Đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 68 - 73)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2.2. Đối với hoạt động tín dụng

3.1.2.2.1 Một số giải pháp chung

a) Cải thiện cơ cấu tài sản có

Tăng trưởng tín dụng cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Mở rộng nâng cao chất lượng thanh tốn trong nước, các loại hình bảo lãnh, kinh doanh tiền tệ. Xây dựng chiến lược khách hàng. Xây dựng hệ thống đánh giá, kiểm tra, phân tích khách hàng hiện tại để gìn giữ các mối quan hệ lâu dài, đồng thời tìm kếm các khách hàng tiềm năng.

b) Tập trung sức đào tạo và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ trong bồi dưỡng CBCNV

Cán bộ tín dụng đóng vai trị chủ chốt trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy nâng cao chất lượng về mặt nhân lực là vô cùng cần thiết. Cần nâng cao một số kỹ năng như :

 Kỹ năng bán hàng : đây là một trong những kỹ năng quan trọng. Vì cán bộ tín dụng cần phải giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, nắm bắt nhu cầu khách hàng để đưa đến khách hàng những dịch vụ mà ngân hàng đang có, cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đồng thời cũng giúp khách hàng có lịng tin với ngân hàng qua phong cách làm việc chuyên nghiệp cũng như kỹ năng thuyết phục tốt của cán bộ tín dụng.

 Kỹ năng tìm hiểu điều tra : Kỹ này giúp cán bộ tín dụng thu thập thơng tin từ khách hàng, thị trường và các đối thủ cạnh tranh, góp phần nâng cao kiến thức, phụ vụ cho cơng tác phân tích và nghiệp vụ cá nhân của mỗi cán bộ tín dụng.

 Kỹ năng phân tích : Tù việc thu thập nguồn thơng tin trên, phân tích đánh giá thơng tin để đưa ra quyết định sáng suốt sẽ mang lại hiệu quả trong hoạt động tín dụng, góp phần hạn chế rui ro cho ngân hàng

 Kỹ năng đàm phán : Thương lượng, đàm phán với khách hàng về các điều khoản, hợp đồng cho vay, tỷ lệ cho vay. Ngoài ra, giải quyết thắc mắc về hợp đồng cho vay đối với những khách hàng mới.

 Ngoài trau dồi kỹ năng, ngân hàng cần có thêm các buổi tập huấn về các

chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước trong cơ chế tín dụng. Hoặc những chủ trương mới phát triển ngân hàng của tỉnh đề ra. Tổ chức tuyên truyền các cuộc vận động của cả nước như : Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các phong trào kêu gọi lịng u nước Hướng về biển Đơng, … nhằm nâng cao lịng u nước, phẩm chất chính trị, bản lĩnh, quyết đốn trong quyết định.

 Ngân hàng cũng cần có các chính sách lương thưởng rõ ràng, minh bạch,

công minh. Thưởng đúng người đúng việc, thưởng theo năng lực và thành quả mang lại cho ngân hàng. Ngoải ra, cũng phải quan tâm đến các chính sách đãi ngộ, chiêu dụng người tài. Các phúc lợi bảo hiểm như bảo hiểm y tế, cơng đồn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Tăng cường các buổi tham quan du lịch, kết hợp nâng cao tinh thần đồng đội, tình đồn kết, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhân viên.

Tóm lại, chất lượng con người ln đóng vai trị quyết định trong mọi hoạt động của cuộc sống cũng như ngân hàng nói riêng. Xây dựng được hệ thống nguồn nhân lực có đầy đủ các kỹ năng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cùng tinh thần hợp tác cao đó là mục tiêu BIDV Sóc Trăng nên chú trọng phát triển nhiều hơn nữa. Điều đó sẽ mang lại cho BIDV Sóc Trăng nhiều triển vọng phát triển hứa hẹn.

c) Thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định là khâu quan trọng trước khi cho vay. Tín dụng càng giảm rủi ro khi ngân hàng có một quy trình cụ thể, rõ ràng, thực tế và chặt chẽ. Cần tập trung vào các yếu tố sau :

 Khả năng cho vay của ngân hàng

 Dự án đầu tư có phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và các chính sách

kinh tế của chính phủ hay khơng.

