Ta có thể đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, nếu câu thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Một, là vị ngữ hạt nhân là động từ nội động, như ngồi, chạy, đứng, nổi, cháy,...; tính từ chỉ lượng, như nhiều, đông, đầy, vắng, thưa...; và tính từ có tính tượng hình - tượng thanh, như lững thững, sừng sững, lênh khênh, ầm ầm,ra rả,róc Vd:
a) Trong cái hang tăm tối bẩn thỉu sống một đời khốn nạn những người gầy gò, rách rưới. (Thạch Lam)
b) Đó đây, từ những gốc rạ đang mục nát, lấp lánh những đốm sáng li ti, biêng biếc, lạnh lẽo của những con sâu đất. (Đặng Vương Hưng, Đêm ma trơi. NXB Kim Đồng, 2003)
Hai, là câu có trạng ngữ; có vị ngữ biểu thị sự xuất hiện, tồn tại, tiêu biến của sự vật. Vd:
b) Phía cuối sông nhô ra hai chiếc thuyền buồm đỏ thắm.
Ba, là câu có màu sắc cảm thán. Vd: a) Nào có ra gì cái chữ nho. (Tú Xương)
b) Nào đâu những đêm vàng bên bờ (Thế Lữ Nhớ rừng, trong Thi nhân Việt Nam. Nguyễn Đức Phiên xuất bản, Hà Nội, 1943)
Bốn, là cụm động từ hoặc tính từ làm vị ngữ của câu có bổ ngữ nang chức năng như một trạng ngữ. Vd:
a) Lom khom dưới núi tiều vài chú. (Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)
b) Đã nở rộ và toả hương thơm mát cả một khoảng sân những bông hoa trong vườn.
Các bổ ngữ dưới núi,một khoảng sân có chức năng như trạng ngữ chỉ nơi chốn) là điều kiện dẫn đến khả năng có thể đảo vị ngữ lên rước chủ ngữ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp câu có cấu trúc danh1 -> là -> danh2 (danh1 và danh2 là danh từ hoặc cụm danh từ), ta có thể đảo thành danh2 -> là -> danh1. Vd:
a) Anh ấy là người thông minh nhất lớp. -> Người thông minh nhất lớp là anh b) Hạnh là lớp trưởng lớp chuyên Toán. -> Lớp trưởng lớp chuyên Toán là Hạnh.