Phương pháp nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu vào tháng 11/2021 thông qua dàn bài thảo luận được xây dựng sẵn các câu hỏi đã được chuẩn bị, nội dung rõ ràng dễ hiểu gởi đến đối tượng phỏng vấn. Tiến hành thảo luận 10 chuyên gia về ngành chăm sóc sức khỏe cho người tiểu đường để hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với thị trường, đặc điểm của người tp.HCM.

Nội dung dàn bài thảo luận gồm 02 phần:

- Phần 1: gồm các câu hỏi khám phá và khẳng định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất ở chương 02

- Phần 2: gồm các thang đo tác giả đưa ra và nhờ sự đóng góp ý kiến của các thành viên tham gia thảo luận nhằm bổ sung, điều chỉnh biến quan sát đo lường các thành phần của thang đo.

Với sự giúp đỡ 10 chuyên gia tham gia phỏng vấn và đóng góp ý kiến về mơ hình nghiên cứu cũng như đề tài nghiên cứu. Các chuyên gia được phỏng vấn đều đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng trong mơ hình đề xuất: (1) Thành phần dinh dưỡng (2) Giá cả, (3) Hương vị, (4) Chia sẻ người dùng khác, (5) Kiến thức.

Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả thảo luận của các chuyên gia

STT Yếu tố Số biến quan sát Chuyên gia đồng ý Tỷ lệ 1 Thành phần dinh dưỡng 7 10 24 0 0

2 Giá cả 5 10

3 Hương vị 3 10

4 Chia sẻ người dùng khác 3 10

5 Kiến thức 3 10

3.2.1. Mục đích sử dụng nghiên cứu định tính

Mục đích của nghiên cứu định tính là xem xét các thang đo sử dụng trong nghiên cứu có phù hợp với đề tài nghiên cứu hay chưa ?

Đồng thời đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi, làm rõ ý nghĩa của từng câu hỏi trước khi đi vào nghiên cứu chính thức.

3.2.2. Phân tích dữ liệu

Từ những dữ liệu được thu thập, ghi chép và phân loại, nhóm nghiên cứu chúng tơi tiến hành thực hiện mã hóa và phân tích, dữ liệu được rút gọn thành các cụm từ và thành phần liên quan đến thang đo của các khái niệm được đề xuất trong nghiên cứu trên mơ hình.

3.2.3. Kết nối dữ liệu

Sau khi mơ tả và phân nhóm dữ liệu, nhóm nghiên cứu sẽ tổng kết các khái niệm nghiên cứu với nhau bằng các sơ đồ về mối liên hệ. Từ đây, có thể hình thành nên các giả thuyết nghiên cứu để kiểm định chúng trong các nghiên cứu định lượng tiếp theo.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)