Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 72)

3. Giới hạn nghiên cứu

4.1.3. Thành phần dạng sống tại các điểm nghiên cứu

Một trong những nội dung quan của việc nghiên cứu bất cứ hệ thực vật nào là phân tích phổ dạng sống. Vì dạng sống là một đặc tính biểu hiện sự thích nghi của thực vật với môi trƣờng sống, nên việc nghiên cứu dạng sống sẽ cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ thể với điều kiện tự nhiên của môi trƣờng.

Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng nhƣ cả hệ sinh thái. Dạng sống đƣợc thể hiện trên từng cá thể loài và các loài đó đƣợc tập hợp thành những quần xã riêng biệt phản ánh môi trƣờng sống nơi đó. Mỗi dạng sống có một kiểu trao đổi năng lƣợng khác nhau và trở thành một đơn vị cấu trúc sinh thái quan trọng của quần xã.

Trong phần thống kê này chúng tôi áp dụng thang phân loại dạng sống cho khu vực nghiên cứu của Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999). Đó là xem xét vị trí chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi cho sinh trƣởng, thang phân loại gồm 5 dạng sống cơ bản

1.Cây có chồi cao trên mặt đất (Phanerrophytes) - Ph 2. Cây chồi sát đất (Chamerophytes) – Ch

3. Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) – He 4. Cây chồi ẩn ( Cryptophytes) – Cr

5. Cây chồi 1 năm ( Theophytes) – Th

Kết quả nghiên cứu dạng sống đƣợc trình bày ở bảng 4.3 và hình 4.3

Bảng 4.3: Thành phần dạng sống thực vật trong khu vực nghiên cứu Dạng sống

Chỉ tiêu NC Ph Ch He Cr Th

Số lƣợng loài 371 15 65 14 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.3: Thành phần dạng sống trong khu vực nghiên cứu

Qua số liệu bảng 4.3 và hình 4.3 cho thấy, trong KVNC có đầy đủ 5 dạng sống. Dạng chồi trên đất (Ph) chiếm tỉ lệ cao nhất 76.5%, tiếp đến là dạng chồi nửa ẩn (He) 13,4%, Cây một năm (Th) chiếm 4,12%, cây chồi sát đất (Ch) chiếm 3,09%, còn lại là cây chồi ẩn (Cr) chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,89%).

Để đánh giá thành phần dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật tại KVNC, chúng tôi đã thống kê và tổng hợp trong bảng 4.4 và hình 4.4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 4.4: Tỷ lệ (%) của các dạng sống trong các trạng thái thảm thực vật KVNC

Các kiểu dạng sống

Thảm cỏ thấp Thảm cỏ cao Thảm cây bụi Rừng thứ sinh Tính chung

cho các trạng thái Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ %

1.Cây có chồi trên mặt đất (Ph) 7 41,2 33 58,93 127 77,91 204 81,93 371 76.5

2.Cây có chồi sát đất (Ch) 0 0 3 5,36 5 3,07 7 2,81 15 3,09

3.Cây có chồi nửa ẩn (He) 7 41,2 13 23,2 20 12,28 26 10,44 65 13,4

4.Cây chồi ẩn (Cr) 0 0 2 3,56 5 3,07 7 2,81 14 2,89

5.Cây sống 1 năm (Th) 3 17,6 5 8,93 6 3,68 5 2,01 20 4,12

Tổng cộng 17 100 57 100 163 100 249 100 485 100

5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hình 4.4: Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TTV

Qua số liệu bảng 4.4 ta thấy tổng số loài thực vật trong Thảm cỏ thấp là thấp nhất (17), sau đó là Thảm cỏ cao có số lƣợng là 56, tiếp theo là Thảm cây bụi (163), cao nhất là Rừng thứ sinh có số lƣợng loài 240. Trong 4 trạng thái nghiên cứu thì trạng thái thảm cỏ thấp chỉ có 3 dạng sống đó là Dạng chồi trên đất (Ph), dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 41,2%, và cây một năm (Th) chiếm 17.6%. Ba trạng thái còn lại đều có đầy đủ 5 dạng sống: Dạng cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm tỷ lệ lớn nhất là 76%, tiếp đến là dạng cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 13.69%, cây một năm (Th) chiếm 4.21%, cây có chồi sát mặt đất (Ch) là 3.16% và cuối cùng là cây chồi ẩn chiếm 2.95%.

