Tình hình chung về huy động vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng quảng đại (Trang 46 - 66)

6 Kết cấu đề tài :

2.2.3 Tình hình chung về huy động vốn

2.2.3.1 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền :

Bảng 2.5 Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền.

Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh năm 2012 với 2011 So sánh năm 2013 với 2012 (+/-) % (+/-) % Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0 0 Nội tệ (VND) 11148.7 15069,9 19000 3921,2 35% 3930,1 26,1% Tổng vốn huy động 11148,7 15069, 9 19000 3921, 2 35% 3930, 1 26,1%

Bảng số liệu trên ta thấy được thể hiện nguồn vốn huy động theo loại tiền của Quỹ Tín Dụng trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể năm 2011, huy động bằng VND đạt 11148,7 triệu đồng, năm 2012 đạt 15069,9 triệu đồng, tăng 3921,2 triệu đồng, tỷ lệ tăng 35%. Năm 2013, Quỹ Tín Dụng huy động được 19000 triệu đồng nội tệ, tăng 26,1% so với năm 2012.

Tiền gửi bẳng ngoại tệ tăng trưởng rất chậm,và hầu như là không có tại vì là do giai đoạn cuối năm 2011, thanh khoản ngoại tệ toàn hệ thống được cải thiện, tỉ giá USD trong các ngân hàng và trên thị trường khá ổn định nên người dân, doanh nghiệp thay vì nắm giữ USD với kỳ vọng tăng giá đã chuyển sang bán USD cho ngân hàng nên tốc độ tăng trưởng vốn huy động bằng nội tệ tăng nhanh và ngoại tệ giảm mạnh. Với đặc tính là QTD đặt trên địa bàn dân cư vùng nông thôn nên người dân không có nhu cầu cao về sử dụng ngoại tệ nên việc huy động vốn theo loại tiền ngoại tệ là không có.

Nhìn chung cả bảng số liệu ta thấy được huy động vốn theo loại tiền nội tệ ( VND ) chiếm chủ yếu trong vốn huy động của quỹ. Chủ yếu là do địa điểm của Qũy Tín Dụng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu kinh doanh trong nước, chưa có hoạt động của các công ty xuất nhập khẩu, người dân làm sản xuất nông nghiệp.

2.2.3.2 Huy động vốn theo hình thức huy động.

QTD chủ yếu là huy động vốn từ số tiền nhãn rỗi của người dân, số tiền tiết kiệm của người dân. Cơ cấu nguồn vốn và lãi suất được sử dụng linh hoạt nhằm mục đích nâng cao chiến lược sản xuất kinh doanh của QTD. Sau đây là bảng số liệu huy động vốn theo hình thức huy động từ dân cư trên địa bàn.

Bảng 2.6 Bảng số liệu huy động vốn theo hình thức huy động

Đvt : triệu đồng

Biểu 2.6 Cơ cấu huy động vốn theo hình thức huy động

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh năm 2012-2011 So sánh năm 2013-2012 (+/-) % (+/-) %

Tiền gửi dân cư 11148,7 15069,9 19000 3921,2 35% 3930,1 26,1%

+ Tiền gửi tiết

kiệm có kì hạn 2589 3236,8 5921 647,8 25%

2684,

2 83%

+ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn 8559,7 11833,1 13079 3273,4 38,2% 1245,9 10,5% Tổng vốn huy động 11148, 7 15069, 9 19000 3921, 2 35% 3930, 1 26,1%

Nhìn vào bảng 2.6, ta thấy nguồn tiền gửi dân cư trong ba năm gần đây tăng về số tuyệt đối. Năm 2011, QTD huy động được 11148,7 triệu đồng, năm 2012 đạt 15069,9 triệu đồng, và cao nhất trong ba năm là năm 2013 với 19000 triệu đồng

Lượng tiền gửi của cá nhân, nhất là tiền gửi tiết kiệm luôn đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011-2013, lượng tiền này luôn chiếm trên 83% tổng vốn huy động. Cụ thể, năm 2011tiền gửi tiết kiệm có kì hạn huy động được 2589 triệu đồng, năm 2012 được 3236,8 triệu đồng, tăng 647,8 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25%. Năm 2013 huy động được 5921 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm, tăng 2684,2 triệu đồng tương đương với tỷ lệ 83% so với năm 2012. Lượng tiền gữi tiết kiệm không kì hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng số vốn huy động được dân cư. Cụ thể năm 2011 huy động được 8557,9 triệu đồng, năm 2012 số tiền huy động tiết kiệm không kì hạn tăng lên 11833,1 triệu đồng tăng lên 38,2% so với năm 2011. Năm 2013 huy động được 13079 triệu đồng từ tiền tiết kiệm không kì hạn của người dân và tăng lên 10,5% so với năm 2012.

Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì VHĐ tăng qua các năm tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng có mối quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của khách hàng (nông dân) trong việc mở rộng quy mô sản xuất do điều kiện canh tác và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi ngày càng phát triển nên lượng vốn bà con nông dân cần ngày càng nhiều hơn. Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể yên tâm đẩy mạnh công tác cho vay của mình.

Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng do chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng VHĐ nên sự tăng giảm nhẹ này không tác động nhiều đến sự tăng trưởng của VHĐ. Mặc dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân

loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gữi có kỳ hạn càng lâu thì lãi suất sẽ càng lớn bởi Quỹ tín dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi vào Quỹ tín dụng để kiếm lợi tức.

Nhìn chung 3 năm qua Quỹ tín dụng đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn, số vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước cũng như với nhiều hình thức huy động hấp dẫn hơn nên đã đem lại cho Quỹ tín dụng một nguồn vốn khá ổn định và có hiệu quả rất cao làm cho Quỹ tín dụng luôn chủ động trong công tác tín dụng của mình. Quỹ tín dụng đạt được những kết quả trên là do:

- Mức lãi suất mà Quỹ tín dụng huy động là phù hợp với khách hàng. - Quỹ tín dụng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương.

- Quỹ tín dụng đã tạo được lòng tin đối với khách hàng và một phần nhờ vào phong cách phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên, vui vẻ, phục vụ nhanh gọn, chính xác, trụ sở Quỹ tín dụng đặt trên địa bàn xã thuận lợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch.

Lãi suất huy động vốn của QTD luôn áp dụng theo mức lãi suất ban hành của NHNNVN tại từng thời điểm nhưng luôn kèm theo yếu tố cạnh tranh và ở mức phù hợp để có thể thu hút vốn nhàn rỗi của khách hàng trên địa bàn. QTD đã có những thay đổi linh hoạt với những biến động về lãi suất trên thị trường nhằm cạnh tranh với các QTD và ngân hàng khác trên địa bàn. Nếu so với các

đối thủ cạnh tranh trên địa bàn thì mức lãi suất của QTD đưa ra luôn hấp dẫn hơn các Ngân hàng theo một tỷ lệ nhất định theo từng thời điểm.

2.2.3.3 Huy động vốn theo kì hạn.

Bảng 2.7 Bảng số liệu nguồn vốn huy động theo kì hạn.

Đvt : triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh năm 2012 với 2011 So sánh năm 2013với 2012 (+/-) % (+/-) % Ngắn hạn 9000 11875,4 14245 2875,4 3332%% 2369,6 20% Trung-dài hạn 2148,7 3194,5 4755 1045,8 49% 1560,5 49% Tổng vốn huy động 11148,7 15069,9 19000 3921,2 35% 3930,1 26,1%

(Nguồn Phòng kế toán Quỹ Tín Dụng)

Biểu 2.7 : Cơ cấu huy động theo kì hạn

Theo bảng số liệu và biểu đồ về nguồn vốn huy động theo kỳ hạn, ta thấy nguồn vốn trung-dài hạn luôn thấp hơn nguồn vốn ngắn hạn. Cụ thể như sau:

đạt 3194,5 triệu đồng, tăng 49% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng 49%, tương đương nguồn vốn huy động được là 1560,5 triệu đồng so với năm 2012.

Ngắn hạn: Năm 2011, quỹ tín dụng huy động được 9000 triệu đồng vốn ngắn hạn. Năm 2012, con số này đạt 11875,4 triệu đồng, tăng 32% so với năm 2011. Nhưng tới năm 2013, nguồn huy động ngắn hạn tăng trưởng nhẹ so với năm 2012 19,95%, đạt 14245 triệu đồng. Có thể dễ dàng nhận thấy, huy động vốn chủ yếu ở kỳ hạn ngắn không chỉ là nét nổi bật của Qũy Tín Dụng mà còn là điểm nổi trội ở hệ thống Qũy Tín Dụng trong giai đoạn.

2.2.4. Giải pháp tăng nguồn vốn huy động tại QTD.

Tình hình huy động vốn rất khó khăn do đó tạo vốn là giải pháp hàng đầu cho Quỹ tín dụng trong giai đoạn hiện nay, thông qua nguồn vốn được huy động sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ khác của Quỹ tín dụng phát triển, giúp tăng cao thu nhập, thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn.Để đẩy mạnh công tác huy động vốn vốn, Quỹ tín dụng cần tập trung vào các công việc sau:

Thực hiện kế hoạch huy động lãi suất cao kết hợp nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi: Đặc biệt là tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm, nhất là lãi tiết kiệm trả hằng tháng, áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi như: lãi suất thưởng trên số tiền gửi tăng dần... Lãi suất cao và nhiều quà tặng sẽ giúp thu hút được khách hàng mới và ổn định khách hàng cũ, tăng nhanh nguồn vốn huy động và nâng cao khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Huy động lãi suất cao thì lợi nhuận có thể sụt giảm nhưng nếu khách hàng đến giao dịch nhiều thì lợi nhuận sẽ được bù đắp.

Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị đến các hộ kinh doanh vừa và nhỏ khi có vốn nhàn rỗi tạm thời. Để thu hút được sự quan tâm của những hộ này, ngoài việc tích cực quản bá tên tuổi trên ti vi, báo, internet.., Quỹ tín dụng cần đến ngay điạ điểm kinh doanh của hộ kinh doanh để giới thiệu, quảng cáo về Quỹ tín dụng về các chính sách lãi suất ưu đãi cùng với các thủ tục gọn nhẹ trong khi gửi tiền để mời hộ kinh doanh mở tài khoản tiền gửi tại Quỹ tín dụng.

