Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 41 - 134)

3. Giới hạn nghiên cứu

3.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp tổng quát đƣợc áp dụng để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra thu thập mẫu vật và các số liệu ngoài thực địa. Phƣơng pháp cụ thể đƣợc áp dụng để tiến hành nghiên cứu các nội dung của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề tài là phƣơng pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [50] và Hoàng Chung (2008)[11].

3.2.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải đƣợc thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn.Việc áp dụng phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc.

H.Lamprecht (1979) khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới đã tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích ô cơ sở 400m2, sau đó tăng dần diện tích ô cho đến khi không có loài cây mới xuất hiện. Diện tích của ô khi đó là diện tích tối thiểu của OTC cần điều tra, để đảm bảo có thông tin đầy đủ về thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp cần có sự phân loại khoanh vùng trƣớc.

Thái Văn Trừng (1978) đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2 (10m×10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thƣớc từ 400m2 (20m×20m) cho đến 1 ha tùy theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản khi điều tra chi tiết.

Lâm Phúc Cố (1996) sử dụng OTC 400m2

cho cả 5 giai đoạn diễn thế phục hồi sau nƣơng rẫy ở Lâm trƣờng Púng Luông, Mù Căng Chải, Yên bái .

Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [47], Lê Ngọc Công (2004) [16] đã áp dụng OTC 400m2

cho các đối tƣợng là thảm thực vật (TTV) rừng phục hồi sau nƣơng rẫy.

Phạm Ngọc Thƣờng (2003) [55] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là 500m2 (20x25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng sau nƣơng rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với thảm vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2 (10x10m). Nhƣ vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa đều đƣa ra một tiêu chuẩn và kích thƣớc OTC khác nhau. Tuy có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác nhau, nhƣng các tác giả đều thống nhất số lƣợng và kích thƣớc OTC phải đủ lớn thì số liệu thu thập đƣợc mới đủ độ tin cậy.

Trong thời gian 2 năm (từ 2010 đến 2011), chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa 4 đợt. Đợt 1 từ ngày 1 đến ngày 5/8/2011, đợt 2 từ ngày 7 đến ngày 12/10/2011, đợt 3 từ ngày 15 đến ngày 20/11/2011, đợt 4 từ ngày 6 đến ngày11/12/2011. Để thu thập số liệu chúng tôi thực hiện phƣơng pháp điều tra theo tuyến và theo OTC của Hoàng Chung (2008) [11] nhƣ sau:

- Tuyến điều tra: trƣớc hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu.

Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4- 6 OTC, mỗi ô có diện tích 400m2 (20 x 20 m) đối với rừng thứ sinh, 16m2 (4 × 4m) đối với thảm cây bụi và 4m2 (2 x 2m) đối với thảm cỏ.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với các kích thƣớc nêu trên. Ô dạng bản (ODB) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC 400m. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

20m

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Tuyến điều tra (TĐT)

Quan sát tất cả các loài đã gặp nhƣ tên loài (tên loài hay tên địa phƣơng). Thống kê thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1943).

3.2.2.2. Ô tiêu chuẩn (OTC)

Thu thập các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn – Hvn) 4m trở xuống đƣợc đo bằng sào chia vạch đến 0,1m. Đối với cây cao trên 4m đƣợc đo bằng thƣớc Blumeleiss đo theo nguyên tắc lƣợng giác.