Nhƣ vậy dạng sống thực vật ở đây đã thể hiện đƣợc tính chất nhiệt đới điển hình, trong đó nhóm cây chồi trên mặt đất (nhóm cây đại diện cho vùng nhiệt đới – Ph) chiếm ƣu thế hoàn toàn so với các dạng sống còn lại (là những đại diện cho các hệ thực vật vùng ôn đới, ôn đới bán hoang mạc (Ch, He, Cr,Th). Từ kết quả ở bảng 4.4 ta có công thức phổ dạng sống trong các kiểu thảm tại khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vực xã Bạch Đằng, huyện Hòa An theo Raunkiaer (1934) nhƣ sau:

SB = 76,0 Ph + 3,16 Ch + 13,68 He + 2,95 Cr + 4,21 Th

Để thấy rõ ảnh hƣởng qua lại giữa điều kiện tự nhiên và các dạng sống thực vật chúng tôi sẽ đi sâu phân tích tính đa dạng của các dạng sống trong từng trạng thái thảm thực vật trong KVNC.

4.1.3.1. Trạng thái thảm cỏ thấp

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy trạng thái thảm cỏ thấp có các dạng sống (Ph, He, Th) và số lƣợng loài trong mỗi dạng sống không nhiều. Trong quần xã này dạng chồi trên mặt đất (Ph) có 7 loài chiếm tỷ lệ 41.2% bao gồm: Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria), Mua (Melastoma candidum), Mua lùn (M. dodecandrum), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Tơ xanh (Cassytha filiformis), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mò đỏ (Clerodendrum

paniculatum); Dạng chồi nửa ẩn (He) cũng có 7 loài chiếm 41.2% bao gồm:

Thông đất (Psilotum nudum), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Mua tép (Osbeckia chinensis,) Cỏ lá tre (Oplismenus compositus), Kim cang lá lo (Smilax perfoliata). Dạng cây 1 năm (Th) có 3 loài chiếm 17.6% gồm: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Đại bi (Blumea balsamifera).

4.1.3.2.Trạng thái thảm cỏ cao

Trong trạng thái này có đầy đủ 5 dạng sống. Số loài cao nhất là dạng chồi trên mặt đất (Ph), tiếp theo là dạng chồi nửa ẩn (He), cây một năm (Th), chồi sát đất (Ch), số loài thấp nhất là chồi ẩn (Cr).

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 58.93% số loài gồm 33 loài là Nóng lá to (Saurauia dillenioides), Sau sau (Liquidambar formosana), Muối (Rhus chinensis), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Gạo rừng (Bombax ceiba), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Đỏm (Bridelia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

minutiflora), Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Ba soi (Macaranga denticulata), Bùng bục (M. barbatus), Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Me

rừng (Phyllanthus emblica), Chó đẻ răng cƣa (Phyllanthus urinaria), Sòi tía (Sapium discolor), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica), Màng tang (Litsea cubeba), Mua (Melastoma

candidum), Xoan (Melia azedarach), Vú bò lông (Ficus hirta), Vú bò đơn (F. simplicissima), Đơn nem (M. perlarius), Mặt cắt (Myrsine seguinii), Sim

(Rhodomyrtus tomentosa), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Bƣớm bạc lông (Mussaenda pubescens), Chẻ ba (Euodia lepta), Bồ đề trắng (Styrax

tonkinensis), Ké đay vàng (Triumfetta bartramia), Hu đen (Commarsonia bartramia), Hu đay (Trema orientalis), Tử trâu (Callicarpa bodinieri) .

