Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 36 - 37)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.3.4 Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sau q trình phỏng vấn nhóm chun gia, câu hỏi hoàn chỉnh sẽ được đưa vào khảo sát với bảng câu hỏi chi tiết, được thiết kế sẵn theo thang điểm Likert từ 1 đến 5 ( 1 - Rất không đồng ý, 2 - Khơng đồng ý, 3 - Khơng có ý kiến, 4 - Đồng ý, 5 - Rất đồng ý). Nghiên cứu này kiểm tra mơ hình giả thuyết và các giả thuyết được xây dựng từ cơ sở lý thuyết. Dữ liệu thu thập được sẽ loại bỏ những bảng trả lời không đủ tiêu chuẩn trước khi đưa vào phân tích thống kê.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng phương pháp khảo sát 300 người tiêu dùng. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 thông qua kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha và khám phá nhân tố EFA.

Hệ số Cronbach’s Alpha dùng để kiểm tra sự chặt chẽ giữa các biến quan sát. Phương pháp này loại bỏ những biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong mơ hình nghiên cứu.

Những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item- Total) > 0.3 và hệ số Alpha > 0.6 được chấp nhận, thích hợp đưa vào phân tích những bước tiếp theo. Kết quả này được đưa ra trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu mới của (Nunnally 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

27

Phương pháp nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) được sử dụng, các biến có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 trong EFA tiếp tục loại bỏ. Trong phân tích nhân tố khám phá phương pháp trích hệ số sử dụng là phương pháp Principal component Analysis và phép xoay Varimax để phân nhóm các yếu tố, sau mỗi lần phân nhóm, ta phải tiến hành xem xét hai chỉ tiêu là hệ số KMO (Kaiser– Meyer Olkin) phải lớn hơn 0.5 và hệ số nhân tố tải trong bảng Rotated Matrix phải có giá trị lớn hơn 0.5 để đảm bảo sự hội tụ giữa các biến trong một nhân tố, và điểm dừng khi trích các nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1. Thang đo được chấp nhận với tổng phương sai trích ≥ 50%. Cùng với việc kiểm 21 định Bartlett để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlett phải có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) nghiên cứu hành vi mua và sử dụng sản phẩm sữa cho người bệnh tiểu đường của người tiêu dùng tại TP HCM (Trang 36 - 37)