V. Kết cấu của bài nghiên cứu khoa học
3.1. Bối cảnh KTXH và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của các doanh nghiệp
a. Mục tiêu phát triển của các doanh nghiệp:
Với những thành tựu đã đạt được trong năm và căn cứ vào tình hình thực tế của mình, các doanh nghiệp đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cho năm 2022 để từng bước đứng vững trước những biến đổi khó lường của nền kinh tế nói chung và của thị trường của từng lĩnh vực nói riêng.
Xây dựng và phát triển thương hiệu với chiến lược: luôn luôn đổi mới, nâng cao kỹ năng quản lý, liên tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo môi trường làm việc thân thiện, năng động và hiệu quả trên nền tảng văn hóa cơng ty là: trung thực, đồn kết và cầu thị. Sử dụng và phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực của cơng ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Mục tiêu 2022 là củng cố, kiện toàn, phát triển nhanh, mạnh sản xuất kinh doanh song phải ổn định và bền vững. Để đạt được mục tiêu trên, tập thể lãnh đạo quản lý điều hành và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty tiếp tục phát huy dân chủ, đoàn kết thực hiện tốt mọi chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận dụng sáng tạo vào cơng việc của mình.
b. Định hướng hoạt động của các doanh nghiệp trong thời gian sắp tới:
Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh chính cũng như tình hình hiện tại, Vingroup đã đề ra chiến lược cũng như định hướng kinh doanh trong thời gian tới như sau:
Vingroup định hướng Tập đoàn và xác định lại ba nhóm hoạt động trọng tâm là: Cơng nghệ - công nghiệp; thương mại dịch vụ; thiện nguyện xã hội gồm các đơn vị hoạt động phi lợi nhuận và các quỹ hỗ trợ của Tập đồn. Vingroup sẽ giảm đóng góp cho
Quỹ Thiện tâm từ 90% xuống 10%, phần còn lại sẽ được Chủ tịch Phạm Nhật Vượng, gia đình và các lãnh đạo cao cấp tại Vingroup chủ động đóng góp.
Trong hoạt động cơng nghệ - cơng nghiệp:
Năm 2021, VinFast bàn giao 35,7 nghìn xe đến khách hàng. Trong đó, Fadil đạt kết quả ấn tượng với doanh số hơn 24,1 nghìn xe, tăng 34% so với năm 2020, trở thành mẫu xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2021. Đặc biệt, tuần cuối cùng của tháng 12, VinFast đã bàn giao lô xe điện VFe34 đầu tiên đến khách hàng. Song song với đó, VinFast đang nhanh chóng triển khai lắp đặt các trạm sạc trên khắp Việt Nam, đặt mục tiêu đạt 150.000 cổng vào cuối năm 2022.
Với thị trường quốc tế, VinFast đã chính thức giới thiệu dải sản phẩm hồn thiện với năm mẫu SUV điện mới phủ khắp các phân khúc từ A đến E, bao gồm VF5, VF6, VF7, VF8, và VF9 tại triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2022. VF5, VF6 và VF7 ngay lập tức lọt Top 10 mẫu ô tô tuyệt vời nhất tại sự kiện do Tạp chí Forbes bình chọn. Hơn thế nữa, chỉ sau 1 tháng mở bán hai mẫu VF8 và VF9, VinFast đã nhận được gần 40.000 đơn đặt hàng trên toàn cầu - cho thấy sự tin tưởng của khách hàng vào thương hiệu VinFast.
Cũng trong khuôn khổ sự kiện CES, VinFast tuyên bố trở thành hãng xe thuần điện và ngừng sản xuất xe xăng kể từ cuối 2022, đúng theo định hướng ban đầu. Để khách hàng sở hữu xe xăng VinFast an tâm, VinFast nâng chính sách bảo hành lên đến 10 năm.
Nằm trong chiến lược tự chủ về công nghệ và năng lượng cung ứng pin, trong tháng 12 vừa qua, VinFast đã khởi công Nhà máy sản xuất pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) có cơng suất giai đoạn 1 đạt 100 nghìn pack pin/năm, đảm bảo nguồn cung pin Lithium dành cho các dịng xe ơ tơ điện và xe buýt điện của hãng trong tương lai.
