Cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng của quần xã

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 72 - 78)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.1.4. Cấu trúc phân tầng theo chiều thẳng đứng của quần xã

Cấu trúc tầng thứ là sự phân bố theo không gian của các tầng cây gỗ theo chiều thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài tham gia tổ thành. Nghiên cứu cấu trúc phân tầng của các trạng thái quần xã thực vật là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá quá trình phát triển của TTV. Qua nghiên cứu các trạng thái TTV tại khu vực nghiên cứu chúng tôi thấy cấu trúc hình thái ở trạng thái rừng thứ sinh gồm 4 tầng, Trạng thái thảm cây bụi phân thành 3 tầng, thảm cỏ thấp và thảm cỏ cao đều có 2 tầng. Chúng tôi sẽ đi sâu phân tích sự phân bố của các loài các dạng sống trong cấu trúc của từng thảm thực vật. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 4.5

Bảng 4.5: Cấu trúc thẳng đứng của các quần xã trong khu vực nghiên cứu

Tên trạng thái TTV Độ che phủ % Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ % Thành phần thực vật Thảm cỏ thấp 90% 2

1 0,5-2,2 10 Sim,Mua, Mua lùn, Mua tép 2 < 0,5 80 Cỏ lá tre, Cúc chỉ thiên, Cỏ gà, Cỏ rác, Kim cang lá to Thảm cỏ cao 85 2 1 1-1,7 30 Cỏ lá tre, Cỏ lá chít, Muối, Mảnh cộng, Bạc thau lá nhọn, Chó đẻ răng cƣa, Sòi tía, Bƣớm bạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lông… 2 < 1 60 Cỏ cứt lợn, Đại bi, Cỏ gà , Cỏ rác, Chè vè, Cỏ lá tre, Cúc chỉ thiên, Cỏ lào, Cỏ xƣớc, Muối Thảm cây bụi 50 3 1 3-5 40 Thích Bắc bộ, Chẻ ba, Nóng lá to, Nóng, Sơn rừng, Côm nhiều hoa, Sói rừng, Đom đóm, Đỏm, Vú bò đơn, Cơm nguội năm cạnh, Máu chó…

2 1-2 30

Mua lùn, Sim, Máu chó lá lớn, Trâm tía, Trâm núi, Hoắc quang, Mƣơng khao, Ngát vàng, Cao hùng đá, Ké đay vàng

3 < 0,5 20

Cỏ lá tre, Cỏ rác, Dƣơng xỉ, Thông đất, Quyển bá, Dền gai, Song nha kép, Cúc chỉ thiên , Bọ mắm rừng, Cỏ tranh, Dạ cẩm, Kim cang, Khúc khắc đỏ, Sa nhân …

Rừng thứ

sinh 90 4

1 12-18 60

Cáng lò, Sau sau, Đinh, Chò xanh, Dẻ gai Ấn Độ, Bồ két, Chò chỉ, Táu mật, Sồi lông, Sồi đĩa, Chẹo Ấn độ, Chẹo Bông, Kháo xanh, Kháo heo…

2 7-9 30

Cáng lò, Sau sau, Dẻ gai Ấn độ, Trám trắng, Trám đen, Giâu gia xoan, Thích bắc bộ, Vành anh, Tai chua, Dọc

3 1.5-5 20

Chẻ ba, Đỏm, Đinh, Bồ cu vẽ, Cù đề Petelot, Đơn nem, Găng răng nhọn, Gáo trắng, Bọt ếch lông,

4 < 1 10

Cỏ ba cạnh, Dƣơng xỉ thƣờng, Quyển bá, Cốt toái bổ, Cỏ xƣớc, Giền đỏ, Hà thủ ô trắng, Song nha kép, Sơn hoàng, Cải trời, Cỏ rác, Bách bộ, Sa nhân, Riềng gừng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1.4.1. Trạng thái thảm cỏ thấp

Ở trạng thái này quần xã có cấu trúc đơn giản, gồm 2 tầng:

Tầng 1: gồm các loài cây bụi có độ che phủ 10%, chiều cao 0,5-2,2m. các loài cụ thể là: Sim, Mua, Mua lùn…

Tầng 2: gồm các loài thân thảo, cao dƣới 0,5m là các loài: Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans)

Thực vật ngoại tầng chỉ có một loài duy nhất là Bòng bong (Psilotum nudum).