 Khả năng hồn trả của khách hàng

d) Tăng cường và nâng cao hiệu quả của cơng tác kiểm tra, kiểm sốt

 Cơng tác kiểm sốt, kiểm tra nội bộ là việc không thể thiếu trong ngân hàng. Từ công tác này mà ngân hàng có thể thu thập thông tin nội bộ cùng như khách hàng để có những quyết định phù hợp, kịp thời đưa ngân hàng ln nằm trong tầm kiểm sốt.

 Để nâng cao chất lượng tín dụng thì quy trình kiểm tra, kiểm sốt phải có cơ chế vận hành hợp lý, hiệu quả để giám sát quá trình kinh doanh sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, quá trình trả lãi, các vấn đề phát sinh của doanh nghiệp trong thời gian vay, từ khi vay vốn đến khi hoàn trả.

e ) Giải pháp tăng cường vốn để cho vay

 Thu hút vốn để cho vay là việc hết sức quan trọng, tạo nên dư nợ tín dụng,

tạo nên nguồn thu của ngân hàng. Vốn vay cần huy động ở nhiều đối tượng, như là : vốn nhàn rỗi của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và nước ngoài. Vậy để thu hút được nguồn vốn cần chú ý các biện pháp sau :

 Cần nâng cao uy tín cũng như quảng bá thương hiệu của ngân hàng, nâng

cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng hiện tại và quan tâm các khách hàng tiềm năng.

 Mở rộng thêm các mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch để dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng. Nâng cao thương hiệu của ngân hàng, đồng thời giúp các sản phẩm dễ dàng đến vói khách hàng hơn.

g) Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

 Chủ động phân tán rủi ro : Đối với cơng tác tín dụng, rủi ro là điều khơng thể tránh khỏi. Vì vậy phịng ngửa và chủ động phân tán rủi ro mọi lúc là điều kiện tiên quyết trong phịng ngừa rủi ro hiệu quả. Có thể phân tán về thời gian, khơng gian, hoạt các ngành nghề, lĩnh vực cho vay thì ngân hàng có cơ hội kịp thời xoay chuyển, và khơng gây ảnh hưởng tới hoạt động bình thường trong kinh doanh của ngân hàng. Một số biện pháp cụ thể như : tránh cho vay ở các ngành nghề có độ rủi ro cao ; đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực cho vay; không tập trung cho vay ở một đối tượng khách hàng, …

 Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng : Khách hàng là đối

tượng cho vay vì thế khách hàng cũng là nguồn gốc rủi ro tín dụng. Nếu khơng thể đánh giá hoặc tìm hiểu tơt về khách hàng thì những rủi ro phát sinh từ khách hàng sẽ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng của doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao cơng tác thẩm định, phân tích khách hàng : như mục đích vay, kế hoạch sản xuất kinh doanh có khả quan khơng, trong q trình hoạt động kinh doanh, khách hàng có gây nợ xấu ở các ngân hàng khác hay khơng. Cơng tác này góp phần khơng nhỏ trong việc han chế rủi ro tín dụng.

 Nghiên cứu và hình thành các bảo đảm tín dụng chắc chắn : Bảo đảm tín

dụng là một trong những hình thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt. Để bảo đảm tín dụng cần chú ý :

 Tài sản đảm bảo phải được nghiên cứu theo các thông tin thị trường ở

thời điểm hiện tại như : giá cả, chỉ tiêu phân tích chất lượng, sự biến động trên nền kinh tế thị trường, …

 Người bảo lãnh phải đầy đủ khả năng, năng lực bảo lãnh, có uy tín lớn.

 Lựa chọn hình thức bảo đảm phù hợp với khoản vay.

h) Đẩy mạnh các hoạt động Marketing ngân hàng

Hiện nay nói riêng về tín dụng cá nhân, BIDV đã có nhiều dịch vụ cho vay đối vói khách hàng là cá nhân, bao gồm : Cho vay du học, cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bảo,

cho vay mua nhà, cho vay ứng trươc tiền bán chứng khốn, … Vì vậy BIDV Sóc Trăng nên tăng cường, đẩy mạnh truyền thông, quảng cáo về các sản phẩm, dịch vụ cũng như định hướng phát triển hướng tới lợi ích của khách hàng mà ngân hàng muốn hướng tới. Từ đó, thu hút được nhiều khách hàng, góp phần quảng bá thương hiệu, tăng cường lòng tin và mang về nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.

