1.1 .Định nghĩa
3. Phương pháp bảo quản và sử dụng vắc-xin
50
Đường đưa vaccine: tuỳ loại vaccine mà đường đưa vaccine vào cơ thể khác nhau:
Tiêm dưới da: đây là đường đưa vaccine phổ biến nhất, áp dụng cho đa số các loại vaccine vô hoạt và nhược độc. Trâu, bò, ngựa thường tiêm dưới da cổ. Lợn thường tiêm dưới da gốc tai. Gia cầm thường tiêm dưới da cánh hoặc đùi.
Tiêm bắp: áp dụng cho một số vaccine virus nhược độc hoặc vaccine nhũ hoá.
Cho uống, nhỏ mắt, mũi, khí dung: một số vaccine virus nhược độc có khả năng qua niêm mạc.
Đối tượng sử dụng vắc - xin
Vaccine được sử dụng để phịng bệnh cho động vật trưởng thành, khoẻ mạnh. Khơng nên dùng cho gia súc quá non, thận trọng với gia súc mang thai vì ở động vật mang thai trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vaccine dễ gây ra phản ứng mạnh có thể làm sẩy thai. Đặc biệt khơng nên dùng vaccine sống cho gia súc trong thai kỳ, nhất là các vaccine virus nhược độc mà virus ấy có thể xâm nhập vào bào thai. Trường hợp này sẽ gây ra hiện tượng dung nạp miễn dịch ở gia súc non sau này.
Liều dùng vaccine: cần sử dụng vaccine đúng theo liều chỉ định đã ghi trên nhãn của lọ thuốc. Nếu tiêm thấp hơn liều qui định sẽ làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch, nếu tiêm quá liều sẽ gây tê liệt miễn dịch hoặc gây phản ứng.
Bảo quản
Vaccine phải được bảo quản trong điều kiện qui định. Đây là điểm quan trọng đặc biệt quyết định chất lượng và hiệu lực của vaccine. Các điều kiện bảo quản chủ yếu gồm:
Để tủ lạnh hoặc phịng lạnh có nhiệt độ +400C, dùng bảo quản với các vaccine vô hoạt và vaccine vi khuẩn nhược độc.
Để tủ lạnh âm: có thể bảo quản các vaccine virus nhược độc ở dạng tươi hoặc đơng khơ đóng trong Ampoul.
Khơng để vaccine ở chổ nóng và có ánh sáng mặt trời vì như vậy vaccine sẽ mất hiệu lực.
51
Một số lưu ý khi sử dụng
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Vaccin được dùng chủ yếu để phòng bệnh cho gia súc - gia cầm chưa mắc bệnh.
Tiêm vaccin loại nào thì phịng được bệnh đó.
Hiệu qua của vaccin phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của gia súc. MD = KN (vaccin) + phản ứng của cơ thể.
Vaccin cho miễn dịch từ 1-3 tuần sau khi tiêm (tùy loại vaccin). Vì vậy, trong thời gian đó gia súc có thể mắc bệnh (đổ lỗi do vaccin).
Một số vaccin có thể gây phản ứng (dị ứng) sau khi tiêm: sốt, run, co giựt, ói, thở gấp... gia súc có thể nếu khơng can thiệp. Do đó, cần phải theo dõi phản ứng của đàn gia súc sau khi tiêm vaccin từ I-2 giờ. Nếu phát hiện phải can thiệp sớm bằng các loại thuốc kháng histamin (atropin, adrenalin, phenergen.)
Không tiêm cho gia súc non do cơ quan miễn dịch chưa hồn thiện và có sự hiện diện của kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.
Thú tiêm vaccin lần đầu chỉ cho miễn dịch sơ cấp (đáp ứng miễn dịch chậm, thấp, không bền), khi tiêm lặp lại lần thứ 2 sẽ đáp ứng miễn dịch thứ cấp (sớm, nhanh, mạnh, bền).
Khi tiêm kết hợp cùng lúc 2 loại vaccin, khơng có nghĩa là pha chung 2 loại vaccin mà là tiêm cùng lúc ở 2 vị trí khác nhau.
Kỹ thuật bảo quản vaccin sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu lực của vaccin, cách tốt nhất là để trong thùng đá hoặc trong tủ lạnh ở 40 C (20 – 80C). Rút thuốc (vaccin) và pha thuốc phải thực hiện đúng kỹ thuật khuyến cáo của nhà sản. Dụng cụ dùng để tiêm chích phải vơ trùng, riêng đối với vaccin dạng nhược độc (sống) phải tiệt trùng dụng cụ bằng cách đun sôi (1000C/15 phút).