Trong hoạt động thương mại dịch vụ, lĩnh vực bất động sản:
Tập đoàn tiếp tục đẩy mạnh phát triển xanh và chuyển đổi số tại các khu đại đô thị thông minh. Hoạt động bán hàng cải thiện mạnh trong quý IV và việc bàn giao đúng tiến độ giúp Vinhomes ghi nhận lãi sau thuế 39.017 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực bất động sản bán lẻ, Vincom Retail đã đồng hành, hỗ trợ khách thuê với việc miễn và giảm tiền thuê tổng cộng 2.115 tỷ đồng trong năm 2021. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 1.315 tỷ đồng. Nếu cộng ngược lại khoản hỗ trợ nói trên, lợi nhuận sau thuế của cơng ty vượt so với kế hoạch chủ
yếu nhờ quản lý chi phí tốt và lấp đầy nhanh những diện tích khách thuê rút ra hoặc giảm bớt do ảnh hưởng bởi đại dịch trong năm.
Lĩnh vực khách sạn nghỉ dưỡng tiếp tục chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các đợt giãn cách xã hội và việc đóng cửa đường bay quốc tế trong suốt năm 2021. Tuy nhiên, tình hình bắt đầu có cải thiện từ q IV với chương trình thí điểm “hộ chiếu vắc-xin”. Năm 2022, với việc tỷ lệ tiêm vắc - xin của người dân đã tăng cao và đường bay quốc tế dự kiến mở lại, kết quả kinh doanh của Vinpearl dự kiến sẽ sáng sủa hơn.
Trong hoạt động thiện nguyện xã hội:
Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF) tài trợ 92 tỷ đồng trong năm 2021 cho 20 dự án khoa học – công nghệ có những giá trị thực tiễn với cộng đồng, nâng tổng giá trị tài trợ trong 3 năm qua lên 445 tỷ đồng. Trong tháng 12, Công ty VinBus – hoạt động theo mơ hình phi lợi nhuận – chính thức đưa vào hoạt động những tuyến xe buýt đầu tiên tại Hà Nội.
Ngày 20/1/2022, VinFuture đã công bố chủ nhân các giải thưởng phụng sự nhân loại năm 2021, trong đó giải thưởng chính trị giá 3 triệu USD được trao cho 3 nhà khoa học Katalin Kariko, Drew Weissman (Mỹ) và Pieter Cullis (Canada) với công nghệ mRNA, mở đường tạo ra các loại vắc-xin ngăn ngừa Covid-19 hiệu quả.
Định hướng phát triển của FLC: Về bất động sản:
FLC cần xúc tiến khẩn trương các thủ tục pháp lý để triển khai, ra mắt chính thức khoảng 25 dự án mới trong các lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và đô thị phức hợp tại Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…
Mục tiêu doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2022 là gần 27.000 tỷ đồng, lợi nhuận ước tính 2.100 tỷ (chưa bao gồm các lĩnh vực có liên quan mật thiết đến doanh nghiệp này là hàng không và đầu tư thi cơng). Trong đó, cơ cấu doanh thu lớn nhất vẫn thuộc về lĩnh vực bất động sản, với mục tiêu hơn 18 ngàn tỷ đồng; chiếm hơn 67% tổng doanh thu.
Hiện FLC đang xúc tiến pháp lý khoảng 300 dự án trên hơn 40 tỉnh thành cả nước và tiếp tục mở rộng quỹ đất từ Bắc vào Nam. Trong năm 2022, doanh nghiệp đặt mục tiêu xúc tiến pháp lý để chính thức triển khai gần 25 dự án mới tại nhiều tỉnh thành như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hố, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Gia Lai, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ…Trong số này, có các dự án hợp phần mới từ những đại dự án đã và đang được FLC triển khai như FLC Quảng Bình, FLC Quy Nhơn…
Một trong những định hướng chiến lược chính vẫn được doanh nghiệp này theo đuổi trong mảng bất động sản là mơ hình phát triển chuỗi dự án quần thể nghỉ dưỡng kết hợp sân golf và đơ thị sinh thái hiện đại. Đó là các đơ thị trong lịng khu nghỉ dưỡng, đơ thị trong các quần thể khách sạn cao cấp 5 sao, 6 sao… đa tiện ích, quy mơ lớn, cấu thành những “hệ sinh thái” khép kín tại những khu vực tiềm năng, chưa hoặc ít được khai thác.
