Tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 37 - 40)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và hoạt động của ngân hàng gắn liền với hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và cấp tín dụng, trong đó huy động vốn mang lại nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cịn cấp tín dụng tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đây là hai hoạt động có quan hệ mật thiết với nhau và nếu thiếu một trong hai thì ngân hàng sẽ khơng thể hoạt động bình thường. Tại BIDV Sóc Trăng, nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bao gồm vốn tự huy động, vốn điều chuyển và các nguồn vốn khác.

Trong đó, vốn huy động là nguồn vốn mà chi nhánh được tồn quyền sử dụng sau khi đã trích lập tỷ lệ dự trữ do NHNN quy định. Khi sử dụng nguồn vốn này, chi nhánh có trách nhiệm trả lãi và gốc đúng hạn cho khách hàng gửi tiền. Tại BIDV Sóc Trăng, hoạt động huy động vốn luôn được chú trọng thông qua việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ các kênh như tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và chứng chỉ tiền gửi.

Còn nguồn vốn điều chuyển là nguồn vốn từ cấp trên, chi nhánh sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh và lãi suất vốn điều chuyển luôn cao hơn lãi suất huy động, do đó nếu sử dụng nguồn vốn này quá nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng.

Vốn khác là nguồn vốn trong trường hợp cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc cần thiết để bù đắp những thiếu hụt tạm thời thì buộc ngân hàng phải đi vay các ngân hàng khác hoặc của NHNN... Nguồn vốn khác còn là nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc nước ngồi để đầu tư cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng chúng ta sẽ xem xét bảng sau:

Bảng 2.2 Kết cấu nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012 – 2011 2013 – 2012

Mức % Mức % Mức % Mức % Mức %

1. Vốn tự huy động 816.307 69,42 1.013.442 47,54 1.150.887 47,11 197.135 24,15 137.445 13,56

a. TGTK của dân cư 662.203 56,31 849.379 39,84 997.466 40,83 187.136 28,27 148.087 17,43 b. Tiền gửi của TCKT 151.267 12,86 160.446 7,53 144.336 5,91 9.179 6,07 16.110 10,04 c. Phát hành GTCG 2.837 0,24 3.617 0,17 9.085 0,37 780 27,49 5.468 151,18

2. Vốn điều chuyển 323.336 27,50 941.836 44,18 977.998 40,03 618.499 191,29 36.163 3,84 3. Vốn khác 36.333 3,09 176.652 8,29 314.059 12,86 140.319 386,20 137.406 77,78

Sơ đồ 2.2: Mức tăng trưởng nguồn vốn của BIDV Sóc Trăng (2011 – 2013) Đơn vị: triệu đồng

Qua bảng 2.2 và sơ đồ 2.2 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2011, tổng nguồn vốn là 1.175.976 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 955.954 triệu đồng, tương ứng tăng 81,29% so với năm 2011, đạt 2.131.930 triệu đồng. Đến năm 2013, tổng nguồn vốn đạt 2.442.944 triệu đồng, tăng 311.014 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,59%. Việc phân tích các yếu tố đóng góp cho nguồn vốn sẽ giúp hiểu rõ hơn các biểu hiện trên.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 37 - 40)