liên kết trong đoạn văn. Trình bày ngắn gọn các phương thức liên kết câu. Cho thí dụ minh họa.
Trả lời:
1-Khái niệm
Văn bản không phải là phép cộng cơ giới của các câu mà là một mạng lưới liên hệ chặt chẽ giữa các câu — mạng lưới liên kết. Các câu, đoạn có thể liên kết theo hướng hồi quy (câu sau hướng về câu trước). Vd: Con chó này bướng lắm. Dạy chỉ phí cơng. Muốn hiểu câu “Dạy chỉ phí cơng”, phải hướng về phía trước, tức phải hướng về câu “Con chó này bướng lắm" ta mới hiểu được. Câu mở đầu văn bản thường khơng có liên kết hồi quy. Hướng thứ hai là liên kết dự báo (câu, đoạn trước hướng về câu, đoạn sau). Chẳng hạn, khi đọc đến câu: “Thần Chết hỏi: Làm sao bà tới được đây người đọc sẽ có tâm thế chờ câu tiếp theo. Câu kết của văn bản thường không chứa yếu tố liên kết dự báo. Để liên kết, phải sử dụng các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, số lượng âm tiết trong một câu; thực từ, cụm từ; hư từ, cấu trúc cáu) theo những phương thức nhất định.
2-Các phương thức liên kết câu. Cho thí dụ minh họa
2.1. Phương thức lặp là biện pháp sử dụng trong
câu sau yếu X ngôn ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
Vd:
Cánh đại bàng rất khoẻ,có bộ xương cánh trịn dài như ống sáo, và trong như thuỷ tinh. Lông cánh đại bàng ngắn nhất cũng phải tới bốn mươi nhăm phân. (Thiên Lương)
Từ đại bàng đã được lặp lại để liên kết hai câu trên. Nếu ta thay từ đại bàng trong câu thứ hai bằng một từ khác, từ chèo bẻo chẳng hạn thì cặp câu trên sẽ khơng cịn liên kết.
2.2. Phương thức thay thế từ ngữ là biện pháp sử
dụng trong câu sau từ ngữ đồng nghĩa hoặc đồng sở chỉ với từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
2.3. Phương thức tỉnh lược là biện pháp lược bỏ
trong câu sau từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu và tránh lặp
2.4. Phương thức liên tưởng là biện pháp sử dụng
trong câu sau từ ngữ chĩ những sự vật, hiện tượng liên quan gần gũi (nhưng không đối lập) với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
2.5. Phương thức nghịch dối là biện pháp sử dụng
tương phản, trái ngược với từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng đã xuất hiện ở câu trước để liên kết câu.
2.6. Phương thức nối là biện pháp sử dụng trong
câu sau từ ngữ có tác dụng chuyển tiếp để liên kết câu.
2.7. Phương thức tuyến tính là biện pháp sử dụng
trật tự tuyến tính của các câu trong đoạn và/ hoặc văn bản để liên kết câu. Vd:
Phát súng nổ. Em bé từ lưng trâu ngã xuống. (Anh Đức)
Phương thức tuyến tính mang lại tính mạch lạc cho văn bản.
Một cặp câu được liên kết với nhau có thể bằng nhiều phương thức và/ hoặc phương tiện liên kết.