5. Kết cấu của đề tài
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.6.1 Nhân tố khách quan
a) Khách hàng: Tâm lý và thói quen thích sử dụng tiền mặt của khách hàng
là rào cản khiến huy động vốn từ khách hàng cá nhân gặp khó khăn. Việt Nam là một đất nước đông dân đồng thời cũng là thị trường tiềm năng để các Ngân hàng thu hút tiền gửi. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có những chính sách, chủ trương, chiến lược phù hợp để khai thác tốt nhóm khách hàng này.
b) Môi trường kinh tế - xã hội: Hoạt động của NHTM nằm trong hoạt động
kinh tế chung của đất nước, vì thế mọi sự thay đổi về nền kinh tế - xã hội đều có
ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
Tốc độ phát triển kinh tế ảnh hưởng đến mọi cá nhân, tổ chức. Kinh tế tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài tạo điều kiện đời sống người dân được nâng
cao, tích lũy được nhiều hơn là cơ sở để NHTM huy động vốn được nhiều hơn.
Ngược lại, nền kinh tế trì trệ khiến đời sống người dân gặp khó khăn thì lượng vốn huy động của NHTM cũng bị thu hẹp.
Một yếu tố khác của môi trường vĩ mô cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM là lạm phát. Khi lạm phát cao, người dân sẽ khơng tiếp tục gửi tiền vì lo sợ mất giá. Vì vậy, để đối phó với lạm phát, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương thực thi các chính sách vĩ mơ trong khi NHTM tính tốn và điều chỉnh lãi suất sao cho phù hợp.
c) Mơi trường pháp lý: Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước về tài
chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút vốn và chất lượng
nguồn vốn của NHTM. Sự ổn định về chính trị hay chính sách ngoại giao cũng sẽ tác động đến nguồn vốn của NHTM với các quốc gia trên khu vực và trên thế giới.