Sông suối thủy văn

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 134)

3. Giới hạn nghiên cứu

2.1.4. Sông suối thủy văn

Dòng sông chính là sông Bằng bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Cao Bằng theo hƣớng tây bắc – đông nam và đổ về Trung Quốc tại ngã 3 sông Bắc Vọng. Hệ thống các chi lƣu sông Bằng gồm suối Củn, suối Nậm Pảng phía Bắc, sông Hiến, Khuổi Hốc… ở phía nam, tạo thành mạng lƣới sông suối phân bố khá đều trên toàn khu vực.

Chế độ thủy văn sông rất phức tạp, thay đổi theo mùa, ngoài nhiệm vụ là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất, đời sống của nhân dân còn là đƣờng giao thông thủy có ý nghĩa quan trọng trong vận chuyển lâm sản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặc biệt hồ Khuổi Lái thuộc xã Bạch Đằng, có mặt nƣớc rộng, chỉ cách thị xã 5km, có tiềm năng phát triển lâm nghiệp kết hợp du lịch sinh thái.

2.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

- Địa chất: theo tài liệu Địa chất miền Bắc Việt Nam, huyện Hòa An có nền địa chất đƣợc hình thành từ kỉ Đêvôn, cách đây khoảng 250-270 triệu năm. Trải qua quá trình phong hóa, biến động địa chất, đã tạo nên những vết lồi lõm, đứt gãy hoặc tạo thành những khối lớn xếp đối xứng hay liên tục, đặc biệt là tạo thành thung lũng Hòa An chạy dọc theo đƣờng đứt gãy Cao bằng- Lạng Sơn, một trong những thung lũng lớn nhất của tỉnh Cao bằng. Quá trình phong hóa hay biến động địa chất đã tạo nên các nhóm đá mẹ đặc trƣng: phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết, đá mác ma axit, đá macma bazo.

- Thổ nhƣỡng: Theo hệ thống phân loại đất Việt Nam và bản đồ thổ nhƣỡng, huyện Hòa An có các loại đất sau:

+ Đất feralit vàng đỏ trên núi thấp: Loại đất này phân bố trên vùng núi thấp hoặc địa hình lƣợn sóng (độ cao từ 300m đến< 700m). Đất có thành phần cơ giới nhẹ, có tích lũy Al, Fe nên có màu vàng hoặc đỏ. Mức tích lũy phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình và lớp phủ thực vật (bao gồm các xã Chu Trinh, xã Ngũ Lão, Xã Nguyễn Huệ, xã Bạch Đằng, xã Hà Trì, xã Trƣng Vƣơng )

+ Đất feralit màu vàng đỏ điển hình vùng đồi: loại đất này phát triển trên đá phiến biến chất và phù sa cổ. Đất có thành phần cơ giới trung bình, tầng tích tụ có thành phần cơ giới nặng hơn phân bố trên địa bàn (gồm các xã Bạch Đằng, xã Bình Dƣơng, xã Lê Chung)

+ Nhóm đất phù sa do sông suối bồi đắp: nhóm đất này đƣợc hình thành do quá trình bồi tích và dốc tụ của phù sa sông suối, phân bố dọc theo thung lũng nhỏ nằm xen kẽ giữa những vùng núi hoặc máng trũng trong lƣu vực các con sông tạo thành những dải phù sa nhỏ bé

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Núi đá: núi đá có độ dốc lớn tập trung ở các xã Nguyễn Huệ, Ngũ Lão, Chu Trinh, Trƣng Vƣơng. Chỉ có một diện tích nhỏ các loại đất đƣợc tạo thành trong các thung lũng hẹp xen giữa các khối đá hoặc chân núi.

2.1.6. Tài nguyên rừng

Hòa An có diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lƣợng không còn nhiều, rừng trung bình hiện nay còn rất ít, chủ yếu là rừng phục hồi. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu…

Xã Bạch Đằng có tổng diện tích tự nhiên là 6010 ha trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 4990 ha gồm: rừng tự nhiên 4012 ha (rừng gỗ: 3713 ha; rừng hỗn giao: 298,7 ha), rừng trồng: 209.1 ha.