Sau đó kêu gọi hộ kinh doanh này giới thiệu thương hiệu và những tiện ích kèm theo của Quỹ tín dụng đến với khách hàng, bạn hàng, nhà cung cấp của mình.

Nếu làm được công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu của Quỹ tín dụng cùng với lãi suất huy động hấp dẫn tại đơn vị thì trong thời gian tới tiền gửi huy động tại đơn vị sẽ tăng lên đáng kể, đủ để đáp ứng một phần nào doanh số cho vay trong thời gian tới.Cách tốt nhất để làm giảm chi phí huy động vốn, QTD phải tìm cách sử dụng nguồn vốn hay nói cách khác QTD phải có phương pháp giải ngân thật hiệu quả. Để thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn thì bài nghiên cứu sẽ đi vào phân tích tín dụng tại QTD đặc biệt là tín dụng ngắn hạn.

2.2.5. Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua các số liệu trên.

QTDND cơ sở Quảng Đại là QTD duy nhất trên địa bàn xã Quảng Đại. Với lợi thế đó đã góp phần rất lớn trong hoạt động kinh doanh trong thời gian qua, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong giai đoạn 2011-2013, QTD đều có tỷ trọng vốn huy động trong dân cư trên 50%.

Công tác hiện đại hóa công nghệ ngân hàng đang được mở rộng và phát triền. Hiện nay, toàn ngân hàng cũng như QTD đã trang bị công nghệ hiện đại nhằm phục vụ cho cán bộ công nhân viên đánh giá được tình hình hoạt động của QTD một cách hiệu quả và an toàn.

Ban lãnh đạo với trình độ quản lý giỏi, giàu kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên thành thạo nghiệp vụ, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chung của QTD.

Chính sách huy động vốn luôn được các cán bộ của QTD thường xuyên nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường. Theo đó, luôn bám sát, liên tục điểu chỉnh lãi suất tiền gửi VND đồng thời theo sát hoạt động của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nhằm ổn định nguồn vốn huy động cho phù hợp với tình hình diễn biến trên thị trường, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút được khách hàng.

Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân. QTD đã đưa ra các hình thức khuyến mãi, rút thăm trúng

thường, các chính sách ưu đãi cho một số đối tượng khách hàng, chính sách quà tặng trong dịp lễ, tết khi họ đến giao dịch với khách hàng bên cạnh việc ưu đãi về biểu phí và mức lãi suất.

Tóm lại, trong giai đoạn 2011-2013, nguồn vốn huy động của QTD luôn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định. Điều này giúp QTD luôn ổn định về tính thanh khoản, luôn đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Để đạt được thành tích đó, trong giai đoạn 2011-2013, QTD đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ có hiệu quả như trên.

2.3 Những rủi ro tác động đến vốn huy động tại quỹ tín dụng Quảng Đại.2.3.1 Rủi ro lãi suất 2.3.1 Rủi ro lãi suất

Xảy ra với những nguồn vốn huy động với thời hạn dài. Khi lãi suất thị trường giảm, ngân hàng sẽ bị thiệt hại do trước đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao. Khi lãi suất thị trường tăng, ngân hàng không giữ chân được người giữ tiền vì họ sẽ rút tiền vào những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn.

2.3.2 Rủi ro thanh khoản

Khi nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng, sản xuất và thương mại bị đình trệ sẽ làm cho tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán giảm một cách đột ngột, dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của ngân hàng, buộc ngân hàng phái tìm nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp.

2.3.3 Rủi ro vốn chủ sở hữu

Khi vốn huy động quá lớn so với vốn chủ sở hữu, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng, làm cho nhà đầu tư không an tâm, họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng.

2.4 Những thuận lợi và khó khăn tại QTD.2.4.1 Thuận lợi : 2.4.1 Thuận lợi :

Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của NHNN Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa. Sự hỗ trợ nhiệt tình của liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa, sự quan tâm của Đảng ủy và Uỷ ban nhân xã Quảng Đại.

quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển.

- Ngoài ra QTD nhân dân còn là một quỹ tín dụng duy nhất trên địa bàn xã nhằm hỗ trợ vào chính sách kinh tế-xã hội nên QTD có nhiều khách hàng và có uy tín. Như vậy uy tín và nguồn lực của QTD lớn mạnh là yếu tố quyết định sự ổn định và ngày càng tăng trưởng trong nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng.

- Cùng với sự nhạy bén của lãnh đạo QTD, nên trải qua nhiều năm hoạt động Quỹ tín dụng đã trở thành một trong những QTD có quy mô lớn và luôn hoàn thành tốt những nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước và chính quyền điạ phương giao cho.

- Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội ổn định và phát triển, nền kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động huy động vốn tại quỹ tín dụng quảng đại (Trang 46 - 66)