Đo đƣờng kính cây (tại điển cách mặt đất 1,30m – D1.3). Những cây có đƣờng kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thƣớc kẹp với độ chính xác 0,1cm. Cây lớn hơn 20cm, đo chu vi bằng thƣớc dây, tra bảng tƣơng quan đƣờng kính – chu vi, tính đƣợc đƣờng kính tƣơng ứng. Ứng dụng phƣơng pháp ô 6 cây của Thomassius, mỗi kiểu thảm thực vật chọn 36 vị trí ngẫu nhiên để đo khoảng cách từ một cây tái sinh ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất. Khi đó phân bố Poisson đƣợc sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá khi dung lƣợng mẫu lớn (n=36). Qua đó dự đoán đƣợc giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu. U tính theo công thức

U =

Tr ong đó:

: Là giá trị bình quân khoảng cách gần nhất của n lần quan sát λ: Là mật độ cây tái sinh trên một đơn vị diện tích (cây/ ha) n: Là số lần quan sát

Nếu U ≤ - 1,96 thì tổng cây tái sinh có phân bố cụm Nếu U ≥ 1,96 thì tổng thể cây tái sinh có phân bố đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Mật độ cây tái sinh (cây/ ha) tính theo công thức: N=

Trong đó:

N: là mật độ cây tái sinh (cây/ha) n: là số lƣợng cây

S: là diện tích ô điều tra

- Đo đƣờng kính cây: điểm đo cách mặt đất 1.30 (D1.30). Những cây có đƣờng kính 20cm đƣợc đo bằng thƣớc kẹp với độ chính xác 0.10cm, những cây từ 20cm trở lên đƣợc đo bằng thƣớc dây sau đó tra bảng tƣơng quan đƣờng kính, chu vi, tính đƣợc đƣờng kính tƣơng ứng.

- Phân chia cấp chiều cao và đƣờng kính theo công thức của Hopman nhƣ sau:

K= ; K= Trong đó:

H: Là chiều cao cao nhất (m) d: Là đƣờng kính nhỏ nhất N: Là số cây/OTC h: Là chiều cao thấp nhất

K: cự li cấp D: Là đƣờng kính thấp nhất (cm)

3.2.2.3. Ô dạng bản (ODB)

Xác định tên loài, đếm số lƣợng cây tái sinh, đo Hvn, xác định nguồn gốc cây tái sinh (từ hạt, chồi). Phân loại chất lƣợng cây tái sinh theo 3 tiêu chuẩn: tốt, trung bình, xấu.

+ Cây tốt (A) là cây có tán lá phát triển đều, tròn, màu xanh, thân tròn, thẳng, không bị sâu bệnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cây trung bình (B) là cây có tán lá bình thƣờng, ít khuyết tật.

+ Cây xấu (C) là cây có tán lá bị bệnh, sinh trƣởng kém, khuyết tật nhiều và bị sâu bệnh.

Độ che phủ đƣợc quan sát bằng mắt thƣờng là phần trăm (%) diện tích đất bị thảm thực vật che phủ. Độ nhiều (độ dày rậm) thảm tƣơi đƣợc đánh giá theo Drude cụ thể ở bảng 1.

Bảng 3.1: Kí hiệu độ nhiều (độ dày rậm) thảm tƣơi theo Drude

Kí hiệu Tình hình thực bì

Soc Thực vật mọc rộng khắp che phủ 75-100% diện tích Cop3 Thực vật mọc rất nhiều che phủ trên 50-75% diện tích Cop2 Thực vật mọc nhiều che phủ từ 25-50% diện tích

Cop1 Thực vật mọc tƣơng đối nhiều che phủ từ 5-25% diện tích Sp Thực vật mọc ít che phủ dƣới 5% diện tích

Sol Thực vật mọc rải rác phân tán Un Một vài cây cá biệt

Gr Thực vật phân bố không đều mọc từng khóm

3.2.2.4. Lấy mẫu đất

Mỗi trạng thái TTV đào 3 phẫu diện có kích thƣớc 50×50cm phân bố đều ở 3 vị trí đại diện cho quần xã. Ở mỗi phẫu diện lấy đất theo thứ tự từ dƣới lên trên theo các lớp độ sâu là 0-10cm, 10-20cm, 20-30cm…Sau đó đất từng tầng của các quần xã trộn đều với nhau, mỗi tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất của đất