Do diện tích, chất lƣợng rừng suy giảm (không còn rừng nguyên sinh, rừng giàu mà chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi) nên hệ động, thực vật và lâm sản ngoài gỗ khá nghèo nàn. Về động vật chỉ có các loài thú nhỏ, về thực vật các loài cây quý số lƣợng cá thể không còn nhiều. Lâm sản ngoài gỗ có tre, nứa, song, mây, chít… nhƣng sản lƣợng không nhiều.

2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu

2.2.1. Nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê của huyện năm 2009 toàn huyện có 63.515 nhân khẩu chiếm 12.4% dân số tỉnh Cao Bằng. Dân cƣ huyện Hòa An phân bố không đồng đều, ở vùng núi dân cƣ thƣa thớt, trong đó ở vùng đồng bằng dân cƣ phân bố đông đúc. Mật độ dân số bình quân là 95 ngƣời /km2

, cao nhất là ở thị trấn Nƣớc Hai (2568.4 ngƣời/km2 ), thấp nhất là xã Lê Chung (32 ngƣời /km2

). Mật độ dân số này thuộc loại cao so với các huyện khác trong tỉnh Cao Bằng.

Cộng đồng dân cƣ gồm 5 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông. Trình độ dân trí không đồng đều, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán cũ, lạc hậu.

Xã Bạch Đằng có 2215 nhân khẩu, chiếm 3,4% dân số toàn huyện với 536 hộ dân. Mật độ dân số trung bình là 36.1 ngƣời/km2

gồm 4 dân tộc chủ yếu là: Tày, Nùng, Kinh, Dao trong đó Tày, Nùng chiếm đại đa số.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Toàn xã có 1205 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 54.4% dân số. Hầu hết dân số sống ở nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trong đó có 2 trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong và nuôi lợn rừng. Số lao động có trình độ đại học là 49 ngƣời (chiếm 2.21%), trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật là 210 (chiếm 9.4%). Nhìn chung nguồn nhân lực trong vùng khá dồi dào, tuy nhiên lực lƣợng lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp phần lớn chƣa qua đào tạo, vẫn quen phƣơng thức sản xuất cũ, đây là trở ngại đối với sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng.

2.2.2. Thực trạng về kinh tế

Xã Bạch Đằng là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Đến năm 2011 còn 39 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo. Kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại chƣa phát triển.Thu nhập bình quân khoảng 6,5 triệu đồng/ ngƣời/ năm bằng 94% mức trung bình toàn huyện. Các cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, đậu tƣơng, thuốc lá, mía. Năng suất đạt mức bình quân so với toàn huyện. Bình quân lƣơng thực đạt 480 kg/ ngƣời/năm.

Vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm. Thu nhập từ chăn nuôi chiểm tỷ trọng quan trọng trong các hộ gia đình, vật nuôi để lợi dụng tài nguyên rừng chỉ có ong mật nhƣng sản lƣợng không lớn. Ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong nền kinh tế, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là bảo vệ, trồng rừng phòng hộ.

Ngành thủy sản chƣa phát triển, mặt nƣớc ao hồ sông suối chƣa đƣợc sử dụng để nuôi trồng thủy sản.

2.3. Cơ sở hạ tầng

2.3.1. Giao thông, thủy lợi

Toàn xã có 14 km đƣờng quốc lộ 3, còn lại các đƣờng liên thôn liên xóm chủ yếu là đƣờng đất với 32km. Tuy nhiên việc đi lại vẫn gặp nhiều khó khăn do đƣờng bị hƣ hỏng nặng mà không đƣợc đầu tƣ nâng cấp

Hệ thống thủy lợi hầu hết là công trình tự chảy 80% chƣa đƣợc kiên cố hóa. Cả xã có một hồ, một suối và sông Hiến, chỉ có khu vực Nà Roác đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng 3 tuyến kênh mƣơng cung cấp cho sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp từ Hồ Khuổi Lái, các xóm còn lại là những hệ thống kênh mƣơng nhỏ nhƣng vẫn đủ nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

2.3.2. Điện, nước sạch

Có 5/12 xóm đƣợc hƣởng điện lƣới quốc gia, các xóm còn lại chủ yếu ngƣời dân tự kéo điện hoặc sử dụng các máy phát điện nhỏ phục vụ sản xuất sinh hoạt. Số hộ sử dụng điện cho sản xuất kinh doanh đặc biệt là sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp không đáng kể.

