Dấu hai chấm (:)

Một phần của tài liệu 67890u (Trang 31 - 32)

Được dùng để báo hiệu cho bộ phận câu hoặc bộ phận của đoạn văn, văn bản đi sau có quan hệ giải thích hay cụ thể hoá cho nội dung của bộ phận câu hay bộ phận đoạn văn, văn bản đi trước.

Khi được dùng để báo hiệu lời dẫn nguyên văn, dấu hai chấm được dùng kèm với dấu ngoặc kép (trong văn bản in, có thể in nghiêng phần trích dẫn trực tiếp và không cần đặt trong dấu ngoặc kép):

VD: Dân bản không biết Cụ Hồ là ai. Người già hỏi già có phải phe Hàm Nghi khơng?”. Nghe cán bộ nói: “ Cụ Hồ cũng đánh Tầy như Hàm Nghi.”, thế là dân cả vùng nổi dậy theo Cụ Hồ đánh Tây, làm cách mạng đánh Mĩ cho đến bây giờ. (Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)

6.Dấu chấm phẩy (;)

Được dùng để ngăn cách các bộ phận câu khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu, nhưng về mặt ý nghĩa thì vẫn có mối quan hệ rõ rệt với bộ phận đi trước. Vd:

Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói. (Phạm Văn Đồng)

7. Dấu phẩy (,)

Có tác dụng ngăn cách các từ, các cụm từ trong câu.

Dùng dấu phẩy để chỉ ranh giới, phân ranh giới giữa thành phần nòng cốt của câu với các thành phần phụ và thành phần biệt lập (trạng ngữ, đề ngữ, hơ ngữ, giải thích ngữ, chuyển tiếp ngữ) dùng bắt buộc khi thành phần này đứng xen giữa chủ ngữ và ngữ.

VD: Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ n tĩnh lạ lùng, đến nỗi tơi cảm thấy hình như có một gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày dã rất yên tĩnh này.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Một phần của tài liệu 67890u (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w