3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu vật

- Xác định tên loài cây: Theo các tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) [23]; Tên cây rừng Việt Nam của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2000)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xác định dạng sống theo thang 5 bậc của Raunkiaer (1943) và Hoàng Chung (2008) [11]. Theo cách phân loại này dạng sống thực vật gồm các kiểu sau:

1. Cây có chồi trên đất (Phanerophyter): Ph 2. Cây có chồi sát mặt đất (Chamephyter): Ch 3. Cây có chồi nử ẩn (Hemicryptophyter): He 4. Cây chồi ẩn (Cryptophyter): Cr

5. Cây chồi một năm (Therophyter): Th - Xác định tính chất hóa học cơ bản của đất

Xác định một số chỉ tiêu về tính chất hóa học cơ bản của đất: độ chua (pH); hàm lƣợng mùn (%), đạm tổng số (%); các chất dễ tiêu (lân, kali mg/100g); các chất trao đổi Mg ++

, Ca ++ (mg/100g). Phân tích các chỉ tiêu trên theo phƣơng pháp chuyên ngành và quá trình đƣợc thực hiện tại Viện Hóa học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam )

3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu đƣợc xử lí theo phƣơng pháp thống kê sinh học. Sử dụng phần mềm Excell để xử lí và mô hình hóa số liệu.

3.2.5. Phương pháp điều tra trong nhân dân

Trực tiếp phỏng vấn những ngƣời quản lý rừng, lãnh đạo cơ sở và cơ quan chuyên môn (ủy ban nhân dân xã, Chi cục Kiểm lâm tỉnh), các hộ dân sống xung quanh khu vực nghiên cứu về nguồn gốc, độ tuổi của các trạng thái TTV, tên địa phƣơng của các loài thực vật, những tác động của con ngƣời và động vật tới các trạng thái nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đặc điểm các trạng thái thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Sự phân bố các taxon thực vật trong các trạng thái nghiên cứu

Từ các kết quả nghiên cứu thu đƣợc và tham khảo một số tài liệu liên quan chúng tôi đã thống kê đƣợc hệ thực vật ở khu vực nghiên cứu bao gồm 330 loài thuộc 240 chi, 88 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Số lƣợng và sự phân bố của các taxon đƣợc trình bày trong bảng 4.1

Bảng 4.1: Số lƣợng và sự phân bố các taxon thực vật tại KVNC

Stt Tên ngành Loài Chi Họ Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) Số lƣợng Tỉ lệ (%) 1 Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 02 0.60 02 0.83 02 2.27 2 Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 01 0.30 01 0.42 01 1.14 3 Ngành Dƣơng xỉ (Polypodiophyta) 06 1.81 05 2.08 04 4.55 4 Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 321 97.30 232 96.70 81 92.00 4.1 Lớp 2 lá mầm (Magnoliopsida) 302 91.50 216 90.00 70 79.50 4.2 Lớp hành (Liliopsida) 19 5.76 16 4.10 11 12.50 Tổng cộng 330 100 240 100 88 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.1: Sự phân bố các taxon ở KVNC

Qua bảng 4.1 và phụ lục 1 ta thấy hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu (xã Bạch Đằng) khá đa dạng bao gồm nhiều dạng sống và giá trị phong phú (cây lấy gỗ, cây làm thuốc, cây lấy tinh dầu, cây lấy bột, cây làm rau ăn….) Trong tổng số 88 họ có 7 họ có 10 loài trở lên bao gồm: Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 31 loài; Họ Cà phê (Rubiaceae): 16 loài; Họ Long não (Lauraceae): 16 loài; Họ Dâu tằm (Moraceae) 15 loài; Họ Cúc (Asteraceae): 11 loài; Họ Vang (Caesalpiniaceae): 10 loài; Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae): 10 loài. 17 họ có từ 5-9 loài, 27 họ có từ 2-4 loài, có 37 họ chỉ có một loài.

