0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên các nguồn lực doanh nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 (Trang 26 -28 )

nghiệp

Quan điểm xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực RBV (Resource - Based View), do Grant (1991) đề xướng, cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế

cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn có liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài. Theo BRV, lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất.Doanh nghiệp nào khai thác tốt nhất các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp mình sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt nhất, bền vững nhất.

Như vậy, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp xuất phát từ nguồn lực mà doanh nghiệp đang sở hữu bao gồm cả nguồn lực vô hình và nguồn lực hữu hình. Nếu doanh nghiệp nào khai thác có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp mình sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong ngành. Có những doanh nghiệp chỉ có những nguồn lực thông thường nhưng lại có khả năng đặc biệt trong việc sử dụng các nguồn lực này theo một cách thức độc đáo mà các doanh nghiệp khác không thể thực hiện được sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu được lợi nhuận cao. Ngược lại một doanh nghiệp có thể có những nguồn lực độc đáo nhưng nếu chỉ

có khả năng thông thường trong việc sử dụng các nguồn lực này thì năng lực cạnh tranh cũng “mờ nhạt” và kém bền vững. Và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ mạnh nhất nếu doanh nghiệp vừa có các nguồn lực độc đáo khó sao chép về giá trị, vừa có khả năng đặc biệt để khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp

ứng tốt nhu cầu khách hàng.

Nếu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp xuất phát từ việc sở hữu những nguồn lực hữu hình, dễ sao chép ( như dây chuyền công nghệ hiện đại …), thì lợi thế đó chỉ có thể tồn tại nhất thời, vì các đối thủ sẽ dễ dàng sao chép để tìm cách sở hữu nguồn lực giống mình, lúc đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mất lợi thế. Nếu doanh nghiệp xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào những nguồn lực vô hình ( như uy tín thương hiệu, nghệ thuật marketing…) và dựa vào yếu tố độc

đáo thì lợi thế cạnh tranh sẽ có xu hướng lâu bền hơn do đối thủ cạnh tranh khó có thể sao chép để dành lợi thế cạnh tranh.

Xây dựng năng lực cạnh tranh dựa trên nguồn lực, doanh nghiệp cần thực hiện năm bước như sau :

Bước 1 : Xác định và phân loại nguồn lực của doanh nghiệp. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ. Xác định các cơ hội cho việc sử dụng các nguồn lực tốt.

Bước 2 : Xác định khả năng của doanh nghiệp có thể làm được điều gì hiệu quả hơn đối thủ của mình? Xác định các nguồn của đầu vào và tính phức tạp của mỗi tiềm năng.

Bước 3 : Đánh giá các tiềm năng phát sinh do việc cho thuê các nguồn lực và khả năng :

- Các tiềm năng duy trì lợi thế cạnh tranh. - Tính thích đáng của các nguồn lực thu về

Bước 4 : Chọn lựa một chiến lược mà khai thác tốt nhất các nguồn lực và khả

năng của doanh nghiệp đối với các cơ hội bên ngoài.

Bước 5 : Xác định các khoảng cách nguồn lực cần được rút ngắn; Bổ sung, nâng cấp và làm tăng nền tảng nguồn lực của doanh nghiệp.

Hai cách tiếp cận chuỗi giá trị và nguồn lực giải thích nguồn gốc năng lực cạnh tranh không mâu thuẫn với nhau mà có thể bổ sung, hỗ trợ nhau trong quá

trình phân tích, tìm hiểu nguồn gốc và cơ chế phát sinh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải biết nguồn gốc, các yếu tố, cách thức duy trì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghĩa là, cần phải sử dụng kết hợp cả hai cách tiếp cận nói trên. Dựa theo chuỗi giá trị và nguồn lực, có thể phân loại các nguồn lực theo bảng 1.1 như sau :

Bảng 1.1 Phân loại nguồn lực

Các nguồn lực tài chính Tài sn ròng ca doanh nghip hin có, kh năng n, các mức tín dụng, dự trữ tiền mặt và bất cứ một tài sản nào khác.

Các nguồn lực vật chất Nhà xưởng, máy móc, công c dng c, hàng hóa tn kho, nguyên liệu, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất…

Các nguồn lực nhân lực Kinhân viên. ến thc, kinh nghim, k năng ca nhà qun lý và Khả năng thích ứng với lòng trung thành của nhân viên.

Công nghệ Bí mt công ngh, bng phát minh, sáng chế, bn

quyền…..

Danh tiếng Thương hiu; nhãn hiu hàng hóa, sn phm; uy tín sản phẩm; hình ảnh công ty; văn hóa doanh nghiệp. Các mối quan hệ Mi quan h vi Chính ph, cơ quan qun lý địa

phương, với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và mối quan hệ cộng đồng…

Mọi công ty đều có các nguồn lực riêng, tuy nhiên cần phải nhìn nhận là các nguồn lực này không phải là duy nhất và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp, trừ phi nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước từ các đối thủ cạnh tranh .

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2015 (Trang 26 -28 )

×