Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 81)

V. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học

3.1. Bối cảnh KTXH và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

a. Tình hình kinh tế thế giới:

 Trong năm 2021, nền kinh tế thế giới dần thoát khỏi suy thoái, với sự phục hồi nhanh hơn kỳ vọng.

 Các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại và thích ứng với trạng thái "bình thường mới," nhu cầu tiêu dùng một lần nữa trở thành động lực cho tăng trưởng.

 Bước sang năm 2022, các chuyên gia kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ vững vàng đối diện với những rủi ro như sự xuất hiện của biến thể mới Omicron, khủng hoảng năng lượng, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao.

 Cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, năm 2021, nhiều nước dần kiểm sốt dịch bệnh và sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế, tạo lực đẩy để nền kinh tế thế giới lấy lại đà tăng trưởng.  Đà phục hồi có dấu hiệu chững lại trong những tháng cuối năm khi các làn

sóng dịch mới khiến nhiều nước trì hỗn kế hoạch mở cửa, song về tổng thể, kinh tế thế giới đã có bước chuyển ngoạn mục so với mức giảm 3-5% của năm 2020. Các thể chế tài chính đều dự báo kinh tế thế giới năm 2021 tăng trưởng ở mức 5-6%.

 Thương mại toàn cầu được đánh giá khởi sắc trở lại nhờ việc các nước nới lỏng nhiều biện pháp hạn chế, chuyển sang chiến lược "sống chung an toàn với COVID-19" thay vì đóng cửa thực hiện "nói khơng với COVID-19"

 Thực tế cho thấy các biện pháp phong tỏa chặt chẽ, từng đem lại hiệu quả tại nhiều nước năm 2020, đã khơng cịn phát huy tác dụng khi virus SARS-CoV-2 liên tục biến đổi, biến thể này chưa suy yếu thì đã có biến thể khác dễ lây lan hơn xuất hiện, khiến dịch bệnh ngày càng khó lường.

 Mơ hình mở cửa dần dần, từng bước và có cân nhắc cẩn trọng được áp dụng khá rộng rãi. Các nước khơng mở cửa hồn tồn ngay lập tức mà chia theo từng giai đoạn, hoặc phân chia khu vực dân cư theo "bản đồ sắc màu" dựa trên tình

hình dịch bệnh. Cơng nghệ trở thành trụ cột, tạo điều kiện thúc đẩy trạng thái bình thường mới, trong khi xu thế tiêu dùng, lao động của con người đã thay đổi cho phù hợp tình hình mới. Sống chung an tồn với COVID-19 cũng khiến con người thay đổi tư duy và lối sống.

 Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế tồn cầu sẽ giảm xuống cịn 4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm tiếp xuống cịn 3,2% trong năm tới khi mà các chính phủ thu hẹp chương trình hỗ trợ tài chính và tiền tệ vốn được ban hành trong thời gian đại dịch.

 Xét theo từng quốc gia, WB đã hạ tăng trưởng GDP của Mỹ trong năm 2021 xuống còn 5,6% và dự báo mức này sẽ giảm tiếp trong năm 2022 và năm 2023, lần lượt xuống cịn 3,7% và 2,6%. Trong khi đó, tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong năm 2021 là 1,7%, thấp hơn 1,2% so với dự báo hồi tháng 6 năm ngoái, song sẽ tăng lên mức 2,9% trong năm nay.

 Theo báo cáo, Trung Quốc dự kiến đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2021, thấp hơn 0,5% so với dự báo trước đó. WB cũng dự đốn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ chậm lại, ở mức 5,1% trong năm 2022 và 5,2% trong năm tiếp theo.

 Đối với các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi, WB dự báo tốc độ tăng trưởng của những nước này sẽ chậm lại ở mức 4,6% trong năm 2022, thấp hơn so với 6,3% của năm 2021 và tiếp tục giảm xuống còn 4,4% trong năm 2023.

b. Tình hình kinh tế trong nước:

 Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình, thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.

 Báo cáo của World Bank công bố ngày 21/12/2020 nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 2,8% trong năm 2020. Theo World Bank, mặc dù kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, nhưng nhờ có các biện pháp đối phó chủ động, sáng tạo ở các cấp, kinh tế vĩ mơ và tài khóa ổn định nên kinh tế Việt Nam có sức chống chịu đáng kể.