Trong các ngành thực vật tại khu vực nghiên cứu ta thấy ngành Mộc lan (Magnoliophyta) chiếm tỷ lệ lớn nhất với sự xuất hiện của 321 loài (chiếm 97.3%), 232 họ chiếm (96.7%), 81 chi (chiếm 92%). Điều này hoàn toàn hợp lý vì ngành Mộc Lan luôn chiếm ƣu thế trong tất cả các trạng thái thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu. Ngành Dƣơng xỉ (Polyodiophyta) xuất hiện 6 loài (chiếm 1.81%), 5 chi chiếm (2.08%), 4 họ (chiếm 4.55%). Còn lại là ngành Mộc tặc (Equisetophyta) chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với sự xuất hiện của 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loài (chiếm 0.3 %), 1 chi (0.42%), 1 họ (1.14%). Nhƣ vậy có thể thấy rằng sự phân bố của các taxon trong các trạng thái thảm thực vật là không đều, ngay trong cùng một ngành cũng có sự phân bố không đều về số lƣợng các loài và họ.Ví dụ Ngành Mộc lan có 2 lớp là lớp Hai lá mầm và lớp Hành nhƣng lớp Hai lá mầm luôn chiếm tỉ lệ lớn hơn cả số loài số chi và số họ. Cụ thể nhƣ sau lớp Hai lá mầm chiếm 70/81 loài, lớp Hành chỉ chiếm 11/81 loài. Lớp hai lá mầm chiếm 302/321 tổng số chi, trong khi đó lớp Hành chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ 19/321 chi. 216/232 chi trong đó lớp Hành chỉ chiếm 16/232 chi.

4.1.2. Thành phần thực vật trong các trạng thái nghiên cứu

4.1.2.1. Trạng thái thảm cỏ thấp

Trong KVNC thảm cỏ thấp phân bố rải rác và chiếm diện tích nhỏ (1,17ha). Thảm cỏ ở đây phát triển trên đất sau nƣơng rẫy bỏ hoang, khu vực này gần khu dân cƣ nên thảm cỏ ở đây là nơi chăn thả Trâu, Bò hàng ngày. Do bị trâu bò chăn thả dẫm đạp thƣờng xuyên nên cây tái sinh ở đây không phát triển đƣợc. Thành phần thực vật chủ yếu là các cây hòa thảo và cỏ hạn sinh phát triển, mọc xen lẫn là cây Sim, Mua

Ở trạng thái này chúng tôi thu đƣợc 17 loài, 11 họ, 14 chi. Trong 4 trạng thái thì trạng thái này có số loài, số chi và số họ ít nhất. Có 3 họ có 3 loài là họ Cúc (Asteraceae) có 3 loài gồm: Đại bi (Blumea balsamifera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber ), Tàu bay (Gynura crepidioides). Họ Mua (Melastomaceae) có 3 loài là Mua (Melastoma candidum), Mua lùn (M.

dodecandrum), Mua tép (M. dodecandrum). Họ Hòa Thảo (Poaceae) gồm Cỏ

gà (Cynodon dactylon), cỏ rác (Microstegium vagans), cỏ Lá tre (Oplismenus

composites), có một họ có 2 loài là Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) bao gồm:

Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Mò đỏ (C. paniculatum). Có 6 họ chỉ có 1 loài đó là Họ thông đất (Lycopodyaceae) có một loài là Thông đất (Psilotum nudum), Họ Bòng bong (Lygodiaceae) có một loài là Bòng bong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Psilotum nudum), Họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae) có một loài là Dƣơng xỉ

thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Họ Thầu dầu (Euphobriaceae) có một loài là Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria), Họ Long não (Lauraceae) có một loài là Tơ xanh (Cassytha filiformis), Họ Sim (Myrtaceae) có một loài là Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Họ Khúc khắc (Smilacaceae) có một loài là Kim cang lá to (Smilax perfoliata).

