4. Vai trò của các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch
4.5. Eosinophil (Bạch cầu ái toan)
Chiếm khoảng 1-5% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, bạch cầu ái toan có các hạt đặc hiệu chứa các enzym như histaminaza, arylsulfataza có tác dụng tiêu các hoạt chất do bạch cầu ái toan và mastocyte tiết ra. Gần đây người ta nhận thấy, bạch cầu ái toan cũng có khả năng thực bào và gây độc đối với ấu trùng của một số ký sinh trùng khi nó đã gắn với kháng thể đặc hiệu.
Có khả năng di động và thực bào.
Vai trò thực bào của nó kém quan trọng hơn so với bạch cầu trung tính. Vai trị chủ yếu trong đề kháng ký sinh trùng.
4.6. Các tế bào khác Tế bào Maste:
Được hình thành ở tủy xương trong quá trình tạo máu.
Di chuyển vào máu dưới dạng các tế bào tiền thân chưa biệt hóa và chỉ biệt hóa hồn tồn khi đã rời dịng máu đi vào các mơ.
22
Khu trú ở nhiều mô khác nhau: da (mô liên kết của nhiều mô khác nhau), biểu mô của niêm mạc đường tiêu hóa, đường tiết niệu sinh dục, hô hấp,....
Tế bào Mast chứa một lượng lớn các hạt chứa histamin và các chất hoạt động trung gian hóa học khác.
Có vai trị quan trọng trong cơ chế gây dị ứng.
Tế bào hồng cầu
Hồng cầu (hồng huyết cầu) là thành phần chiếm 96% tế bào máu, có chứa huyết sắc tố giúp máu có màu đỏ. Tế bào hồng cầu có hình dạng đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 micromet, chỗ dày nhất khoảng 2,5 micromet và không quá 1 micromet ở trung tâm.
Tế bào hồng cầu đóng vai trị vận chuyển oxy (O2) từ phổi đến các tế bào trong cơ thể đồng thời sẽ nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mơ lên đào thải ở phổi (loại bỏ khí CO2). Chức năng của hồng cầu bao gồm:
- Màng tế bào hồng cầu cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức năng sinh lý, đồng thời thông qua hệ tuần hoàn hoạt động trong mạng lưới mao mạch.
- Hồng cầu giúp vận chuyển các axit béo, axit amin, glucose từ mao ruột non đến tế bào và các tổ chức trong cơ thể.
- Nếu đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc (lưỡi, kết mạc mắt, nướu răng…) sẽ có màu hồng. Thiếu hồng cầu (thiếu máu, mất máu), thì máu sẽ khơng cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan hoạt động, dẫn đến xuất hiện tình trạng da và niêm mạc nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng lao động, kém tập trung…
Tế bào nhân khổng lồ (tiểu cầu)
Tiểu cầu là một loại tế bào máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đơng lại khi mạch máu bị thương. Tiểu cầu khơng có nhân tế bào. Chúng thực chất là một mảnh tế bào vỡ ra từ các tế bào nhân khổng lồ sản sinh ra từ các megakaryocytes của tủy xương.
Tiểu cầu là tế bào nhỏ nhất trong tất cả các tế bào máu, khi xem trên kính
hiển vi, tiểu cầu là những đốm màu tím sẫm có đường kính chỉ bằng 20% hồng cầu. Tiểu cầu có hình trịn hoặc hình bầu dục với hai mặt lồi (giống như thấu kính) với đường kính xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 - 2.3 μm) đường kính lớn nhất có thể lên đến 3μm.
23
Hình 2.6: Tế bào tiểu cầu
Tiểu cầu trú ngụ trong các mạch máu và có nồng độ cao trong lách. Đời sống trung bình của một tiểu cầu kéo dài từ 7 - 10 ngày. Trong cơ thể, cơ quan chịu trách nhiệm tiêu hủy các tế bào tiểu cầu già cỗi là lá lách. Lách chính là nơi bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Những bất thường của lá lách như lách to có thể dẫn đến việc tăng quá trình bắt giữ và tiêu hủy tiểu cầu, làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi.
Tế bào hình sao (tế bào bạch tuộc)
Được đặt tên như vậy là vì chúng có các tua dài giống như các tua của tế bào thần kinh
Có mặt trong các cơ quan và mơ dạng lympho, máu và dịch bạch huyết cũng như các cơ quan và mô không thuộc hệ lympho
Hoạt động như những tế bào trình diện kháng ngun để hoạt hóa lympho T
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tổng quan về bộ máy miễn dịch?
2. Khái niệm và vai trò của cơ quan dạng lympho trung ương? 3. Khái niệm và vai trò của cơ quan dạng lympho ngoại vi? 4. Vai trò của các tế bào tham gia đáp ứng miễn dịch?
