chính"
Để hoạt động Công ty ngày càng phát triển, vai trò của nhà quản trị doanh nghiệp rất quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển Công ty, chính vì vậy các nhà quản trị cấp cao cần phải dành nhiều thời gian cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh theo từng giai đoạn. Để làm được điều này, Ban Giám đốc Công ty cần phải đẩy mạnh công tác ủy quyền giải quyết công việc cho các Trưởng bộ phận.
Đối với các Trưởng bộ phận chuyên môn cần phải xây dựng chiến lược cho từng bộ phận dựa trên chiến lược chung của Công ty để từ đó có thể dễ dàng triển khai công việc một cách có hiệu quả , dễ dàng kiểm tra, kiểm soát kết quả công việc.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả
của bộ phận quản trị tài chính. Quản lý tài chính hiệu quả là tiền đề cho sự thành công của các chiến lược phát triển trong Công ty, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ khác. Chính vì vậy, để mở rộng sản xuất, phát triển sản phẩm và thị
trường, Công ty cần phải xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, đồng thời Công ty cần kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong giai đoạn 2011- 2015 . Cụ thể, Công ty cần phải thực hiện các giải pháp sau :
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính với bộ phận kế
hoạch, sản xuất, kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đáp ứng tốt ngân sách cho mục tiêu của từng bộ phận.
Công ty cần có kế hoạch kiểm soát tốt nguồn vốn lưu động như kế hoạch và
định mức hàng tồn kho, các khoản công nợ phải thu...
Công ty cần tăng cường hơn nữa nguồn vốn từ lợi nhuận để lại tái đầu tư
hàng năm, cần phải nâng tỷ lệ trích từ 15%-25% lợi nhuận dành cho quỹđầu tư phát triển ( Công ty đang trích 10%) , hiện nay Công ty chưa thực hiện việc trích dự
phòng đối phó với những biến động thị trường, theo ý kiến của tác giả, trong những năm tới Công ty cần phải trích 10% lợi nhuận dành cho dự phòng tài chính để đối phó với tình hình kinh tế biến động có thể xảy ra.
Cần phải lập kế hoạch dòng tiền trong ngắn hạn và dài hạn để ứng phó với tình hình sản xuất và biến động của thị trường. Trong đó, Công ty cần phải tìm các nguồn tài trợ vốn cho việc mở rộng sản xuất, xác định thời điểm cần thiết cho việc tài trợ vốn, cũng như phân tích hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài trợ vốn, chọn lựa phương thức tài trợ vốn nào hiệu quả nhất như phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ hay vay vốn từ ngân hàng, từ phát hành trái phiếu, tăng cường nợ
Cần phải thường xuyên phân tích tài chính, cơ cấu chi phí để tìm các giải pháp giảm chi phí giá thành sản phẩm, chi phí quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá với từng thị trường cụ thể. Rà soát lại quy trình thiết kế sản phẩm, lên giá thành sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm ra thị trường để loại bỏ
các khâu, công việc không cần thiết, gây lãng phí thời gian và chi phí, làm chậm tốc
độ đưa ra sản phẩm mới hay các thông tin cập nhật thị trường. Việc phân tích các bảng dự toán tài chính có tầm quan trọng rất lớn cho việc thực hiện các chiến lược phát triển của Công ty, nó cho phép Công ty dựđoán ảnh hưởng của các quyết định khác nhau về vấn đề thực hiện chiến lược như tăng ngân sách quảng cáo, chiết khấu bán hàng bao nhiêu để thực hiện chiến lược thâm nhập hay mở rộng thị trường, cần phải huy động vốn bao nhiêu cho việc mở rộng sản xuất….
Cần phải xây dựng các cơ chế phòng ngừa rủi ro, đặc biệt trong tình hình biến động về tỷ giá ngoại tệ hiện nay tại Việt Nam, trong khi nguyên liệu sản xuất của Công ty nhập khẩu từ nước ngoài sẽảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chi phí sản xuất của Công ty. Theo ý kiến của Tác giả, Công ty cần sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá như sử dụng quyền lựa chọn (Option). Đây là công cụ rất hữu hiệu trong các nghiệp vụ giao dịch ngoại hối tại Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro tài chính doanh nghiệp thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỷ
giá.
Một công ty phát triển phải dựa trên một nền tảng kinh doanh và tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả sẽ giúp công ty gia tăng lợi nhuận, nâng cao khả
năng cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành
3.1.2 Nhóm giải pháp "Xây dựng, củng cố và phát triển nguồn nhân lực"