4.1.2.2. Trạng thái thảm cỏ cao

Trong khu vực nghiên cứu trạng thái thảm cỏ cao chiếm một diện tích không lớn, trạng thái này thƣờng phát triển trên đất sau nƣơng rẫy hoặc sau khai thác kiêt của một số rừng trồng. Vì vậy thành phần thực vật ở đây chủ yếu là các cây cỏ hạn sinh phát triển.

Trong trạng thái này chúng tôi thu đƣợc 29 họ, 54 chi và 57 loài. Họ có số loài lớn nhất là Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) gồm Sói rừng (Alchornea

rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu

vẽ (Breynia fruticosa), Đỏm (Bridelia minutiflora), Lộc mại lá dài

(Claoxxylon longifolium), Ba đậu (Croton tiglium), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Ba soi (Macaranga denticulate), Bùng bục (Mallotus barbatus),

Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Me rừng (Phyllanthus emblica), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria), Sòi tía (Sapium discolor). Họ Cúc (Asteraceae) gồm 6 loài là Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus

scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Tàu bay (Gynura crepidioides). Họ Hòa thảo (Poaceae) gồm 5 loài là Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè vè (Miscanthus floridulu), Cỏ lá tre (Oplismenus

composites), Cỏ chít (Thysanolaena maxima). Có 2 họ có 3 loài đó là Họ Đậu

(Fabaceae) gồm Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn dây rừng (Pueraria

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Asclepiadaceae) gồm Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas). Họ Dâu tằm (Moraceae) gồm Vú bò lông (Ficus

hirta), Vú bò đơn (Ficus simplicissima). Họ Du (Ulmaceae) gồm Hu đen

(Commarsonia bartramia), Hu đay (Trema orientalis). Có 22 họ có 1 loài gồm: Họ Thông đất (Lycopodyaceae) có loài Thông đất (Psilotum nudum), Họ Mộc Tặc (Equisetaceae) có loài Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum). Họ tóc vệ nữ (Adiantaceae) có loài Dớn đen (A. flabellulatum). Họ Bòng bong (Lygodiaceae) có loài Bòng bong (Psilotum nudum). Họ Dƣơng xỉ (Polypodiaceae) có loài Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus). Họ Dƣơng đào (Actinidiaceae) có loài Nóng lá to (Saurauia dillenioides). Họ Sau sau (Altingiaceae) có loài Sau sau (Liquidambar formosana). Họ Rau dền (Amaranthaceae) có loài Cỏ Xƣớc (Achyranthes aspera). Họ Xoài

(Anacardiaceae) có loài Muối (Rhus chinensis). Họ Gạo (Bombacaceae) có

loài Gạo rừng (Bombax ceiba). Họ Khoai lang (Convolvulaceae) có loài Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta). Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) có loài Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum). Họ Long não (Lauraceae) có loài Màng tang (Litsea cubeba). Họ mua (Melastomataceae) có loài Mua (Melastoma

candidum). Họ Xoan (Meliaceae) có loài Xoan (Melia azedarach). Họ Sim

(Myrtaceae) có loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa). Họ Rau sam (Portulacaceae) có loài Rau sam (Portulaca oleracea). Họ Cam (Rutaceae) có loài Chẻ ba (Euodia lepta). Họ Bồ đề (Styraceae) có loài Bồ đề trắng (S.

tonkinensis). Họ Đay (Tiliaceae) có loài Ké đay vàng (Triumfetta bartramia).

Họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có loài Tử Trâu (Callicarpa bodinieri).

4.1.2.3. Trạng thái thảm cây bụi

Trạng thái thảm cây bụi đƣợc phục hồi từ 4-5 năm trở lại đây, đƣợc phục hồi từ rừng tự nhiên nhƣng đã bị khai thác kiệt hoặc một số rừng trồng đã bị chặt trắng nay hình thành nên thảm cây bụi

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 41 - 134)