Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 34 - 38)

Toàn bộ các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá ( EFA)

để giảm bớt hay tóm tắt dữ liệu và độ tin cậy (sig) của các biến quan sát có quan hệ

chặt chẽ với nhau hay không. Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm trong phân tích khám phá (EFA) như sau: (1) hệ số KMO (Kaiser-Mayer- Olkin) ≥0,05; (2) Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) >0,5, nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố <0,5 thì sẽ bị loại; thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥50%; (4) hệ số eigenvalue>1 ( Gerbing và Anderson,1998); (5) khác biệt hệ

số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố≥0,3 để tạo ra giá trị phân biệt giữa các nhân tố ( Jabnoun và Al-Tamimi,2003). Đề tài sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax khi trích các yếu tố có Eigenvalue>1, nhằm rút gọn các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cảm nhận của

khách hàng về năng lực kinh doanh, nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng, ... của Công ty Cổ phần Tổng Công ty May Đồng Nai.

Bảng 2.2 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA) lần 1

1 2 3 4 5 6 Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh .889

Khả năng về tài chính .888

Khả năng phát triển thị trường mục tiêu .807 Khả năng nắm bắt thông tin thị trường .785 Hệ thống thông tin quản lý .617 Thương hiệu được nhiều người biết đến .240

Thương hiệu có uy tín .857

Công ty có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng .846 Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi .802 Thương hiệu được quảng cáo thường xuyên .791 Thương hiệu có chương trình quảng cáo hấp dẫn .643 Năng lực quản lý của cấp lãnh đạo .846 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cơ sở .783 Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may .750 Khả năng sử dụng nguồn lao động tại chổ .744 Lao động đáp ứng với nhu cầu công việc .688 Nhân viên công ty có kiến thức chuyên môn .891 Nhân viên công ty lịch sự, thân thiện .885 Nhân viên công ty nhanh chóng cung cấp thông tin khi khách

hàng yêu cầu .874

Nhân viên công ty nhanh chóng giải quyết khiếu nại của khách

hàng về chất lượng sản phẩm .853

Giá bán của sản phẩm thấp .812

Chính sách giá bán linh hoạt theo điều kiện thanh toán .793

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào .789

Thay đổi giá bán có báo trước .788

Giá bán đồng nhất giữa các khu vực .515

Công ty được công nhận quy trình quản lý chất lượng ISO .934

Biến “ Thương hiệu được nhiều người biết đến” có hệ số tải nhân tố <0,5 nên bị loại khỏi các biến trong phân tích nhân tố khám phá ( EFA). Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 sau khi loại biến “ Thương hiệu được nhiều người biết đến” như sau :

Bảng 2.3 Phân tích nhân tố khám phá ( EFA) lần 2

1 2 3 4 5 6

Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh .898

Khả năng về tài chính .895

Khả năng phát triển thị trường mục tiêu .811 Khả năng nắm bắt thông tin thị trường .798 Hệ thống thông tin quản lý .611

Thương hiệu có uy tín .870

Công ty có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng .835 Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi .813 Thương hiệu được quảng cáo thường xuyên .787 Thương hiệu có chương trình quảng cáo hấp dẫn .651 Nhân viên công ty có kiến thức chuyên môn .891 Nhân viên công ty lịch sự, thân thiện .887 Nhân viên công ty nhanh chóng cung cấp thông tin khi

khách hàng yêu cầu .876

Nhân viên công ty nhanh chóng giải quyết khiếu nại của

khách hàng về chất lượng sản phẩm .852

Giá bán của sản phẩm thấp .813

Chính sách giá bán linh hoạt theo điều kiện thanh toán .795

Chi phí nguyên vật liệu đầu vào .791

Thay đổi giá bán có báo trước .788

Giá bán đồng nhất giữa các khu vực .514 Năng lực quản lý của cấp lãnh đạo .843 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cơ sở .778 Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may .749 Khả năng sử dụng nguồn lao động tại chổ .747 Lao động đáp ứng với nhu cầu công việc .688 Công ty được công nhận quy trình quản lý chất lượng ISO .935

Kết quả phân tích nhân tố cho thấy KMO = 0,849, kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa 0,000 ( xem phụ lục 4) thể hiện các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Do đó, phân tích nhân tố là phù hợp.

Như vậy: 26 biến được nhóm lại thành 6 nhân tố. Hệ số tải nhân tố ( Factor loading) đều >0,5 thể hiện các biến quan sát đều tương quan khá mạnh với các nhân tố. Phương sai trích đạt 76,432% thể hiện 6 nhân tố giải thích được 63,674% biến thiên của dữ liệu, chứng tỏ rằng việc thiết lập các nhân tố mới là thích hợp. Căn cứ

vào bảng phân tích nhân tố, ta đặt tên cho các nhân tố như sau : Nhân tố 1 : "Năng lực kinh doanh" bao gồm các biến : 1 Khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh

2 Khả năng về tài chính

3 Khả năng phát triển thị trường mục tiêu 4 Khả năng nắm bắt thông tin về thị trường 5 Hệ thống thông tin quản lý

Nhân tố 2 : "Quảng cáo - chiêu thị" bao gồm các biến : 1 Thương hiệu có uy tín

2 Công ty có nhiều chính sách chăm sóc khách hàng 3 Công ty có nhiều chương trình khuyến mãi

4 Thương hiệu được quảng cáo thường xuyên 5 Thương hiệu có chương trình quảng cáo hấp dẫn

Nhân tố 3 : "Dịch vụ" bao gồm các biến :

1 Nhân viên Công ty có kiến thức chuyên môn 2 Nhân viên Công ty lịch sự, thân thiện

3 Nhân viên Công ty nhanh chóng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khi khách hàng yêu cầu

4 Nhân viên Công ty nhanh chóng giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm

Nhân tố 4 : "Giá bán" bao gồm các biến : 1 Giá bán của sản phẩm thấp

2 Chính sách giá bán linh hoạt theo điều kiện thanh toán 3 Chi phí nguyên vật liệu đầu vào

4 Thay đổi giá bán có báo trước 5 Giá bán đồng nhất giữa các khu vực

Nhân tố 5 : "Nguồn nhân lực" bao gồm các biến : 1 Năng lực quản lý của cấp lãnh đạo

2 Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý cơ sở

3 Kinh nghiệm trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may 4 Khả năng sử dụng nguồn lao động tại chổ

5 Lao động đáp ứng với nhu cầu công việc

Nhân tố 6 : "Chất lượng sản phẩm" bao gồm các biến : 1 Công ty được công nhận quy trình quản lý chất lượng ISO 2 Sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai đến năm 2015 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)