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) có 13 loài chiếm 23.2% bao gồm: Thông đất (Psilotum nudum), Cỏ quản bút (Equisetum ramosissimum), Dớn đen (Adiantum

flabellulatum), Bòng bong (Psilotum nudum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber),

Tàu bay (Gynura crepidioides), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus

compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima).

Nhóm cây 1 năm (Th) có 5 loài chiếm 8.93% bao gồm các loài sau: Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ cứt lợn (Ageratum

conyzoides), Đơn buốt (Bidens pilosa), Đại bi (Blumea balsamifera).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 5.36 % bao gồm 3 loài đó là: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Đại hái (Hodgsonia macrocarpa), Đuôi chồn (Uraria crinite).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 3.56% bao gồm 2 loài là: Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas).

4.1.3.3. Trạng thái thảm cây bụi

Trong trạng thái này cũng có đủ 5 dạng sống. Dạng sống có dạng chồi cao nhất là dạng Chồi trên mặt đất (Ph), Tiếp đến là dạng Chồi nửa ẩn (He), dạng Cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1 năm (Th), Chồi sát đất (Ch) và dạng Chồi ẩn (Cr) có số loài thấp nhất.

Nhóm cây chồi trên đất (Ph) gồm 127 loài chiếm 77.91% là Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Tƣớc sàng (Justicia procumbens), Thích Bắc Bộ (Acer

tonkinense), Nóng (Sauraui tristyla), Sau sau (Liquidambar formosana),

Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Muối (Rhus chinensis), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Lãnh công lông mƣợt (F.villosissimum), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Cao su hồng (Ecdysanthera rosea), Đáng (Heteropanax fragrans), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Cáng lò (Betula alnoides), Kè đuôi lông (Markhamia caudafelina), Núc nác (Oroxylum indicum), Gạo rừng (Bombax ceiba), Trám trắng (Canarium

album), Móng bò dây (Bauhinia pyrrhoclada), Muồng lông (Cassia hirsuta),

Bồ kết (Gleditsia australis), Lim vang (Pelthophorum tonkinense), Dọc (Garcinia multiflora), Bứa lá thuôn (G. oblongifolia), Sổ bà (Dillenia indica), Chạc chìu (Tetracera scandens), Hồng rừng (Diospyros kaki), Côm nhiều hoa (Elaeocarpus floribundus), Sói rừng (Alchornea rugosa), Đom đóm (Alchornea trewioides), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ (Breynia

fruticosa), Đỏm (Bridelia minutiflora), Lộc mại lá dài (Claoxylon longifolium), Ba đậu (Croton tiglium), Vạng trứng (Endospermum chinense),

Bọt ếch lông (Glochidion eriocarpum), Ba soi tai (Macaranga auriculata), Ba soi (M. denticulata), Bục trắng (Mallotus apelta), Bục bạc (M. paniculatus), Chẩn đỏ (Microdermis caseariaefolia), Me rừng (Phyllanthus emblica), Sòi tía (Sapium discolor), Dây mật (Derris elliptica), Thóc lép (Desmodium

gangeticum), Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Ràng ràng xanh (Ormosia pinnata), Dẻ gai Ấn Độ (Castannopsis indica), Dẻ gai đỏ (C. hystrix), Sồi

vàng (Lithocarpus tubulosus), Lộ nồi Hải Nam (H. hainanensis), Thành nghạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Thành nghạnh đẹp (C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

roxburghiana), Cơi (Pterocarya stenoptera), Kháo nhớt (Actinodaphne cochinchinensis), Chắp xanh (Beilschmidedia percoriacea), Tơ xanh

