3. Giới hạn nghiên cứu
2.2.1. Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê của huyện năm 2009 toàn huyện có 63.515 nhân khẩu chiếm 12.4% dân số tỉnh Cao Bằng. Dân cƣ huyện Hòa An phân bố không đồng đều, ở vùng núi dân cƣ thƣa thớt, trong đó ở vùng đồng bằng dân cƣ phân bố đông đúc. Mật độ dân số bình quân là 95 ngƣời /km2
, cao nhất là ở thị trấn Nƣớc Hai (2568.4 ngƣời/km2 ), thấp nhất là xã Lê Chung (32 ngƣời /km2
). Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các huyện khác trong tỉnh Cao Bằng.
Cộng đồng dân cƣ gồm 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông. Trình độ dân trí không đồng đều, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán cũ, lạc hậu.
Xã Bạch Đằng có 2215 nhân khẩu, chiếm 3,4% dân số toàn huyện với 536 hộ dân. Mật độ dân số trung bình là 36.1 ngƣời/km2
gồm 4 dân tộc chủ yếu là: Tày, Nùng, Kinh, Dao trong đó Tày, Nùng chiếm đại đa số.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Toàn xã có 1205 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 54.4% dân số. Hầu hết dân số sống ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong đó có 2 trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong và nuôi lợn rừng. Số lao động có trình độ đại học là 49 ngƣời (chiếm 2.21%), trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật là 210 (chiếm 9.4%). Nhìn chung nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào, tuy nhiên lực lƣợng lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp phần lớn chƣa qua đào tạo, vẫn quen phƣơng thức sản xuất cũ, đây là trở ngại đối với sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.