3.1.2.2.2 Giải pháp riêng cho từng nhóm đối tượng khách hàng

a) Cho vay hỗ trợ nhà ở

- Phối hợp với các cơ quan nhà nước như Sở xây dựng, các doanh nghiệp về xây dựng để có thể nắm được hướng phát triển nhà ở trong tỉnh. Bên cạnh đó tiến hành liên kết với các doanh nghiệp để cấp vốn cho người mua nhà.

- Tập trung nhiều vào các đối tượng có thu nhập trung bình và ổn định để cấp tín dụng vì đối tượng này có nhu cầu về nhà ở nhưng thường thiếu vốn.

b) Cho vay cán bộ công nhân viên

- Thông qua các buổi họp đầu năm của các cơ quan, doanh nghiệp để giới thiệu về BIDV Sóc Trăng và chương trình cho vay CB-CNV nhằm thu hút lượng khách hàng mới.

- Tiếp tục khai thác các khách hàng hiện hữu: Trong năm 2014, lương của CB- CNV có thể tăng lên, vì vậy, chi nhánh có thể liên hệ tất cả khách hàng đang có dư nợ tất tốn hồ sơ và vay lại với số tiền cao hơn.

- Ngồi ra do CB-CNV là nhóm khách hàng ít rủi ro hơn các nhóm khác nên có thể xem xét điều chỉnh lãi suất phù hợp để cho vay ưu đãi.

c) Cho vay sản xuất kinh doanh

- Theo dõi sát tình hình kinh tế xã hội trong tỉnh để đánh giá được môi trường kinh doanh, các rủi ro mà các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ gặp phải.

- Thông qua các doanh nghiệp đầu mối trong các lĩnh vực kinh doanh như vật tư nơng nghiệp, thức ăn thuỷ sản, bách hố tổng hợp để biết được thời điểm mà các đại lý cần vốn nhằm tiếp cận tăng trưởng nhanh dư nợ của khách hàng.

- Tìm hiểu và nắm rõ quãng thời gian mà các thương lái ở các ngành nghề như thu mua lúa, thu mua tôm cần vốn để cung ứng vốn kịp thời cho khách hàng nhằm đa dạng hoá hệ khách hàng.

- Tổ chức nghiên cứu, khảo sát địa bàn, đánh giá những thuận lợi, khó khăn trước khi cho khách hàng vay.

- Ký hợp đồng liên kết với chính quyền các xã/thị trấn triển khai cho vay để hỗ trợ công tác thu nợ khi đến vụ thu hoạch.

- Phối hợp với người có uy tín tại địa phương để làm cầu nối đến với người dân, thực hiện phát tờ rơi đến từng hộ dân, tiếp xúc với từng hộ.

- Thiết lập kênh thông tin, khách hàng đầu mối tại địa phương để hỗ trợ trong khâu xác minh và thu thập hồ sơ.

- Về nợ xấu của nuôi tôm, nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu ở hạng mục này chủ yếu là do người nuôi bị thiệt hại bởi thời tiết bất lợi, dịch bệnh... cũng với việc bị các cơng ty, thương lái ép giá... Ngân hàng có thể đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cụ thể như: tái cấp vốn cho các cá nhân, hộ gia đình ni trồng có kỹ thuật, kinh nghiệm ni tơm, có mong muốn xố nợ cũ. Song song đó, giúp các khách hàng có thể vay ni tôm này ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm để tránh tình trạng bị ép giá từ phía các cơng ty thu mua.

e) Cho vay khác

- Nâng cao chất lượng trong khâu xét duyệt. Cán bộ tín dụng nên xem xét kỹ, phân tích khách hàng (uy tín, năng lực tài chính, điều kiện kinh tế xã hội và tính khả thi của phương án vay vốn) trước khi quyết định cho khách hàng vay. Thêm vào đó, tăng cường cơng tác thẩm định, thường xun đơn đốc và kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích để cơng tác thu hồi nợ được tốt hơn.

- Ngoài ra, cần phân tán việc cho vay, khơng nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)