Kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm 2011 – 2013

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây – tiền giang (Trang 36)

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dư nợ 524.023 608.082 742.051

* Theo kì hạn

- Ngắn hạn + VNĐ

+ Ngoại tệ quy đổi - Trung, dài hạn + VNĐ

+ Ngoại tệ quy đổi

524.023 371.580 245.636 125.944 152.443 63.918 88.525 608.082 417.892 346.451 71.441 190.190 54.357 135.833 742.051 499.010 360.170 138.840 243.041 66.245 176.796 * Theo thành phần kinh tế - Cá nhân - Tổ chức 524.023 498.289 25.734 608.082 563.779 44.303 742.051 599.992 142.059

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gị Cơng Tây 2011 – 2013)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

- Tổng dư nợ tín dụng tăng nhanh: Năm 2012 tăng 16,04% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 22,03% so với năm 2012. Điều này chứng minh cho việc Chi

nhánh thực hiện hoạt động cho vay ngày càng hiệu quả và tạo ra lợi nhuận ngày

càng cao.

- Dư nợ theo kì hạn: Cho vay vốn ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng cho vay (Năm 2011: 70,90%; Năm 2012: 68,72%; Năm 2013: 67,25%) tuy nhiên đang có chiều hướng giảm nhẹ vào năm 2012 và năm 2013. Trong cho vay ngắn hạn, tiền Việt Nam vẫn chiếm chủ yếu (Chiếm 66,11% năm 2011; 82,90% năm 2012; 72,18% năm 2013). Ngược lại, trong cho vay trung và dài hạn, ngoại tệ có xu

hướng tăng, đặc biệt năm 2012 tăng thêm 53,44% so với năm 2011 và năm 2013

tăng 30,16% so với năm 2012. Qua đó ta thấy sự thay đổi cơ cấu tiền trong nợ tín dụng của Chi nhánh có xu hướng biến động theo nhu cầu vay của khách hàng. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn tăng là do nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu vốn lưu động trên địa bàn tăng thêm, bên cạnh đó, Chi nhánh cũng tập trung vào vào mảng cho vay đối với các tổ chức kinh tế khác.

 

2.1.4.3 Các hoạt động dịch vụ khác

Bên cạnh hai hoạt động chính là hoạt động huy động vốn và cho vay, Chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây cịn thực hiện

các loại hoạt động dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo

lãnh… Các dịch vụ này khơng những làm đa dạng hóa các loại hình kinh doanh của Chi nhánh mà cịn góp phần gia tăng thêm thu nhập của Chi nhánh. Thu nhập ròng

từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh năm 2013 chiếm 22,47% lợi nhuận trước thuế

(số liệu nội bộ của Chi nhánh Gị Cơng Tây), trong đó:

- Thanh toán quốc tế : 12%

- Thanh toán trong nước : 47%

- Bảo lãnh : 9%

- Kinh doanh ngoại tệ : 26%

- Dịch vụ khác : 6%

Đáng chú ý là dịch vụ thanh toán trong nước chiếm tỷ trọng rất cao (47%), điều này chứng tỏ Chi nhánh rất có uy tín đồng thời cũng có vị thế vững mạnh trong thị trường trên địa bàn huyện Gị Cơng Tây - tỉnh Tiền Giang.

2.1.4.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trong năm 2013 vừa qua, mặc dù môi trường kinh doanh đầy những thách thức và khó khăn tuy nhiên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang vẫn không ngừng nỗ lực trong mọi hoạt động theo đúng mục tiêu, định hướng mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Việt Nam đặt ra và đã có những bước phát triển đáng ghi nhận, tiếp tục đạt được

 

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Gị Cơng Tây trong 3 năm 2011 - 2013

(Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản 582.422 668.644 766.567

Thu nhập từ lãi 72.602 83.930 90.755

Chi phí trả lãi 45.976 49.493 47.808

Chênh lệch thu chi từ lãi 26.626 34.437 42.947

Lợi nhuận trước thuế 10.962 13.155 15.686

Lợi nhuận sau thuế 7.646 9.692 11.455

Dự phòng rủi ro 1.756 2.576 2.108

Nợ quá hạn ( nợ xấu) 2.886 8.322 8.731

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gị Cơng Tây 2011 – 2013)

Qua số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm

2011 – 2013 ta thấy: Lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh ngày càng cao qua mỗi năm cùng với sự gia tăng tổng tài sản. Điều này chứng tỏ khả năng lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Ban Giám đốc cùng với sự cố gắng của toàn thể nhân viên. Bên cạnh đó, ta cũng thấy rõ khả năng hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về công tác huy động vốn và cho vay đạt được kết quả tốt (Chênh lệch thu chi từ lãi năm 2012 tăng 29,3% so với năm 2011; Năm 2013 tăng 24,71% so với năm 2012). Tuy nhiên, cùng với việc tăng thu nhập từ lãi thì dự phịng rủi ro cũng tăng do dư nợ tín dụng và nợ quá hạn tăng nên việc lập dự phòng rủi ro là cần thiết. Dự phòng rủi ro giúp Ngân hàng giảm thiểu các rủi ro có thể có trong trường hợp Ngân hàng không thu được nợ.