Với quỹ dự án đồ sộ này, FLC dự kiến cung cấp ra thị trường hàng ngàn sản phẩm chủ lực là bất động sản đô thị và bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp như: căn hộ chung cư, biệt thự, liền kề, shophouse, shopvilla… trong năm 2022: Khu vực phía Bắc, Quảng Ninh là một trong những thị trường trọng điểm với
gần 30 dự án đang được FLC nghiên cứu đầu tư. Bên cạnh quần thể FLC Hạ Long đã hoàn thiện và hai dự án đang được triển khai FLC Grand Villa Halong, Khu đô thị FLC Tropical City Ha Long, doanh nghiệp có kế hoạch triển khai các dự án như Khu đô thị mới Ninh Dương – Móng Cái, Khu dịch vụ thương mại Cảng Cái Rồng, Khu đô thị kết hợp dịch vụ tại phường Hồng Hải, Hồng Hà… trong năm 2022.
Khu vực miền núi trung du phía Bắc được FLC khởi động từ đầu năm 2021 với việc khởi công dự án Khu du lịch sinh thái cao cấp FLC Hà Giang. Và ngay đầu năm 2022 là dự án quần thể nghỉ dưỡng sinh thái 5 sao FLC Phú Thọ quy mô gần 250 ha, tổng vốn các giai đoạn lên tới 10.000 tỷ. Nhiều dự án khác quy mơ khác trong khu vực như Hồ Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên… cũng đang được FLC nghiên cứu lập quy hoạch. Đồng thời, tiếp tục triển khai 1 số dự án khu đô thị mới tại ngoại thành Hà Nội.
Khu vực miền Trung, các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Bình Định… là khu vực tập trung nguồn lực đầu tư của FLC với việc ra mắt lần lượt các dự án mới
thuộc đại quần thể FLC Sầm Sơn, FLC Quy Nhơn và FLC Quảng Bình… Nhiều dự án đơ thị tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi cũng đã được FLC lên kế hoạch triển khai trong năm 2022.
Tại Tây Nguyên, ngoài dự án quần thể nghỉ dưỡng & đô thị sinh thái FLC Gia Lai quy mô quy hoạch khoảng 500 ha gây chú ý trong cuối năm 2021, FLC tiếp tục kế hoạch mở rộng thị trường với loạt dự án đô thị, tổ hợp thương mại – dịch vụ tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông…
Không chọn các thành phố đã phát triển hay đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh, bước tiến đầu tiên của FLC tại thị trường phía Nam là các tỉnh Tây Nam Bộ còn dồi dào dư địa phát triển. Bên cạnh Khu đô thị FLC La Vista Sadec (Đồng Tháp) đã và đang tiến hành bàn giao theo tiến độ, FLC đã được UBND tỉnh Bạc Liêu chấp thuận đầu tư nhiều dự án nhà ở như nhà ở mật độ cao Hiệp Thành – Vĩnh Trạch Đông, nhà ở kết hợp quảng trường Vĩnh Trạch Đông và nhà ở kết hợp công viên cây xanh Vĩnh Trạch Đông. Dự kiến nhiều hạng mục của các dự án này cũng sẽ được khởi động trong năm 2022.
Về lĩnh vực hàng không:
FLC đã đồng hành cùng 20 tỉnh, thành địa phương để chung tay phịng, chống dịch bệnh và thiên tai với kinh phí hỗ trợ trên tất cả các lĩnh vực ước tính hàng trăm tỉ đồng.
Hơn 15.000 đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước được Bamboo Airways vận chuyển hồi hương an tồn. Hàng trăm tấn hàng hóa, vật tư y tế phục vụ chống dịch, hàng trăm y bác sĩ, sinh viên các trường y dược được Bamboo Airways chuyên chở tiếp sức cho những điểm nóng chống dịch.
