Giới thiệu chung về Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 42 - 131)

2.2.1.1 Giới thiệu khái quát

- Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI - Tên giao dịch: DONG NAI GARMENT JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: DONAGAMEX

- Trụ sở chính: Đường 2- Khu CN Biên Hoà 1 - Biên Hoà - Đồng Nai

- Chi nhánh tại Hà Nội: 25 Phố Bà Triệu – Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh: 116 Trần Minh Quyền – Quận 10 – Hồ

Chí Minh.

- Trung tâm phân phối tại Đồng Nai: Quốc lộ 1 – Phường Trảng Dài – Biên Hòa – Đồng Nai.

- Điện thoại: 061.3836151 – 3836271 - Fax: 061.3836141

- Website: www.donagamex.com.vn ; Email: donagamex@hcm.vnn.vn - Tổng diện tích đất đai: 91.000 m2. Trong đó: 50.000 m2 nhà, xưởng.

- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán hàng may mặc các loại. Mua bán các mặt hàng: Thiết bị phụ tùng ngành dệt may, các sản phẩm của ngành dệt may, giấy, vở, bìa carton, văn phòng phẩm, bao bì giấy, bao bì nhựa; nguyên liệu sản xuất giấy và sản xuất bao bì giấy; hạt nhựa và nguyên liệu sản xuất bao bì nhựa. Xuất nhập khẩu trực tiếp. Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất. Kinh doanh nhà. Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Cho thuê nhà, xưởng, kho bãi, nhà ở. Mua bán mỹ phẩm, nước giải khát, rượu, bia. Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa. Vận tải hành khách đường bộ theo hợp đồng. Vận tải hàng hóa đường bộ. Kinh doanh khách sạn, nhà

hàng, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu đô thị. Kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ trong siêu thị, cửa hàng tổng hợp, trung tâm thương mại, bán buôn gạo, lương thực thực phẩm. Sản xuất, mua bán vải (dựng) không dệt, mua bán, đại lý mua bán máy móc, thiết bị y tế...

- Trong lịch sử hình thành và phát triển, Tổng Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng ba - năm 2007, Huân chương Lao động hạng nhất - năm 1999, Huân chương Lao động hạng nhì - năm 1986 và 1991, Huân chương Lao động hạng ba - năm 1981, Cờ thi đua suất sắc của Chính phủ năm 2008 - 2009 và nhiều Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập

đoàn Dệt May Việt Nam. Năm 2010 được Bộ Công thương và Tập đoàn Dệt may Việt Nam tặng bằng khen và được UBND tỉnh Đồng Nai tặng Danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu 3 năm liền giai đoạn 2007-2009”.

- Với thành tích và bề dày kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nhiều năm Tổng Công ty đã đạt được các Giải thưởng và danh hiệu quý giá như: Sao vàng đất Việt - năm 2004, 2006, 2009, Cúp vàng thương hiệu và Huy chương vàng hàng công nghiệp Việt Nam - năm 2005, 2006; 6 năm liền là Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành Dệt May Việt Nam - năm 2005 - 2010; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín Việt Nam từ 2004 - 2009; Doanh nghiệp phát triển bền vững - năm 2008; Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, Doanh nghiệp văn hóa UNESCO - năm 2009; Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam từ năm 2007 đến nay. Top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy Việt Nam năm 2010, Doanh nghiệp tiêu biểu tỉnh Đồng Nai năm 2010 và nhiều giải thưởng, danh hiệu, cúp, chứng nhận có giá trị khác...

- Ngay từ những năm 2000 đến nay, Tổng Công ty đã xây dựng, đạt chứng nhận và duy trì vận hành hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh và trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 và SA 8000, cũng như đáp ứng các yêu cầu

đánh giá của khách hàng trước khi đặt hàng sản xuất tại các thành viên trong Tổng Công ty. (Giấy chứng nhận ISO 9001:2000 – Số: HT 791.04.04, ngày 27/9/2004;

Giấy chứng nhận TNXH – SA 8000:2001 – Số: 0605-2003-ASA-RGC-SAI, ngày 27/7/2003).

2.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai tiền thân là Quốc tế Sản xuất Y trang – International Garment Manufacturer (IGM) do 14 cổ đông là các chủ tư bản người Đài Loan thành lập vào năm 1974. Nhà xưởng sản xuất của Công ty đặt tại Khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là Khu Công nghiệp Biên Hòa 1), với số vốn ban đầu 300 triệu (Tiền chếđộ cũ), 367 máy móc thiết bị và khoảng 300 công nhân.

Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước, vào tháng 5/1975 Quốc tế Sản xuất Y trang được tiếp quản và đổi tên là Nhà máy Quốc tế Y trang. Sau đó căn cứ vào Quyết định số 673/CNn-TSQL ngày 05/9/1977 của Tổng cục Công nghiệp nhẹ Nhà máy Quốc tế Y trang được chuyển đổi sở hữu với tên gọi mới là XN May Đồng Nai. Trong quá trình hình thành và phát triển, đến ngày 24/4/1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ

ra Quyết định số 415/CNn - TCLĐ thành lập Công ty May Đồng Nai trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp May Việt Nam. Năm 1995 Công ty May Đồng Nai trở thành thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam (“VINATEX”).

