Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 33)

III. Đánh giá về chính sách cổ tức của các công ty niêmyết trên thị trường chứng khoán

1.2.Các nhân tố chủ quan

1. Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết

1.2.Các nhân tố chủ quan

Cơ hội đầu tư

Khả năng thu lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư sẵn có sẽ làm thay đổi nhu cầu thanh toán cổ tức bằng tiền mặt. Hiện nay, loại hình công ty cổ phần được triển khai ở Việt Nam mới thực hiện được hơn 10 năm, từ khi chuyển đổi nền kinh tế sang hướng thị trường. Nếu kinh tế Việt Nam còn mới mẻ và có nhiều tiềm năng tăng trưởng, các cơ hội đầu tư đối với các lĩnh vực, ngành nghề cũng rất đa dạng. Tuy vậy,

cơ hội cạnh tranh cũng rất lớn. Các công ty cổ phần có thế tăng vốn thông qua hình thức huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như dưới hình thức phát hnàh thêm cổ phiếu hoặc duy trì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cao.

Các công ty niêm yết hiện nay có cơ hội tìm kiếm nguồn tài trợ từ việc phát hành cổ phiếu thông qua thị trường vốn với chi phí khá thấp. Trong năm 2006, có đến 24 công ty trên 49 công ty có kế hoạch phát hành cổ phiểu tăng vốn điều lệ. Hình thức phát hành chủ yếu thông qua phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược.

Bảng : Tình hình tăng vốn của các công ty niêm yết

Cổ phiếu Số đợt Khối lượng niêm yết Giá trị niêm yết (trđ)

AGF 1 208.904 2.089 DHA 1 349.962 3.500 GIL 3 2.900.000 29.000 GMD 4 17.616.860 176.169 HAP 3 2.842.251 28.423 HAS 1 400.000 4.000 KDC 1 4.999.980 50.000 KHA 3 1.391.750 13.918 LAF 1 1.909.840 19.098 NKD 2 3.399.997 34.000 PNC 1 1.000.000 10.000 REE 3 13.174.274 131.743 SAM 3 16.016.981 160.170 TMS 2 2.090.000 20.900 TRI 1 758.06 7.581 TS4 1 1.500.000 15.000 TYA 1 547.96 5.480

(Nguồn : Trung tập giao dich chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)

Theo số liệu, có 17 công ty phát hành thêm cổ phiếu. Khối lượng niêm yết trong tổng số 38 công ty niêm yết thực hiện 32 đợt tăng vốn, với tổng khối lượng niêm yết bổ sung đạt trên 69.5 triệu cổ phiếu, tương đương gần 700 tỷ đồng. Nhiều công ty như GMD, HAP tiến hành tăng vốn trong 3 đến 4 đợt.

Sự thành công của các công ty này là minh chứng rõ nét nhất về cơ hội tiếp cận nguồn tài trợ từ thị trường vôố. Việc phát hành này minh chứng cho sự chuyển đổi sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh khá linh hoạt của các công ty nhằm vượt qua yếu tố bất lợi của chu kỳ kinh doanh ngành truyền thống của công ty.

Đây là nhân tố chủ quan quan trọng nhất và có thể nói là nhân tố quan trọng nhất tác động đến chính sách cổ tức của công ty niêm yết. Chính sách cổ tức của công ty được hướng tới hai mục tiêu : đảm bảo nguồn tài trợ nội bộ và đáp ứng tỷ lệ chi trả cổ tức như đã cam kết trong phương án phát hành.

Khả năng chi trả cổ tức bằng tiền

Các công ty đều phát hành tăng vốn điều lệ, mở rộng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, hỗ trợ các lĩnh vực mới này, công ty đã có nguồn tài chính mạnh từ lĩnh vực kinh doanh truyền thống vẫn đang có sự tăng trưởng và chiếm được thị trường. Do luồng tiền cho việc chi trả cổ tức không nhiều đến việc chi trả cổ tức.

Quyền kiểm soát trong công ty

Khi thực hiện chính sách cổ tức hiện nay của các công ty, một yếu tố quan trọng tác động đến chính sách cổ tức, đó là quyền kiểm soát công ty. Trường hợp này đặc biệt quan trọng hơn nếu công ty có chính sách chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Mặt khác, nếu công ty trả cổ tức bằng tiền và phát hành thêm cổ phiếu mới thì các cổ đông hiện tại phải mua một tỷ lệ nào đó cổ phiếu mới để duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty. Việc này sẽ đòi hỏi phải trả thúê thu nhập cá nhân trên cổ tức bằng tiền cũng như phải trả phí giao dịch khi mua cổ phiếu mới cho các công ty môi giới chứng khoán. Do đó, khi quyền kiểm soát được xem là quan trọng thì tăng vốn từ thu nhập để lại sẽ có lợi hơn đối với các công ty.

Mặt khác, khi các công ty đã tiến hành tăng vốn, mở rộng cổ động chiến lược bằng hình thức phát hành riêng lẻ thì công ty đã tạo ra cơ cấu cổ động hợp lý với quyền kiểm soát theo hướng có lợi cho công ty. Với tiềm lực tài chính đặc biệt là kinh nghiệm quản lý, các cổ đông này sẽ giúp công ty tiếp cận tới phương pháp quản trị tốt hơn.

Đây là quyền quan trọng đối với các cổ đông, đặc biệt là những người trong hàng ngũ lãnh đạo công ty như thành viên Hội đồng quản trị, ban giám đốc. Các quyết định về chính sách cổ tức tác động đến quyền kiểm soát công ty. Các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay hầu như chưa thực hiện việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu nên các quyết định về chính sách cổ tức hiện này hầu như chưa tác động đến quyền kiểm soát công ty. Khi quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu thì vấn đề quyền kiểm soát cũng cần được các công ty xem xét đến. Thực tế, nếu số lượng cổ

phiếu tăng lên, nhu cầu giao dịch, chuyển nhượng cổ phiếu của công ty cũng lên. Để duy trì vị trí nắm quyền kiểm soát và tránh thâu tóm, những thành viên trong hội đồng quản trị cũng cần quan tâm đến khả năng của bản thân mình và của công ty, đến tình hình kinh tế chung để từ đó tránh khỏi sức ép của các yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty.

Chính sách nhân viên

Các công ty đều đã phân phối nguồn lợi nhuận sau thuế đáng kể vào quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng để khuyến khích nhân viên. Tỷ lệ trích lập này là khá cao từ 10% - 15% lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, hình thức truyền thống này chưa đạt hiệu quả cao như mục tiêu của chính sách nhân viên. Các công ty hiện nay đang đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động đặc biệt là các nhà quản lý. Các lợi ích được phân bổ cho người lao động theo phương thức truyền thống chưa tạo được sự cạnh tranh đó. Viẹc áp dụng chính sách ưu đãi cổ phiếu sẽ tạo ra sự cạnh tranh. Do vậy, chính sách cổ tức cần hướng tới mục tiêu này.

Một phần của tài liệu Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 30 - 33)