24
CHƯƠNG 3 KHÁNG NGUYÊN
MH15-03
Giới thiệu:
Kháng nguyên được hiểu đơn giản là những chất khi xâm nhập vào cơ thể con người thì sẽ được hệ thống miễn dịch nhận biết nhanh chóng và sinh ra các kháng thể tương ứng để kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Thông thường các kháng nguyên là một protein, một polysaccharide nhưng cũng có thể là bất cứ loại phân tử nào mang các hapten nhỏ gắn với một protein chuyên chở.
Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Giải thích được khái niệm, đặc tính của kháng nguyên.
+ Phân loại được kháng nguyên dựa vào các nguồn gốc, cấu trúc khác nhau.
-Kỹ năng:
+ Nhận dạng được các loại kháng ngun khác nhau trong phịng thí nghiệm. + Ứng dụng được các loại kháng nguyên khác nhau trong thực tế sản xuất.
-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác
miễn dịch.
1. Định nghĩa
Kháng nguyên là tất cả các chất có trong cơ thể động vật, kể cả những chất của cơ thể mà trong thời kỳ phát triển phôi thai chúng chưa được tiếp xúc (hay làm quen) với cơ quan miễn dịch của cơ thể, có khả năng gây ra đáp ứng MD và sau đó kết hợp đặc hiệu với sản phẩm của đáp ứng này.
Cũng có thể hiểu một cách khái quát: kháng nguyên là chất mà được hệ thống MD của cơ thể nhận biết một cách đặc hiệu.
2. Đặc tính của kháng nguyên 2.1. Tính sinh miễn dịch
Là khả năng một kháng ngun có thể kích thích cơ thể để tạo ra một đáp ứng MD. Đáp ứng MD này có thể yếu hay mạnh phụ thuộc vào tính kháng nguyên.
25
-Tính lạ của kháng nguyên: những chất càng lạ với cơ thể càng có tính kháng ngun mạnh.
+ Những chất lấy từ cơ thể động vật khác loài càng xa nguồn gốc tổ tiên càng có tính kháng ngun mạnh khi đưa vào cơ thể khác lồi. Ví dụ lấy protit của gà tiêm cho ngựa.
+ Những chất của chính cơ thể khơng phải là kháng ngun của cơ thể vì nó khơng phải là chất lạ.
-Cấu trúc kháng nguyên: kháng nguyên càng có cấu trúc phức tạp, phân tử lượng lớn, tính kháng nguyên càng cao.
-Phương thức xâm nhập của kháng nguyên: khi đưa kháng nguyên vào cơ thể động vật bằng đường đưa phù hợp và với liều lượng phù hợp thì khả năng đáp ứng MD mạnh.
-Khả năng đáp ứng MD của cơ thể động vật: cùng một kháng nguyên nhưng đáp ứng của cơ thể khác nhau thì khác nhau.
Như vậy: tính sinh MD của một kháng nguyên bằng tính kháng nguyên cộng với khả năng đáp ứng MD của cơ thể.
2.2. Tính đặc hiệu
-Tính đặc hiệu: tính đặc hiệu của kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên ấy được nhận bởi đáp ứng MD do nó gây ra (kháng thể đặc hiệu) chứ không phải đáp ứng MD của một kháng nguyên khác.
Như vậy: một kháng thể chống lại kháng nguyên A chỉ có phản ứng với kháng nguyên A chứ không phải một kháng nguyên B nào khác, ngược lại một khác nguyên A chỉ được nhận biết bởi một kháng thể chống A.
Mọi kỹ thuật MD dựa trên đặc tính cơ bản này được gọi là tính đặc hiệu của phản ứng MD. Tính đặc hiệu của kháng nguyên hết sức chặt chẽ, bởi vì chỉ cần một thay đổi nhỏ về cấu trúc hoá học của kháng nguyên cũng làm mất đi khả năng phản ứng với kháng thể do nó kích thích sản sinh ra.
-Nhóm quyết định kháng nguyên: trong một phân tử kháng nguyên có một phần cấu trúc đặc biệt mà chính nó được nhận biết bởi hệ thống MD, được gọi là nhóm quyết định kháng nguyên hay EPITOP. Đó là phần kết hợp đặc hiệu với kháng thể.
Như vậy tính đặc hiệu của kháng ngun khơng phải do tồn bộ cấu trúc của phân tử kháng nguyên quy định mà chỉ do các nhóm quyết định kháng ngun mà thơi.
26
Tổng số các nhóm quyết định kháng nguyên trên một phân tử kháng nguyên được gọi là hố trị của kháng ngun. Kháng ngun có hố trị càng lớn thì càng kết hợp được với nhiều phân tử kháng thể.
-Phản ứng chéo: tính đặc hiệu của phản ứng MD cũng có trường hợp ngoại lệ gọi là phản ứng chéo. Khi hai kháng nguyên có nguồn gốc khác nhau nhưng lại có phản ứng cùng với một kháng thể do một trong hai kháng nguyên kích thích sản sinh ra.