 

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN GỊ CƠNG TÂY – TIỀN GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA

2.2.1 Chiến lược huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang

Xác định rõ tầm quan trọng của nguồn vốn đối với hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây luôn xây dựng chiến lược và kế hoạch huy động vốn mỗi năm kết hợp với những dự báo, phân tích và đánh giá về thị trường và bản thân Chi nhánh trong năm mới. Trọng tâm của chiến lược huy động vốn của Chi nhánh Gị Cơng Tây tập trung vào những nội dung sau:

- Thực hiện hiệu quả kế hoạch huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam giao xuống mỗi năm (Như: Tổng lượng vốn huy động kế hoạch, chính sách lãi suất, cơ cấu nguồn vốn…). Đồng thời triển khai thành công các đợt huy động vốn theo quý cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đặc biệt là các đợt huy động vốn tiết kiệm dự thưởng, tặng quà khách hàng…

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn trên địa bàn bằng nhiều biện pháp khác nhau như: tăng cường quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn tới khách hàng, nâng cao trình độ cũng như nghiệp vụ của các nhân viên giao dịch, kiến nghị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam điều chỉnh lãi suất sau cho hợp lý.

- Tích cự tìm kiếm nguồn vốn lớn có chi phí thấp và ổn định. Tăng tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư hơn nữa trên địa bàn.

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang

Đây là nhóm các nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh và bản thân nội tại của của Chi nhánh Gị Cơng Tây, mỗi nhân tố có sự ảnh hưởng khác nhau, tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

 

2.2.2.1 Nhóm nhân tố khách quan

- Khách hàng: Tâm lý thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn cịn phổ

biến, điều này gây khó khăn trong cơng tác huy động vốn.

- Môi trường kinh tế - xã hội: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang nói riêng, các NHTM nói chung đều chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động kinh tế - xã hội trong và ngoài nước như: lạm phát, giá cả leo thang, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… đều có ảnh hưởng đến

công tác huy động vốn. Là một huyện mang đặc trưng của miền đồng bằng sơng

Cửu Long có lịch sử hình thành lâu đời (thành lập năm 1979), diện tích rộng

(180,17 km2), dân cư đơng (134.768 người – thống kê năm 2008), tiềm năng kinh tế

vững mạnh cả về nông nghiệp cũng như công nghiệp, dịch vụ thu hút nhiều nguồn đầu tư. Với những chính sách đẩy mạnh phát triển xã hội của Đảng và Nhà nước, đời sống người dân ngày càng nâng cao, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của các

tổ chức trên khu vực phát triển (xây dựng khu công nghiệp Đồng Sơn, khu cơng

nghiệp Đồng Thạnh), tích góp tăng, việc gửi tiền vào Ngân hàng sẽ ngày càng

nhiều. Đây là tín hiệu tích cực cho cơng tác huy động vốn của các Ngân hàng nói chung, của Chi nhánh Gị Cơng Tây nói riêng.

- Mơi trường pháp lý: Có thể nói rằng trong những năm gần đây, Chính phủ

và Ngân hàng Nhà nước ln tạo điều kiện tốt cho các NHTM bằng việc ban hành

nhiều quy định khuyến khích đồng thời bảo vệ hoạt động huy động vốn của các

Ngân hàng như Luật các Tổ chức tín dụng và các quy định cụ thể trong từng thời kì về lãi suất, dự trữ, hạn mức… Tuy nhiên, mơi trường pháp lý cịn thiếu sự đồng bộ, nhất quán, các văn bản luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện

còn nhiều bất cập, chồng chéo và nhiều lúc khơng phù hợp với thực tế. Điều này

gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn.

2.2.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố thuộc về bản thân Chi nhánh Gị Cơng Tây – Tiền

Giang, thể hiện năng lực hoạt động và sự chủ động của Chi nhánh trong công tác

huy động vốn trên địa bàn huyện Gò Cơng Tây.

- Uy tín của Chi nhánh Gị Cơng Tây: Là một NHTM quốc doanh với quá

trình hoạt động lâu dài (hơn 25 năm) tích lũy nhiều kinh nghiệm, Chi nhánh Ngân

 

uy tín lớn trong lịng người dân. Bằng những hành động thiết thực như chương trình trao học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học tại các trường, hỗ trợ xây dựng các nhà tình thương… đã đưa hình ảnh của Ngân hàng đến gần người dân hơn, thu hút đầu tư từ người dân và các tổ chức doanh nghiệp. Có thể nói sự phát triển và mở rộng của Ngân hàng trong những năm qua đã làm cho uy tín của Ngân hàng khơng ngừng tăng lên. Đây cũng là điểm thu hút các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn gửi tiền vào Ngân hàng. Vì theo tâm lý của người gửi tiền là muốn gửi tiền vào một nơi có uy tín, an tồn và sinh lợi.

