp phần giải quyết chính sách thu hút đầu tư của nhà nước vào địa bàn khó khăn. Đầu tư chiều sâu - mua sắm bổ sung, thay thế bằng máy móc thiết bị mới, chuyên dùng cho các Xí nghiệp hiện hữu trong năm qua cũng đạt: 1,8 tỷđồng, qua đó để đổi mới công nghệ và góp phần tăng năng suất trong toàn Tổng Công ty.
Ngoài ra, Tổng Công ty đang tiếp tục triển khai thực hiện nhiều dự án đầu tư
mở rộng khác về các vùng nông thôn, xa trung tâm các đô thị lớn như tại xã Gia Kiệm – huyện Thống Nhất, xã Hoàn Quân huyện Cẩm Mỹ, xã Xuân Định huyện Xuân Lộc –
Đồng Nai .... đây cũng là những bước đệm đầu tưđể di dời nhà máy khi tỉnh Đồng Nai chuyển đổi công năng Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 thành Trung tâm Thương mại Dịch vụ.
Nguồn lực “Cơ sở hạ tầng” là nguồn lực cốt lõi tác động đến tất cả các hoạt
động trong chuỗi giá trị của Công ty.
2.2.4.4 Công nghệ sản xuất
Tất cả các dây chuyền công nghệ của Công ty được được nhập từ Nhật, Đức, Ý, Anh, Thuỵ Sỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ…. Thiết bị đảm bảo sản xuất đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu đòi hỏi về chất lượng, độ ổn định sản phẩm theo chuyền may công nghiệp.
“Hoạt động sản xuất” trong chuỗi giá trị.
2.2.4.5 Mối quan hệ với nhà cung cấp
Việc có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp có uy tín trong nước và nước ngoài để cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất giúp Công ty ổn định sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính sách quản lý chất lượng được kiểm soát không chỉ trong khâu sản xuất mà còn kiểm soát ngay cả vật liệu đưa vào sản xuất để đảm bảo sản phẩm đầu ra luôn đạt chất lượng tốt nhất cung cấp cho khách hàng. Nguồn lực “Mối quan hệ với nhà cung cấp” tác động đến hoạt động
“Nguồn nguyên vật liệu” và “Hoạt động sản xuất” trong chuỗi giá trị của Công ty.
2.2.4.6 Uy tín thương hiệu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, để trở thành doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên thương trường, công việc đầu tiên bao giờ cũng cần có thương hiệu mạnh. Tuy nhiên, để xây dựng một thương hiệu mạnh thì điều này không dễ dàng. Cần có sản phẩm tốt không đơn thuần là có chất lượng cao mà đòi hỏi các sản phẩm phải đa dạng về mẫu mã, màu sắc, luôn cải tiến để gây ấn tượng tốt cho khách hàng, sản phẩm còn phải mang nét đặc trưng văn hoá và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nguồn lực “Uy tín thương hiệu” tác động đến hoạt động “Marketing bán hàng” và “Dịch vụ” trong chuỗi giá trị của Công ty.
2.2.4.7 Đánh giá các nguồn lực
Bảng 2.13: Đánh giá các nguồn lực cốt lõi Công ty Nội dung Đánh giá Nguồn lực
Nền tảng kinh doanh, tài
chính Mạnh Cốt lõi
Nguồn nhân lực Mạnh Cốt lõi
Cơ sở hạ tầng Mạnh Cốt lõi
(Nguồn: Đánh giá các nguồn lực cốt lõi theo Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, “Nghiên cứu thị trường”, 2007)
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Trong chương 2, luận văn đã phân tích các yêu tố môi trường tác động đến hoạt động của Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai, phân tích chuỗi giá trị tác
động đến các yếu tốđánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty, xác định và đánh giá các nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh của Công ty, từ đó xác định các nguồn lực cốt lõi của Công ty để có thể đưa ra các giải pháp duy trì, cải tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai từ nay đến năm 2015.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015
Từ kết quả phân tích ở chương 2 cho thấy May Đồng Nai có 3 nguồn lực cốt lõi là : Nền tảng kinh doanh, tài chính; Nguồn nhân lực; Cơ sở hạ tầng. Ngoài ra các nguồn lực về Công nghệ; Các mối quan hệ với nhà cung cấp,.. tuy không đánh giá là nguồn lực cốt lõi nhưng các nguồn lực này cũng tác động đến các hoạt động trong chuỗi giá trị của Công ty để tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.
Nội dung chương 3 sẽ đưa ra các nhóm giải pháp nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cốt lõi của công ty May Đồng Nai, biến chúng thành lợi thế cạnh tranh bền vững của Công ty, tạo cơ sở cho hoạt động tối ưu của chuỗi giá trị của Công ty. Giai đoạn đề nghị giải pháp là từ nay đến năm 2015.