4.1.4.2. Trạng thái thảm cỏ cao

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy ở trạng thái này cũng có cấu trúc hình thái đơn giản chỉ gồm 2 tầng chính đó là :

Tầng thứ 1: có chiều cao trung bình 1- 1,7m , thƣờng là những khoảnh nhỏ hình thành trên đất sau nƣơng rẫy hoặc rừng trồng đã bị khai thác trắng. Tầng này bao gồm các cây bụi và một số cây thân cỏ nhƣ: Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ lá chít (Thysanolaena maxima), Muối (Rhus

chinensis), Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria), Sòi tía (Sapium discolor),

Bƣớm bạc lông (Mussaenda pubescens)…Độ che phủ của tầng khoảng 30%. Tầng thứ 2 có chiều cao trung bình dƣới 1m gồm các loài cây thân cỏ và thân bụi nhƣ: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đại bi (Blumea

balsamifera), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Chè

vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cúc chỉ thiên (Blumea balsamifera), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ xƣớc (Achyranthes

aspera)… độ che phủ của tầng là 60%

Thực vật ngoại tầng có Bòng bong (Psilotum nudum), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Sắn dây rừng (Pueraria montana)…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1.4.3. Trạng thái thảm cây bụi

Ở trạng thái này đã phân chia thành 3 tầng bao gồm:

Tầng thứ 1: Tầng này gồm các cây gỗ nhỏ và cây bụi có chiều cao trung bình từ 3-5m độ che phủ 40%, có các loài là: Thích Bắc bộ (Clinacanthus nutans), Chẻ ba (Euodia lepta), Nóng lá to (Saurauia

dillenioides), Nóng (S. tristyla), Sơn rừng (Rhus succedanea), Côm nhiều hoa

(Elaeocarpus floribundus), Sói rừng (Alchornea rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides), Đỏm (Bridelia minutiflora), Vú bò đơn (F.

simplicissima), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegona), Máu chó

(Knema globularia)…

Tầng thứ 2 bao gồm các cây có chiều cao từ 1-2m chủ yếu gồm một số cây gỗ, cây bụi nhƣ: Mua lùn (M. dodecandrum), Sim (Rhodomyrtus

tomentosa), Máu chó lá lớn (Knema pierrei), Trâm tía (Syzygium cumini),

Trâm núi (Syzygium levinei), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Mƣơng khao (Hainania trichosperma), Ngát vàng (Gironniera subaequilis)…Độ che phủ của tầng là 50%

Tầng thứ 3: bao gồm các loài có chiều cao < 0,5m nhƣ: Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Cỏ rác (Microstegium vagans), Dƣơng xỉ (Cyclosorus parasiticus), Thông đất (Psilotum nudum), Quyển bá (Selaginella

involvens), Dền gai (Amaranthus spinosus), Song nha kép (Bidens bipinnata),

Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bọ mắm rừng (Pouzolzia sanguinea), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Kim cang (Smilax perfoliata), Khúc khắc đỏ (Smilax prolifera), Sa nhân (Amomum villosum)…

Thực vật ngoại tầng gồm một số loài nhƣ: Bòng bong (Psilotum nudum), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Cẩm cù (Hoya carnosa), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1.4.4. Trạng thái rừng thứ sinh

Trạng thái này đã phân chia thành 4 tầng rõ rệt

Tầng thứ 1: gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình từ 12- 18m gồm các loài cây gỗ nhƣ: Cáng lò (Betula alnoides), Sau sau (Liquidambar

formosana), Đinh (Markhamia stipulata), Chò xanh (Terminalia myriocarpa),

Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Bồ kết (Gleditsia australis), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Táu mật (Vatica odorata), Sồi lông (Lithocarpus

amygdafolia), Sồi đĩa (Quercus platycalyx), Chẹo Ấn độ (Engelhardtia roxburghiana), Chẹo Bông (E. spicata), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata),