(Cassytha filiformis), Kháo xanh (Cinnadenia paniculata), Re gừng (Cinnamomum illicioides), Nanh chuột (Cryptocarya lenticellata), Mò lông (Litsea amara), Màng tang (Litsea cubeba), Kháo vàng (Machilus bonii), Kháo hôi (Phoebe pallida), Mua lùn (Melastoma dodecandrum), Gội núi (Aglaia roxburghiana), Xoan (Melia azedarach), Xoan núi (Walsura bonii), Muồng ràng ràng (Adenanthera microsperna), Dƣớng (Broussonetia

papyrifera), Vú bò lông (Ficus hirta), Ngái (F. hispida), Sung (F. rasemosa),

Vú bò đơn (F. simplicissima), Cơm nguội năm cạnh (Ardisia quinquegona), Đơn Ấn Độ (Myrsine indica), Đơn nem (M. perlarius), Sim (Rhodomyrtus

tomentosa), Trâm tía (Syzygium cumini), Trâm núi (Syzygium levinei), Nhài

dây (Jasminum funale), Chẩn (Microdesmis caseariafolia), Đìa sụn (Heliciopsis lobata), Dây vằng trắng (C. granulata), Dành dành (Gardenia

augusta), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn (He) chiếm 12,28% có 12 loài là: Thông đất (Psilotum nudum), Tóc thần vệ nữ (Adiantum capillus – veneris), Dớn đen (A.

flabellulatum), Bòng bong (Psilotum nudum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Trung quân (Ancistrocladus scandens), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Cao hùng đá (Elatostema rupestre), Gai ráp (Maoutia puya), Chìa vôi (Cissus repens), Tứ thƣ gân dẹt

(Tetrastigma planicaule), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ lá tre (Oplismenus

compositus), Cỏ chít (Thysanolaena maxima), Kim cang lá to (Smilax perfoliata),

Khúc khắc đỏ (Smilax prolifera), Bách bộ (Stemona tuberosa).

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 3.68% bao gồm 6 loài là: Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Song nha kép (Bidens bipinnata), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Tù tì (Amaranthus spinosus), Cỏ rác (Microstegium

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vagans), Dền gai (Amaranthus spinosus).

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 3.07% gồm 5 loài là: Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sói láng (Sarcandra glabra), Đại hái (Hodgsonia

macrocarpa), Lài trâu (Tabernaemontana bovina), Đuôi chồn (Uraria crinita).

Nhóm cây chối ẩn (Cr) chiếm 3,07% bao gồm 5 loài: Guột (Dicranopteris linearis), Dây hạt bí (Dischidia acuminate), Cẩm cù (Hoya

carnosa), Riềng gừng (Alpinia conchigera), Sa nhân (A. villosum). 4.1.3.4. Trạng thái rừng thứ sinh

Ở trạng thái này có đầy đủ cả 5 dạng sống. Khác với 3 trạng thái ở trên trạng thái này có số lƣợng loài nhiều nhất (204 loài), cao nhất là dạng chồi trên mặt đất (Ph), tiếp theo là Chồi nửa ẩn (He), chồi sát đất (Ch), chồi ẩn (Cr), cuối cùng là cây 1 năm (Th).

Nhóm cây chồi trên mặt đất (Ph) chiếm 81.5% và có số lƣợng loài cao nhất là 203 loài bao gồm: Mảnh cộng (Clinacanthus nutans), Thích Bắc Bộ (Acer tonkinense), Nóng lá to (Saurauria dillenioides), Nóng (S. tristyla), Thôi ba Trung hoa (Alangium chinense), Sau sau (Liquidambar formosana), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Xoan nhừ (Choerospondias

axillaris), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Hoa dẻ thơm (Desmos chinensis), Dời dơi (Fissistigma polyanthoides), Nhọc (Polyalthia cerasoides), Giền đỏ (Xylopia vielana), Thừng mực trâu (Holarrhena antidysenterica), Thừng mực lông (Wrightia pubescens), Đơn châu chấu

(Aralia armata), Đu đủ gai (Aralia dasyphylla), Đáng (Heteropanax

fragrans), Cáng lò (Betula alnoides), Đinh thối (Fernandoa brilletii), Kè đuôi

lông (Markhamia caudafelina), Đinh (Markhamia stipulata), Rà đẹt lửa (Radermachera ignea), Trám trắng (Canarium album), Trám chim (Canarium

tonkinense), Trám đen (Canarium tramdenum), Cọ phèn (Protium serratum),

Móng bò trắng (Bauhinia acuminata), Móng bò dây (B. pyrrhoclada), Vuốt hùm (Caelalpinia minax), Muồng lông (Cassia hirsuta), Lim xanh (Erythrophleum

