Vốn tự huy động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 40 - 42)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.1.1.1 Vốn tự huy động

Với lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng có uy tín, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của BIDV không ngừng tăng lên trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2012 nguồn tiền này tăng 1.013.442 triệu đồng, tương đương tăng 24,15% so với năm trước. Bước sang năm 2013, tăng thêm 13,56% so với năm 2012. Đạt được sự tăng trưởng huy động này là do ngân hàng có sự điều chỉnh lãi suất hợp lý, tạo sức hấp dẫn thu hút được khách hàng, áp dụng nhiều chương trình, chính sách khuyến mãi giá trị cao như chương trình “Tiết kiệm Dự thưởng 55 năm của NHTMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam”... cùng với nhiều ưu đãi cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, vi trí của Chi nhánh nằm ở nơi rất thuận lợi, ngay trung tâm thành phố, là địa điểm giao dịch rất thuận tiện cho khách hàng. Cùng với những trang thiết bị hiện đại tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch cũng là một lợi thế nữa của ngân hàng.

Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: Đây là loại tiền huy động từ các cá nhân. Mục đích

khi gửi tiền theo loại hình này chủ yếu là nhằm để sinh lợi từ số tiền nhàn rỗi của mình. Do đó, những khách hàng thường xun chọn hình thức tiết kiệm với kỳ hạn ngắn hạn, vừa đảm bảo tính sinh lợi, vừa có thể linh động hơn khi có nhu cầu tiêu dùng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Do đó, ngân hàng đặc biệt chú trọng nâng cao số dư tài khoản tiền gửi loại này.

Với các chương trình tiết kiệm dự thưởng được áp dụng liên tục cùng với thương hiệu lâu năm, BIDV Sóc Trăng đã thu hút được một số vốn lớn từ lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư tại địa phương. Số tiền huy động từ dân cư đều tăng qua các năm, giữ vai trị đóng góp chủ đạo vào sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư tính đến cuối năm 2011 là 849.379 triệu đồng, tăng so với năm 2010 là 187.176 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,27%. Nguyên nhân nguồn tiền gửi dân cư tăng mạnh trong năm này là do cuộc chạy đua “lãi suất ngầm” giữa các ngân hàng, buộc các ngân hàng không ngừng tăng lãi suất hoặc có thêm nhiều hình thức khuyến mãi. Do đó, việc gửi tiền ngân hàng tỏ ra hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác nên nguồn tiền này tăng mạnh trong giai đoạn 2011 – 2012. Sau đó, NHNN đã có những biện pháp thích hợp ngăn chặn tình trạng chạy đua lãi suất nên nguồn tiền gửi dân cư tuy có tăng nhưng khơng cịn nhanh như trước. Tính đến cuối năm 2013, nguồn tiền này là 997.466 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 148.087 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17,43%. Tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư luôn ở mức cao trong giai đoạn vừa qua thể hiện sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn tại chỗ. Nguồn vốn này tăng trưởng không ngừng nhờ vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của BIDV trong khu vực.

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: Phần lớn loại tiền gửi này dùng để giao dịch

thanh tốn vì thế mà lượng tiền này chiếm tỷ trọng khơng cao, mặt khác do nhu cầu làm ăn nên các tổ chức kinh tế đòi hỏi các dịch vụ của ngân hàng phải hiện đại, thuận tiện cho nhu cầu của họ. Nhìn chung, tiền gửi của các tổ chức kinh tế có nhiều biến động qua các năm. Nếu như năm 2012 thì tiền huy động từ nguồn này tăng 9.179 triệu đồng so với năm 2011 tuy nhiên tỷ trọng của nguồn này trong tổng nguồn vốn đã giảm

từ mức 12,86% năm 2011 còn 7,53% trong năm 2012. Và đến năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đã giảm 16.110 triệu đồng tương ứng với mức giảm 10,04% so với năm 2012. Nguyên nhân do Sóc Trăng vẫn cịn là tỉnh nhỏ, các doanh nghiệp khơng nhiều, cộng sự với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng đối thủ trong địa bàn nên nguồn vốn huy động này có xu hướng giảm hoặc chỉ tăng rất thấp. Đồng thời, tình hình kinh tế khó khăn trong những năm gần đây cũng làm cho các tổ chức kinh tế gặp khó khăn về tài chính.

Từ phát hành GTCG: Trong năm 2012, lượng tiền huy động từ nguồn này tăng

lên 27,49% so với năm trước, nhưng chỉ ở mức 3.617 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 0,17% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2013, lượng vốn từ nguồn này tăng thêm 5.468 triệu đồng, đạt mức 9.085 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn chỉ chiếm 0,43%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 và 2012 lạm phát cao, do đó tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư địi hỏi cũng tăng lên nhưng nền kinh tế vẫn chưa phục hồi hoàn toàn, việc kinh doanh vẫn chưa ổn định hay tăng trưởng trở lại, do đó các tổ chức phát hành không muốn trả lãi suất cao, trong khi lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức cao hơn nên GTCG trong những năm này không hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, do đó lượng vốn huy động từ nguồn này tăng trưởng rất thấp.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 40 - 42)