Đặc biệt, Bamboo Airways cũng vừa khai trương đường bay thẳng thường lệ kết nối Việt – Đức trong ngày 25/2/2022, góp phần tăng cường kết nối giữa hai quốc gia, và thắt chặt những dấu ấn hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và CHLB Đức trong thời gian tới.
Định hướng hoạt động của Tổng công ty xây dựng Hà Nội:
Trong thời đại hậu Covid-19 ảnh hưởng đến tình hình tài chính của tổng cơng ty, để cải thiện tình hình tài chính tổng cơng ty sẽ cần có định hướng như sau:
Tiếp tục hồn thiện mơ hình sản xuất kinh doanh đi đôi với việc đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp; phát triển Tổng công ty ở hai lĩnh vực mũi nhọn là xây lắp và đầu tư kinh doanh BĐS, đạt mức tăng trưởng bền vững; phát huy thương hiệu, nâng cao vị thế, hình ảnh HANCORP ở thị trường trong nước và khu vực. Thứ hai, Đảng bộ Tổng công ty cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, tập trung
triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo hướng trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu quả đầu tư, khai thác nguồn lực hiện tại; đảm bảo tiến độ, chất lượng đối với từng cơng trình, dự án, tạo sự đột phá trong việc triển khai, thi cơng, hồn thành các cơng trình, gắn liền với biểu tượng/thương hiệu của Tổng công ty; coi trọng ứng dụng khoa học – công nghệ, đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại chuyên sâu đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực thi công xây lắp của Tổng công ty.
Thứ ba, chú trọng chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ sức làm chủ thiết bị, công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu mạnh; đi đôi với giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm của cán bộ các cấp trong Tổng công ty. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm trong lao động, sản xuất.
Thứ tư, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đặc biệt là chi bộ; sớm hoàn thiện Quy chế phối hợp giữa Đảng ủy và Hội đồng quản trị Tổng cơng ty để phát huy hơn nữa vai trị của tổ chức đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Thứ năm, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường cơng tác xây dựng Đảng, đồn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước. Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; chăm lo công tác bồi dưỡng và phát triển đảng viên, nhất là đối với đội ngũ công nhân, người lao động trực tiếp tại
các đơn vị, khơng để trống tổ chức đảng và đồn thể ở từng đơn vị thành viên trong Tổng công ty.
Định hướng phát triển của Tổng công ty Coteccon:
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các lĩnh vực kinh doanh của phần lớn khách hàng của tập đồn. Do đó, trong kỳ, CTD phải thực hiện trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi. Chi phí ngun vật liệu, nhân cơng tăng cao và ban điều hành phải chủ động tăng trích lập dự phịng cho các cơng trường có rủi ro cao.
Năm 2022, Coteccons sẽ tập trung vào mục tiêu mới tăng trưởng và tập trung nâng cao năng lực cốt lõi là xây dựng, nâng cấp tiêu chuẩn cao nhất trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng với đòi hỏi về kỹ thuật và yêu cầu khắt khe của các đối tác quốc tế, đồng thời mở rộng đa dạng hoá các lĩnh vực mới EPC, hạ tầng, những cải tiến và kỹ thuật mới trong việc mang lại các giải pháp thân thiện môi trường, nâng cao tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, đặc biệt các quy tắc nhằm hướng đến quy chuẩn chống tham nhũng…Do đó chiến lược nhân sự của cơng ty sẽ tiếp tục tìm kiếm các nhân sự cao cấp vào ban điều hành với các kinh nghiệm phù hợp với định hướng chiến lược mở rộng này.
Tình hình tài chính của Coteccon khá vững mạnh, các hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thời, hệ số thanh toán lãi vay đều ở trong mức lý tưởng. Tổng công ty cần tận dụng lượng tiền này vào đầu tư tài chính sinh lời, tránh gây lãng phí nguồn lực cơng ty.
Về mặt nhân sự, công ty cần tập trung vào xây dựng các chính sách phúc lợi để giữ chân người tài, tránh chảy máu chất xám. Công ty cần xây dựng, cải tiến hệ