Kháo heo (Cryptocarya obtusifolia)…tầng này có độ che phủ khá cao (60%) Tầng thứ 2: Gồm các cây gỗ có chiều cao trung bình 7-9m chủ yếu là các cây gỗ nhỏ nhƣ: Cáng lò (Betula alnoides), Sau sau (Liquidambar

formosana), Dẻ gai Ấn độ (Castanopsis indica), Trám trắng (Canarium album),

Trám đen (Canarium tramdenum), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Thích bắc bộ (Acer tonkinense), Vành anh (Saraca dives), Tai chua (Garcinia

cowa), Dọc (G. multiflora)…Độ che phủ của tầng khoảng 30%

Tầng thứ 3: chủ yếu là các cây bụi và các cây gỗ nhỏ có chiều cao trung bình 1,5- 5m bao gồm: Chẻ ba (Euodia lepta), Đỏm (Bridelia minutiflora), Đinh (Markhamia stipulata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Cù đề Petelot (B.

petelotii), Đơn nem (M. perlarius), Găng răng nhọn (Aidia oxyodonta), Gáo

trắng (Neolamarckia cadamba), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum)…Độ che phủ của tầng này thấp (20%)

Tầng thứ 4 có chiều cao trung bình dƣới 1m bao gồm các loài thân cỏ là chủ yếu gồm: Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Quyển bá (Selaginella involvens), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Giền đỏ (Xylopia vielana), Song nha kép (Bidens

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Microstegium vagans), Sa nhân (A. villosum), Riềng gừng (Alpinia

conchigera)… Số loài cây gỗ tái sinh ở tầng này gặp một số ít loài nhƣ Dẻ gai Ấn

độ (Castanopsis indica), Chẹo Ấn độ (Engelhardtia cochinchinense), Cáng lò (Betula alnoides)…Độ che phủ của tầng này rất thấp (10%).

Thực vật ngoại tầng bao gồm các loài: Dần tòong (Gynostemma

pentaphyllum), Ông lão ten (Clematis cadmia), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bách bộ (Stemona tuberosa),

Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của các quần xã thực vật tại xã Bạch Đằng chúng tôi có một số nhận xét nhƣ sau:

Cấu trúc hình thái của các quần xã đã có sự thay đổi rất lớn về thành phần loài theo thời gian, thời gian phục hồi càng dài thì số lƣợng cây gỗ tăng lên, cấu trúc phức tạp hơn nhiều so với trạng thái có thời gian phục hồi ngắn. Cụ thể nhƣ sau:

-Ở trạng thái Thảm cỏ thấp gồm 2 tầng rõ rệt, chủ yếu gồm các loài thuộc họ Cỏ, có một số loài cây bụi nhƣ Sim, Mua…

-Trạng thái Thảm cỏ cao phân hóa thành 2 tầng nhƣng chƣa rõ rệt, thành phần loài ở đây vẫn chủ yếu là các loài cỏ cao và một số cây bụi nhỏ

-Trạng thái thảm cây bụi đã phân thành 3 tầng : Tầng cây gỗ nhỏ (cao 3-5m ); tầng cây bụi (cao 1-2m); tầng thảm tƣơi (cao <0,5m).

-Trạng thái rừng thứ sinh đã có cấu trúc 4 tầng : tầng cây gỗ trƣởng thành (cao 12-18m), tầng cây gỗ nhỏ (cao 7-9m), thảm cây bụi (cao 1,5 -5m), tầng thảm tƣơi (cao dƣới 1m)

Ngoài ra ở các trạng thái thảm thực vật đều có thực vật ngoại tầng (dây leo), các trạng thái thảm cây bụi và rừng thứ sinh đã có sự phân hóa theo các cấp chiều cao khác nhau chủ yếu là các cây gỗ, cây bụi nhỏ. Qua đó theo thời gian cho ta thấy quá trình tái sinh phục hồi rừng luôn diễn ra khá mạnh mẽ, luôn có sự thay thế luân phiên của các dạng thích nghi hơn và luôn đào thải các dạng kém thích nghi khi độ khép tán của rừng tăng lên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)