Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 60 - 61)

4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

2.2.2.4.2 Nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng

Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, nợ xấu của khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng qua các năm. Trong đó khoản mục cho vay để sản xuất kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.Tuy các khoản mục đều giảm, nhưng khoản mục nợ xấu của cho vay nuôi tôm tăng. Để nhiều hơn vấn đề chúng ta sẽ phân tích tình hình nợ xấu của khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng.

a) Cho vay hỗ trợ nhà ở

Qua bảng 2.7 cho thấy, nợ xấu hỗ trợ nhà ở đều giảm qua các năm. Cụ thể, nợ xấu năm 2012 đạt 478 triệu đồng, giảm 15,85% so với năm 2011 và năm 2013 nợ xấu giảm 1,88% so với năm 2012, đạt 469 triệu đồng. Có thể thấy tình hình nợ xấu cho vay hỗ trợ nhà ở giảm chủ yếu là nhờ việc ngân hàng xác định đúng đối tượng cho vay. Chủ yếu cho vay những người thật sự có nhu cầu và có khả năng tài chính, ngồi ra đối tượng cho vay tập trung vào đối tượng mua nhà có mức giá mềm nên việc thu hồi vốn dễ dàng hơn tạo điều kiện cho nợ xấu giảm qua các năm.

b) Cho vay cán bộ công nhân viên

Đây là khoản mục duy nhất khơng có nợ xấu qua các năm. Nguyên nhân là do khi CBCNV vay của ngân hàng thì ngồi hợp đồng tín dụng ký kết giữa ngân hàng và khách hàng thì vẫn cịn tồn tại một hợp đồng liên kết giữa ngân hàng với cơ quan nơi khách hàng công tác, điều này giúp cho ngân hàng rất chủ động trong cơng tác thu hồi nợ. Nên khi có khách hàng khơng trả nợ, thì ngân hàng có thể liên hệ với cơ quan trừ vào tiền lương nên hạn chế rủi ro tín dụng.

c) Cho vay sản xuất kinh doanh

Nợ xấu cho vay các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ xấu khách hàng cá nhân với tỷ trọng trên 50%. Nợ xấu của cho vay sản xuất kinh doanh giảm dần qua các năm có thể xem là một tín hiệu tốt khi ngân hàng tăng cho vay đối với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên lượng giảm giữa các năm lại không nhiều như năm 2012, chỉ giảm 307 triệu đồng so với năm 2011, còn năm 2013 giảm 364 triệu đồng so với năm 2012.

d) Cho vay nuôi tôm

Đáng chú ý nhất là nợ xấu của cho vay ni tơm. Nó chiếm tỷ trọng cao thứ nhì trong cơ cấu nợ xấu theo mục đích sử dụng trong khi dư nợ của cho vay nuôi tôm chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng và số lượng nợ xấu vẫn tăng qua các năm trong khi ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với lĩnh vực này. Cụ thể năm 2011 nợ xấu của cho vay nuôi tôm chiếm tỷ trọng 22,84% trong tổng nợ xấu khách hàng cá nhân trong khi dư nợ chỉ chiếm tỷ trọng 2,21% trong tổng dư nợ khách hàng cá nhân, lần lượt đến năm 2012 tỷ trọng nợ xấu là 28,45% trong khi tỷ trọng dư nợ là 2,18%, đến năm 2013 tỷ trọng nợ xấu vẫn là 34,19% trong khi tỷ trọng dư nợ là 3,03. Có thể thấy nợ xấu trong lĩnh vực ni tơm là một khó khăn mà ngân hàng cần phải giải quyết để giảm rủi ro hoạt động của ngân hàng. Ngun nhân như đã trình bày phía trên là do dịch bệnh, tôm mất mùa, mất giá,… làm giảm đáng kể lợi nhuận của người ni, thậm chí thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.

e) Cho vay khác

Nợ xấu của các khoản cho vay khác có tỷ trọng giảm dần so với tổng nợ xấu qua các năm, đây là dấu hiệu tích cực thể hiện cơng tác thẩm định cho vay, kiểm tra trong quá trình cho vay và thu hồi nợ đối với các khoản vay như cầm cố bằng sổ tiết kiệm, cho vay du học, cho vay chứng minh năng lực tài chính,… đang được diễn ra tốt.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV sóc trăng giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)