Phân loại kháng nguyên

Một phần của tài liệu Giáo trình Miễn dịch học (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

Trong thiên nhiên có vơ vàn chất có tính kháng ngun. Để dễ nhớ được chúng, người ta tiến hành phân loại, xếp chúng vào các nhóm. Có rất nhiều căn cứ để phân loại kháng nguyên.

3.1. Dựa vào cấu trúc hóa học

Kháng nguyên có thể là rất nhiều chất có tính chất hố học khác nhau. Tất cả các protein của động vật, thực vật và vi sinh vật ở trạng thái keo đều có tính kháng nguyên. Các chất độc thực vật, các chất độc động vât (nọc ong, nọc nhện, độc rắn…), các loại enzyme, các cơ quan tử của tế bào đều có tính kháng ngun mạnh. Một số polysaccarit cũng có tính kháng ngun.

3.2. Dựa vào nguồn gốc

-Kháng nguyên là protein của động vật: protein trong huyết thanh và protein cấu trúc lên cơ thể động vật đều là kháng nguyên mạnh.

-Kháng nguyên là protein của thực vật: các protein thực vật, phấn hoa…đều có tính kháng ngun.

-Kháng nguyên là vi sinh vật: có thể xem vi sinh vật là một “tấm thảm” kháng nguyên bao gồm rất nhiều loại kháng nguyên có bản chất và cấu trúc hố học khác nhau, đó là một tập hợp kháng nguyên mạnh.

+Kháng nguyên là vi khuẩn: do cấu trúc phức tạp nên loại hình và tính chất kháng nguyên của vi khuẩn cũng rất phức tạp. dựa vào vị trí của kháng nguyên trên thân vi khuẩn, người ta chia ra:

. Kháng nguyên thân (ký hiệu: kháng nguyên O) là kháng nguyên của thành tế bào vi khuẩn, chủ yếu là polysaccarit. Kháng nguyên O khi gặp kháng thể O tương ứng sẽ gây hiện tượng ngưng kết. Kháng nguyên O là yếu tố gây bệnh ở những vi khuẩn gây bệnh.

.Kháng nguyên lông (ký hiệu: kháng nguyên H) là kháng nguyên có trên lơng của vi khuẩn có bản chất là protein.

27

.Kháng nguyên K (Kapsun): ngoài kháng nguyên O, trên bề mặt của vi khuẩn cịn có một loại kháng ngun hoà tan gọi là kháng nguyên vỏ bọc K hay cịn gọi là kháng ngun. Vì bản chất của kháng nguyên này là glycoprotein, vừa là yếu tố gây miễn dịch, vừa là yếu tố độc lực của vi khuẩn.

+Kháng nguyên là độc tố của vi khuẩn: một số vi khuẩn sinh ra ngoại độc tố đó là những chất rất độc và có tính kháng ngun mạnh. Nếu giải độc đi thì chúng vẫn giữ tính kháng ngun nhưng khơng độc, dùng để chế vaccine gọi là giải độc tố. ví dụ giải độc tố uốn ván.

+Kháng nguyên là virus: virus có 3 loại kháng ngun chính:

.Kháng nguyên hoà tan: là protein của capxit bề mặt tách ra, tan vào dung dịch, kháng nguyên này tham gia vào phản ứng kết tủa.

.Kháng nguyên gây ngưng kết hồng cầu: một số loài virus (virus Newcastle, virus cúm…) có một loại kháng nguyên trên bề mặt capxit có khả năng gắn lên các thụ thể của hồng cầu một số loài động vật và làm các tế bào hồng cầu kết dính lại với nhau gây hiện tượng ngưng kết hồng cầu.

.Kháng nguyên nguyên vẹn: đó là tồn bộ hạt virus hồn chỉnh, khi kích thích cơ thể động vật sẽ sinh ra kháng thể trung hoà ứng dụng làm phản ứng trung hồ trong chẩn đốn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Miễn dịch học (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)