 Hoạt động sản xuất công nghiệp và bán lẻ ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ năm trước trong tháng 10 kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 vào tháng 2. Chỉ số sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ hàng hóa lần lượt tăng 6,6% và 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

 Thặng dư thương mại hàng hóa tiếp tục tăng k lục, một phần nhờ hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh. Thặng dư thương mại hàng hóa trong 10 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam đạt mức k lục 17,7 tỷ USD, trong đó thặng dư tháng 10 đạt 1,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tăng lần lượt 9,7% và 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

 Dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) vào Việt Nam tăng cho thấy niềm tin vào nền kinh tế được khôi phục sau đợt bùng phát dịch vào tháng 8. Khi làn sóng COVID-19 thứ hai được kiểm sốt thành cơng, FDI đã tăng lên khoảng 2,27 tỷ USD trong tháng 10, so với 1,67 tỷ USD trong tháng 9 và 0,8 tỷ USD trong tháng 8. Trong 10 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã thu hút được 23,5 tỷ USD vốn FDI, thấp hơn khoảng 19,4% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng vẫn là một thành tựu nổi bật do UNCTAD dự báo dòng vốn FDI vào các nước Đông Á sẽ giảm từ 30 đến 45% trong năm 2020.

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 4,5% xuống 4% và lãi suất tái chiết khấu từ 3% xuống 2,5%. Động thái này phù hợp với chính sách của Chính phủ nhằm giảm chi phí vay vốn kể từ đầu cuộc khủng hoảng Covid- 19. Tăng trưởng tín dụng ở mức 9,6% so với năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ tăng này vẫn cao hơn nhiều so với tăng trưởng GDP danh nghĩa, do đó tỷ lệ tín dụng trên GDP vẫn đang tiếp tục tăng.

 Trong thời gian tới, triển vọng của Việt Nam được cho là tích cực khi nền kinh tế được dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định mức 6,5% các năm tiếp theo. Dự báo này của World Bank được đưa ra dựa trên

giả định khủng hoảng Covid-19 sẽ dần được kiểm soát khi vắc-xin Covid-19 phát huy hiệu quả.

c. Triển vọng phát triển doanh nghiệp năm 2022:

 Theo báo cáo về Bảng xếp hạng FAST500 – TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2022 vừa được Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 9/3, với độ bao phủ vắc xin đứng trong top cao nhất thế giới, dưới góc nhìn của các doanh nghiệp FAST500, hầu hết đều cho rằng triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 là khá tích cực.

 Cụ thể, có 83,3% doanh nghiệp đánh giá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong năm 2022 tại thị trường trong nước. Do vậy, khi được hỏi về kế hoạch dự kiến trong năm nay, có đến 89,2% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng kinh doanh và 10,8% doanh nghiệp sẽ giữ nguyên quy mơ kinh doanh hiện tại.

 Bên cạnh những khó khăn có thể phải đối mặt, các doanh nghiệp vẫn nhận thấy những cơ hội đóng góp cho sự tăng trưởng trong năm 2022. Các doanh nghiệp FAST500 nhận định rằng sẽ tập trung vào 6 ưu tiên chiến lược để vượt qua thách thức tăng trưởng trong thời gian này. Cụ thể, tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự (91,9%); xúc tiến bán hàng (83,8%); ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh (67,6%); đảm bảo việc làm, tiền lương và quyền lợi cho nhân viên (56,8%); tăng cường hệ thống quản trị rủi ro (48,6%); tăng cường hợp tác đầu tư (37,8%).

 Như vậy, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro vẫn là chiến lược được các doanh nghiệp FAST500 thực hiện trong năm nay nhưng khơng cịn là ưu tiên hàng đầu như thời điểm cách đây một năm. Thay vào đó, tăng cường đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự là chiến lược đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng thực hiện theo lựa chọn của 91,9% số doanh nghiệp. Một điểm nổi bật trong Top chiến lược ưu tiên năm nay là việc ứng dụng chuyển đổi số đã vươn lên vị trí thứ ba trong Top chiến lược năm nay của doanh nghiệp.

 Tiếp sau đó, với việc nền kinh tế được mở cửa trở lại, 59,5% số doanh nghiệp đánh giá ngành vận tải/logistics mang những tín hiệu tích cực về một bức tranh tươi sáng trong tương lai gần, khi đây vẫn là lĩnh vực đang thu hút đầu tư mạnh tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trưởng vượt trội nhờ các ngành công nghiệp phụ

trợ, các chính sách đầu tư của Nhà nước vào các vùng kinh tế trọng điểm và các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA).

 Vị trí thứ ba nhận được 45,9% số doanh nghiệp lựa chọn là ngành dược phẩm/Y tế. Hưởng lợi từ đầu tư công, ngành bất động sản/Xây dựng sau một khoảng thời gian rơi vào khoảng lặng tạm thời do khó khăn chung của nền kinh tế thì đã bắt đầu trở lại đầy hi vọng theo đánh giá của 45,7% số doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề tài khả năng thanh toán của các công ty xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)