Hệ thống nƣớc sạch phục vụ sinh hoạt cho ngƣời dân chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ, chỉ có 5 xóm đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ công trình nƣớc sạch, còn lại chủ yếu ngƣời dân đều lấy từ nguồn nƣớc ngầm (nƣớc khoan, giếng khơi) hay nƣớc khe, vấn đề vệ sinh tƣơng đối đảm bảo sức khỏe.

2.4. Thực trạng về văn hóa - xã hội

2.4.1. Y tế

Mạng lƣới cơ sở y tế từ huyện đến xã đã đƣợc củng cố nâng cấp đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khám và chữa bệnh của ngƣời dân. Xã Bạch Đằng có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, đƣợc xây dựng kiên cố với 1 bác sĩ, 1 y tá và 1 dƣợc sỹ. Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ.Tuy nhiên công tác y tế ở đây đã có rất nhiều cố gắng trong khám và chữa bệnh cho ngƣời dân.

2.4.2. Giáo dục

Trong xã đã có các trƣờng từ mầm non đến trung học cơ sở. Toàn xã đã phổ cập mầm non và trung học cơ sở. Xã có 2 trƣờng trung học cơ sở với 124 học sinh, 4 trƣờng tiểu học với 130 học sinh và 1 trƣờng mầm non với 1 trƣờng chính và 2 phân trƣờng với số học sinh là 49 em

2.4.3. Văn hóa thông tin

Tất các các xóm đã đƣợc phủ sóng phát thanh, truyền hình và hệ thống truyền thanh, điện thoại. Hầu hết các xóm đã xây dựng đƣợc nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao cho thanh, thiếu niên và nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các trạng thái thảm thực vật (TTV) thứ sinh phục hồi tự nhiên sau nƣơng rẫy tại xã Bạch Đằng, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng

- Thảm cỏ thấp (thời gian phục hồi 10 năm ) - Thảm cỏ cao (thời gian phục hồi 2 năm ) - Thảm cây bụi (thời gian phục hồi 4 - 5 năm ) - Rừng thứ sinh (thời gian phục hồi từ 20-22 năm )

3.1.2. Nội dung nghiên cứu

3.1.2.1. Xác định các trạng thái TTV thứ sinh tự nhiên trong khu vực nghiên cứu 3.1.2.2. Nghiên cứu đặc điểm chính của các trạng thái TTV thứ sinh trong khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm thành phần loài thực vật - Đặc điểm thành phần dạng sống

- Đặc điểm cấu trúc hình thái các trạng thái thảm thực vật + Số lƣợng, mật độ loài cây gỗ tái sinh

+ Phân bố cây gỗ tái sinh theo cấp chiều cao

+ Phân bố cây gỗ tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang + Chất lƣợng loài cây gỗ tái sinh

3.1.2.3. Đánh giá khả năng tái sinh và đề xuất biện pháp phục hồi rừng

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp tổng quát đƣợc áp dụng để giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài là điều tra thu thập mẫu vật và các số liệu ngoài thực địa. Phƣơng pháp cụ thể đƣợc áp dụng để tiến hành nghiên cứu các nội dung của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đề tài là phƣơng pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2004) [50] và Hoàng Chung (2008)[11].

3.2.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn

Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải đƣợc thu thập trên một số ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích đủ lớn.Việc áp dụng phƣơng pháp điều tra ô tiêu chuẩn đang đƣợc áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc.

H.Lamprecht (1979) khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới đã tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích ô cơ sở 400m2, sau đó tăng dần diện tích ô cho đến khi không có loài cây mới xuất hiện. Diện tích của ô khi đó là diện tích tối thiểu của OTC cần điều tra, để đảm bảo có thông tin đầy đủ về thành phần loài và điều kiện địa hình phức tạp cần có sự phân loại khoanh vùng trƣớc.

Thái Văn Trừng (1978) đề nghị dùng OTC dạng bản nhỏ 100m2 (10m×10m) để điều tra nhanh ngoài thực địa và ô kích thƣớc từ 400m2 (20m×20m) cho đến 1 ha tùy theo thành phần và quần thể phức tạp hay đơn giản khi điều tra chi tiết.

Lâm Phúc Cố (1996) sử dụng OTC 400m2

cho cả 5 giai đoạn diễn thế phục hồi sau nƣơng rẫy ở Lâm trƣờng Púng Luông, Mù Căng Chải, Yên bái .