Đến năm 2001, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước, Công ty May Đồng Nai được tiến hành cổ phần hóa theo Quyết

định số 640/2001/QĐ - TTg ngày 25/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty May

Đồng Nai trở thành Công ty Cổ phần May Đồng Nai. Ngày 01/7/2010 Công ty CP May

Đồng Nai chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Tổng Công ty May Đồng Nai.

2.2.1.3 Nhãn hiệu thương mại, đăng ký bản quyền

Các sản phẩm May Đồng Nai đều mang nhãn hiệu DONAGAMEX với Logo hình quảđịa cầu có chữ DGM, Công ty đã đăng ký độc quyền về cả tên Công ty, tên thương hiệu và Logo tại thị trường Việt Nam.

Hình 2.1: Logo của Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính - Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai)

2.2.1.4 Các mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu

Nhiều năm qua Tổng Công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm cao cấp (Jacket, Sơ-mi, Quần, Bộđồng phục, Quần âu, jeans...) cho các nhãn hiệu nổi tiếng, như: Cabela’s, Asics, Xebec, DKNY, Lucky, Port Authority ....

Trong thời gian sắp tới, công ty tiếp tục sản xuất kinh doanh các mặt hàng

đang sản xuất, ngoài ra phát triển thêm các ngành nghề mới như khai thác nhanh có hiệu quả nguồn quỹđất đai, kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, nghiên cứu sản xuất và mua bán vải (dựng) không dệt,…

2.2.2 Phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai cạnh tranh của Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai

Môi trường luôn tác động đến hoạt động của công ty. Phân tích các yếu tố

môi trường bên ngoài giúp công ty nhận dạng được những cơ hội, đe dọa cũng như

những điểm mạnh, điểm yếu. Từđó, công ty đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh.

2.2.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô * Tình hình kinh tế * Tình hình kinh tế

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ

từ nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đã đẩy nền kinh tế nước ta vào tình trạng suy thoái, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 đạt 8,5% giảm xuống 6,2% năm 2008. Mặc dù năm 2009, GDP đạt 5,3% nhưng đã

giới. Năm 2010, với sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta, ước tính GDP đạt 6,5 % cao hơn so với năm trước.

Bảng 2.6: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm (%) Số liệu về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) qua các năm Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉ lệ tăng trưởng theo % 6,8 6,9 7,1 7,3 7,8 8,4 8,2 8,5 6,2 5,3 ~6,5 Nguồn: bfai ~ = ước tính

(Nguồn: vn.Wikipedia.org Bách khoa toàn thư)

Tốc độ phát triển kinh tế gia tăng kéo theo thu nhập bình quân đầu người trong cả nước cao dần. Những điều này dẫn đến nhu cầu cần thiết trong đời sống kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Nhu cầu này tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều ngành, nhiều đơn vị kinh tế trong cả nước, trong đó nhu cầu hàng tiêu dùng tăng lên một cách rõ rệt, đặc biệt hàng may mặc các tầng lớp nhân dân. Thị trường nội địa rộng lớn hơn. Sức cầu về hàng hoá cao là cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao sức sản xuất, tung sản phẩm ra thị trường.

Thị trường nước ngoài đang rộng mở cho các doanh nghiệp. Sản phẩm dệt may có tiềm năng lớn về xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Mức tiêu thụ của người dân Mỹ rất lớn, đây là thị trường đầy tiềm năng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2008 đạt 5,4 tỷ USD, năm 2009 là 5,3 tỷ USD và năm 2010 là 6,2 tỷ USD tăng 17,95% so với cùng kỳ. EU, Canada xoá bỏ hạn ngạch cho dệt may Việt Nam, thị trường Nhật xuất khẩu phi quota. Với giá nhân công thấp, sản phẩm Việt Nam đang có lợi thế so sánh lớn so với các nước, nếu biết khai thác tốt thị trường xuất khẩu sẽ mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.

EU thay đổi chính sách về nguyên tắc xuất xứ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước Asean. Các nước Asean có thể mua nguyên liệu của nhau để sản xuất ra hàng dệt may thành phẩm, sau đó xuất sang EU và những sản phẩm xuất khẩu này vẫn được coi là có xuất xứ từ trong nước. Có thể nói, chính sách này sẽ

giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng chống chọi với hàng dệt may của Trung Quốc và hưởng ưu đãi thuế quan của EU.

