cách thức trình bày văn bản hành chính thơng dụng.
Trả lời:
Cách thức Viết đơn từ
Đơn từ là loại văn bản hành chính yêu cầu về việc riêng, được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để trình bày chính thức với tổ chức hoặc người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu, nguyện vọng đó.
Đơn theo mẫu, người viết chỉ cần điền các nội dung vào các phần chừa trống trong mẫu.
Đơn cũng có thể khơng theo mẫu in sẵn. Dù theo mẫu in sẵn hoặc khơng, đơn phải được trình bày trang trọng, ngắn gọn, rõ ràng, theo một số mục nhất định. Trong đơn, bắt buộc phải có các nội dung: Đơn gửi cho ai (người nhận đơn là ai, phải ghi rõ, đầy đủ họ và tên, chức vụ, dịa chỉ); Ai gửi đơn (phải ghi đầy đủ, rõ ràng họ và tên, địa chỉ người gửi đơn); Gửi đơn để đề nguyện vọng gì (phải ghi rõ, cầy đủ trung thực lí do gửi đơn, nguyện vọng).
Một số điều cần lưu ý khi trình bày đơn:
- Có loại đơn từ không theo mẫu in sẵn mà thường viết bằng tay.
- Tên đơn bao giờ cũng phải viết hoặc in chữ in hoa, cỡ lớn.
- Khi viết đơn, cần chú ý trình bày cân đối, rõ ràng: các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, kính gửi, nội dung đơn, mỗi phần cách nhau 2-3 dịng, khơng viết sát lề giấy, khơng để phần trên hoặc phần dưới có khoảng trống quá lớn.
- Tên người (hoặc tên cơ quan, tổ chức) nhận đơn, tên người viết đơn, mục đích, lí do và nguyện vọng là phần quan trọng nhất của đơn. Người viết đơn cần trình bày sự việc một cách rõ ràng, chân thực, lí do và nguyện vọng nêu ra phải chính đáng.
- Đơn theo mẫu hay khơng theo mẫu đều có chung một số mục ở phần mở đầu và kết thúc đơn.
Các mục của một lá đơn:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
- Địa điểm, ngày tháng năm viết đơn.
- Tên đơn (đơn + trích yếu nội dung đơn): Đơn - Địa chỉ gửi đơn (cá nhân, cơ quan nào, cần ghi cụ thể, rõ ràng, cầy đủ): Kính gửi:...
- Họ, tên, địa chỉ của người viết đơn.
- Trình bày sự việc, lí do và nguyện vọng (đề nghị).
- Tên và chữ kí của người viết đơn (lưu ý: không dùng dấu khắc tên đóng vào đơn thay cho chữ viết tay hoặc chữ đánh máy).