Các tác giả Lê Đồng Tấn (2000) [47], Lê Ngọc Công (2004) [16] đã áp dụng OTC 400m2

cho các đối tƣợng là thảm thực vật (TTV) rừng phục hồi sau nƣơng rẫy.

Phạm Ngọc Thƣờng (2003) [55] đã xác định diện tích ô tiêu chuẩn là 500m2 (20x25m) áp dụng cho cả 5 giai đoạn trong quá trình tái sinh tự nhiên phục hồi rừng sau nƣơng rẫy tại 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Đối với thảm vầu, nứa phục hồi tự nhiên tác giả đã áp dụng diện tích OTC là 100m2 (10x10m). Nhƣ vậy, mỗi tác giả khi tiến hành điều tra, thu thập số liệu ngoài thực địa đều đƣa ra một tiêu chuẩn và kích thƣớc OTC khác nhau. Tuy có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khác nhau, nhƣng các tác giả đều thống nhất số lƣợng và kích thƣớc OTC phải đủ lớn thì số liệu thu thập đƣợc mới đủ độ tin cậy.

Trong thời gian 2 năm (từ 2010 đến 2011), chúng tôi đã tiến hành điều tra, nghiên cứu ngoài thực địa 4 đợt. Đợt 1 từ ngày 1 đến ngày 5/8/2011, đợt 2 từ ngày 7 đến ngày 12/10/2011, đợt 3 từ ngày 15 đến ngày 20/11/2011, đợt 4 từ ngày 6 đến ngày11/12/2011. Để thu thập số liệu chúng tôi thực hiện phƣơng pháp điều tra theo tuyến và theo OTC của Hoàng Chung (2008) [11] nhƣ sau:

- Tuyến điều tra: trƣớc hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên có hƣớng vuông góc với đƣờng đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu.

Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí 4- 6 OTC, mỗi ô có diện tích 400m2 (20 x 20 m) đối với rừng thứ sinh, 16m2 (4 × 4m) đối với thảm cây bụi và 4m2 (2 x 2m) đối với thảm cỏ.

- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC với các kích thƣớc nêu trên. Ô dạng bản (ODB) đƣợc bố trí trên các đƣờng chéo, đƣờng vuông góc và các cạnh của OTC 400m. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung.

20m

Hình 3.1: Sơ đồ bố trí OTC và ODB ở rừng thứ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Tuyến điều tra (TĐT)

Quan sát tất cả các loài đã gặp nhƣ tên loài (tên loài hay tên địa phƣơng). Thống kê thành phần dạng sống theo Raunkiaer (1943).

3.2.2.2. Ô tiêu chuẩn (OTC)

Thu thập các thông tin về thành phần loài, dạng sống, chiều cao vút ngọn – Hvn) 4m trở xuống đƣợc đo bằng sào chia vạch đến 0,1m. Đối với cây cao trên 4m đƣợc đo bằng thƣớc Blumeleiss đo theo nguyên tắc lƣợng giác.

Đo đƣờng kính cây (tại điển cách mặt đất 1,30m – D1.3). Những cây có đƣờng kính từ 20cm trở xuống đo trực tiếp bằng thƣớc kẹp với độ chính xác 0,1cm. Cây lớn hơn 20cm, đo chu vi bằng thƣớc dây, tra bảng tƣơng quan đƣờng kính – chu vi, tính đƣợc đƣờng kính tƣơng ứng. Ứng dụng phƣơng pháp ô 6 cây của Thomassius, mỗi kiểu thảm thực vật chọn 36 vị trí ngẫu nhiên để đo khoảng cách từ một cây tái sinh ngẫu nhiên đến 6 cây gần nhất. Khi đó phân bố Poisson đƣợc sử dụng tiêu chuẩn U của Clark và Evan để đánh giá khi dung lƣợng mẫu lớn (n=36). Qua đó dự đoán đƣợc giai đoạn phát triển của quần xã thực vật trong khu vực nghiên cứu. U tính theo công thức

U =

Tr ong đó:

: Là giá trị bình quân khoảng cách gần nhất của n lần quan sát λ: Là mật độ cây tái sinh trên một đơn vị diện tích (cây/ ha) n: Là số lần quan sát

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiện của một số quần xã thực vật phục hồi sau nương rẫy tại xã bạch đằng, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)