Ngoài ra, trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, công ty liên doanh nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều với công nghệ mới, trình

độ quản lý cao, tạo ra sản phẩm có chất lượng và hấp dẫn người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có điều kiện học tập kinh nghiệm nhiều hơn. Đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy May Đồng Nai nổ lực hơn nữa để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Mặt khác, lãi suất ngân hàng phụ thuộc vào lạm phát và tăng trưởng kinh tế

của đất nước, hoạt động của ngành may đòi hỏi lượng vốn lớn để tái hoạt động sản xuất, kinh doanh, lãi suất tăng cao đẩy chi phí tài chính tăng cao dẫn đến sự giảm sút về lợi nhuận và hiệu quảđầu tư.

* Tình hình chính trị, pháp luật, chính phủ

Tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược dài hạn.

Việt Nam không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, tìm kiếm khách hàng và phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, việc chế độ hạn ngạch dệt may chấm dứt các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh khốc liết hơn với cac nước thành viên trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ là các đối thủ rất mạnh.

Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư và phát triển Ngành Dệt May của Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển: tích luỹ vốn, tái đầu tư sản xuất, giảm thuế xuất nhập khẩu, dùng hạn ngạch nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước... Các chính sách này đã hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều. Khi mở cửa các doanh nghiệp sẽ phải đối đầu với hàng ngoại nhập ồ ạt tràn vào thị trường trong nước dẫn

đến sức cạnh tranh trên thị trường nội địa gây gắt hơn bằng sản phẩm với mẫu mã

Hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp.

* Tình hình dân sốđịa lý

Ngành dệt may chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân sốở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may, vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may.

Theo điều tra của Tổng cục thống kê (Việt Nam) tính đến ngày 01/4/2009, trên toàn Việt Nam có 85.846.997 người, quy mô phân bố ở các vùng kinh tế - xã hội, trong đó đông dân nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với khoảng 19,5 triệu người, kế tiếp là vùng bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ với khoảng 18,8 triệu người, thứ ba là vùng đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 17,1 triệu người. Vùng ít dân nhất là Tây Nguyên với khoảng 5,1 triệu người.

Đây là đối tượng khách hàng mà các doanh nghiệp dệt may chưa quan tâm khai thác đúng mức. Và đây cũng là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp

ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn.

Quy mô dân số một quốc gia đã, đang hoặc sẽ có mối quan hệ mua bán như: Nhật, Mỹ, Nga,...cũng là đối tượng khách hàng cần quan tâm khai thác.

Như vậy, quy mô dân số của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới hiện tại và tiềm năng tạo nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Nơi nào đông dân cư,

độ nhạy cảm với giá còn là thách thức đối với doanh nghiệp khi phát triển thị

trường này.

* Tình hình phát triển khoa học công nghệ

Đối với ngành dệt may, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vừa tạo cơ hội vừa tạo nguy cơ cho doanh nghiệp: chi phí đầu tư để trang bị mới tăng, khả năng quản lý kỹ tuật của người lao động dễ bị hụt hẫng, chi phí phòng ngừa rủi ro cao.

Nhà nước có chính sách thuế ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư

mới thiết bị công nghệ hiện đại để mở rộng sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín trên thương trường. Thật vậy, với máy móc lạc hậu trong những năm gần đây, các công ty dệt may chỉ có thể sản xuất hàng hoá với chất lượng thấp, chủng loại nghèo nàn không đủ sức cạnh tranh.

Để có thể cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ, công ty cần có chiến lược đầu tư đúng và không ngừng nghiên cứu đổi mới công nghệ kịp thời, tránh nhập khẩu công nghệ lạc hậu sức cạnh tranh kém.

* Môi trường tự nhiên

Đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, môi trường tự nhiên cũng có

ảnh hưởng do yêu cầu của khách hàng nước ngoài về bảo vệ môi trường của ngành dệt may hết sức nghiêm ngặt.

Bảo vệ môi trường là một trong những nhân tố thu hút nhà đầu tư. Khách hàng không những rất quan tâm đến sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu có tính chất an toàn mà còn có tính chất bảo vệ môi trường khi sản xuất tại doanh nghiệp. Thực tế, khách hàng luôn yêu cầu sản phẩm không gây độc hại cho người tiêu dùng. Sản phẩm được sản xuất tại doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn nước thải được xử

lý, không gây hại cho địa phương, môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn cho người lao động. Đó chính là yêu cầu tạo nên sự an toàn cho sản phẩm làm ra. Để

thực hiện được những điều này, May Đồng Nai đã tốn rất nhiều chi phí để đầu tư

xây dựng hệ thống xử lý nước thải, không gây ô nhiễm môi trường. Công ty luôn chú trọng đến vấn đề này vì khi đó sẽ tạo nên thương hiệu và hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, thời tiết khí hậu và các khu vực địa lý đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dệt may phải thích ứng với tính mùa vụ trong năm. Ở Việt Nam, khí hậu cũng thể hiện rõ nét giữa các vùng Bắc, Trung, Nam. Khí hậu ở các quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 42 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)