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

fordii), Bồ kết (Gleditsia australis), Lim vang (Pelthophorum tonkinense), Vàng

anh (Saraca dives), Tai chua (Garcinia cowa), Trai lý (G.fagraeoides), Chò xanh (Terminalia myriocarpa), Chò nâu (Dipterocarpus retusus), Chò chỉ (Parashorea

chinensis), Táu mật (Vatica odorata)…

Nhóm cây chồi nửa ẩn chiếm 10.44% gồm 26 loài là: Quyển bá (Selaginella involvens), Tóc thần vệ nữ (Selaginella involvens), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Bòng bong (Psilotum nudum), Dƣơng xỉ thƣờng (Cyclosorus parasiticus), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Đình lịch (Hygrophyla salicifolia), Cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), Trung quân (Ancistrocladus scandens), Bồ công anh hoa tím (Cichorium intybus), Tàu bay (Gynura crepidioides), Rau bao (Sonchus arvensis), Bạc thau lá nhọn (Argyreia acuta), Bìm bìm hoa vàng (Merremia hederacea), Trân trâu đứng (Lysimachia decurrens)….

Nhóm cây chồi sát đất (Ch) chiếm 2.81% gồm 7 loài đó là: Thanh táo (Justicia gendarussa), Dây hạt bí (Dischidia acuminata), Dây thìa canh (Gymnema sylvestre), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Đuôi chồn (Uraria

crinita), Thƣờng sơn (Dichroa febrifuga), Lá khôi (Ardisia sylvestris).

Nhóm cây chồi ẩn (Cr) chiếm 2.81% bao gồm các loài: Chuối rừng (Musa acuminata), Riềng gừng (Musa acuminata), Sa nhân tím (Amomum

longiligulare), Sa nhân (Amomum longiligulare)…

Nhóm cây một năm (Th) chiếm 2.41% gồm 5 loài là: Song nha kép (Bidens bipinnata), Sơn hoàng (Blainvillea acmella), Cải trời (Blumea

lacera), Tù tì (Microstegium vagans), Cỏ rác (Microstegium vagans).

*Tóm lại:

Trong 4 trạng thái thảm thực vật ở KVNC, trạng thái thảm cỏ thấp chỉ có 3 dạng sống là dạng chồi trên mặt đất (Ph), dạng chồi nửa ẩn (He) và dạng cây một năm. Còn 3 trạng thái còn lại là Thảm cỏ cao, Thảm cây bụi và Rừng thứ sinh có đầy đủ 5 dạng sống là Ph (Phanerrophytes): Cây chồi trên đất; Ch (Chamerophytes): Cây chồi sát đất; He (Hemicryptophytes): Cây chồi nửa ẩn;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cr (Cryptophytes): Cây chồi ẩn; Th (Theophytes): Cây một năm.

Ở 3 trạng thái Thảm cỏ cao, Thảm cây bụi, Rừng thứ sinh, thì nhóm dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) chiếm ƣu thế. Trong đó trạng thái rừng thứ sinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,5%, tiếp đến là trạng thái thảm cây bụi 77.91%. Tỷ lệ các dạng sống cây chồi sát mặt đất (Ch), cây chồi nửa ẩn (He), cây chồi ẩn (Cr), cây 1 năm (Th) có sự chênh lệch nhau không quá nhiều. Trạng thái thảm cỏ thấp và thảm cỏ cao có tỷ lệ chồi nửa ẩn (He) lớn nhất là 41.2% và 23.2% trong khi đó trạng thái rừng thứ sinh chỉ có 10,44%, tiếp đến là cây chồi trên mặt đất (Ph), Cây sống 1 năm (Th), Cây chồi sát đất (Ch) và thấp nhất là cây chồi ẩn (Cr).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)