- Chính sách lãi suất cạnh tranh: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến đến

hoạt động kinh doanh của bất kì Ngân hàng nào. Việc đưa ra các mức lãi suất phải đáp ứng sao cho vừa có lợi cho Ngân hàng vừa thu hút được các khoản tiền nhàn rỗi từ khách hàng. Hiểu được điều đó, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gị Cơng Tây – Tiền Giang nói riêng ln chú trọng vào khoản mục này.

Bảng 2.4: Bảng so sánh lãi suất huy động vốn giữa một số ngân hàng Việt Nam đầu năm 2014

Tên ngân hàng Kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng Kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng Kỳ hạn 12 tháng trở lên Techcombank 6.55% - 6.86% / năm 7.03% - 7.35% / năm 8.06% - 8.3% / năm

Sacombank 6% - 7% / năm 7.2% – 7.3% / năm 7.9% - 8.5% / năm

Eximbank 6.5% - 6.85% / năm 7% / năm 7.8% - 8% / năm

Vietcombank 5% - 6.8% / năm 7% / năm 7.5% - 8% / năm

BIDV 5.8% - 6.75% / năm 7% / năm 8% / năm

Agribank 6% - 7% / năm 7% / năm 8% / năm

(Nguồn: Cafef.vn)

Nhìn chung mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông Thôn Việt Nam đầu năm 2014 tương đối cao hơn các NHTM quốc

doanh khác và thấp hơn so với các NHTM cổ phần. Nguyên nhân này là do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là NHTM quốc doanh, có uy

tín và thâm niên hoạt động nên việc đưa ra lãi suất huy động cao hơn các NHTM

 

hơn các NHTM cổ phần khác là do chính sách của Ngân hàng Nhà nước và thỏa thuận của Hiệp hội Ngân hàng, nếu các NHTM quốc doanh tăng lãi suất cao hơn

các NHTM cổ phần thì khiến các NHTM cổ phần không thể cạnh tranh dẫn đến

việc cạnh tranh khơng cân bằng.

- Chính sách marketing: Đóng vai trị quan trọng trong cơng tác huy động vốn. Việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, tham gia vào các công tác xã hội, từ thiện (như

chương trình: Mái ấm nghĩa tình, nâng bước đến trường…) đã đưa hình ảnh Chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây đến gần người dân hơn, tạo cho người dân cảm giác an toàn, gần gũi, thu hút đầu tư từ các tổ chức và cá nhân.

- Tổ chức nhân sự: Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi cán bộ, nhân viên chính là những người trực tiếp lập và tiến hành các hoạt động của Ngân hàng, những kĩ năng và trình độ nghiệp vụ của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Ngân hàng. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây với một ban lãnh đạo gồm những người có trình độ quản lý tài giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên môn lý luận cao cùng một đội ngũ hơn 44 nhân viên thành thạo nghiệp vụ, năng động, nhiệt tình và sáng tạo trong cơng việc. Đây chính là điểm mạnh của Chi nhánh góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động.

- Công nghệ thông tin: Chi nhánh đã thực hiện ứng dụng các phần mềm quản

lý ngân hàng hiện đại, thực hiện nối mạng internet tồn cầu rất hữu ích trong việc lưu trữ các dữ liệu của khách hàng cũng như cập nhật các thơng tin về thị trường tài

chính tiền tệ một cách nhanh nhất để có thể triển khai, thực hiện những kế hoạch,

 

2.2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Công Tây – Tiền Giang nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Công Tây – Tiền Giang

2.2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn

Bảng 2.5: Sự thay đổi nguồn vốn huy động của Chi nhánh Gị Cơng Tây

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng % tăng Số lượng % tăng Số lượng % tăng

566.832 641.550 13,18% 713.397 11,20%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gị Cơng Tây 2011 – 2013)

Qua bảng số liệu về sự thay đổi nguồn vốn huy động của Chi nhánh ở trên ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Gị Cơng Tây đạt 641.550 triệu đồng vào năm 2012, tăng 74.718 triệu đồng (tương đương 13,18%) so với năm

2011; Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động đạt 713.397 triệu đồng, tăng 71.847

triệu đồng (tương đương 11,20%) so với năm 2012. Mặc dù tổng nguồn vốn huy

động của Chi nhánh tăng lên mỗi năm nhưng tỷ trọng tăng trưởng đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân này là do trong năm 2013 diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng trên địa bàn về lãi suất huy động vốn. Tuy tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với năm trước (giảm 1,98 %) nhưng đã chứng tỏ được sự nổ lực, cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên của Chi nhánh. Tuy vậy, Chi nhánh cũng cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai những sản phẩm huy động mới ra thị trường để thu hút lại những khách hàng đã mất.

2.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gị Cơng Tây – Tiền Giang tương đối đa dạng, được phân chia theo đối tượng huy động, kì hạn, loại tiền tệ và hình thức huy động.

a) Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây – tiền giang (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)