Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây – tiền giang (Trang 48)

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng % tăng Số lượng % tăng Số lượng % tăng Tiết kiệm 181.944 214.995 18,17% 240.862 12,06% Kỳ phiếu 19.953 14.703 -26,31% 10.233 -30,4% Chứng chỉ tiền gửi 16.412 7.285 -55,61% 7.967 9,36%

Tiền gửi thanh toán 118.254 132.608 12,14% 148.103 11,68%

Tiền gửi có kì hạn 224.269 265.959 18,59% 300.232 12,89%

Trái phiếu 6.000 6.000 0% 6.000 0%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Chi nhánh Gị Cơng Tây 2011 – 2013) (Đơn vị: triệu đồng)

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo hình thức huy động

 

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta đã thấy rõ sự khác nhau về lượng vốn huy động theo từng hình thức huy động.

- Trong cả 3 năm, 3 hình thức huy động là tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kì hạn ln chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với các hình thức cịn lại. Cả 3 hình thức huy động này (tiết kiệm, tiền gửi thanh tốn, tiền gửi có kì hạn) đều có quy mơ tăng qua từng năm. Tuy nhiên, trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng của 3 hình thức huy động này có xu hướng giảm nhẹ hơn so với năm 2012. Điều này càng chứng tỏ việc cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn và sự ưa thích của khách hàng đối với Chi nhánh.

- Ba hình thức huy động là kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi đều

chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động và tăng rất chậm trong 3 năm qua. Cụ thể là nguồn vốn huy động từ trái phiếu trong 3 năm qua chỉ đạt 6.000

triệu đồng và không tăng thêm, nguồn vốn huy động từ kỳ phiếu liên tục giảm

(Năm 2011: 19.953 triệu đồng; năm 2012: 14.703 triệu đồng; năm 2013: 10.233

triệu đồng). Riêng chỉ có nguồn vốn huy động từ chứng chỉ tiền gửi giảm mạnh năm 2012 (giảm 55,61% so với năm 2011) và có sự tăng nhẹ trong năm 2013 (Từ 7.285 triệu đồng năm 2012 tăng lên 7.967 triệu đồng năm 2013 tương đương 9,36%). Đây là điều đáng mừng chứng tỏ người dân ngày càng u thích loại hình chứng chỉ tiền gửi này.

2.2.3.3 Chi phí huy động vốn

Chiếm phần lớn trong chi phí huy động vốn là chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động được.

Bảng 2.10: Chi phí trả lãi của Chi nhánh Gị Cơng Tây

(Đơn vị: triệu đồng)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số lượng % tăng Số lượng % tăng Số lượng % tăng

Chi phí trả lãi 45.976 49.493 7,65% 47.808 - 3,4%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của của Chi nhánh Gị Cơng Tây 2011 – 2013)

Chi phí trả lãi của Chi nhánh trong năm 2012 tăng 7,65% nhưng lại giảm 3,4% trong năm 2013. Nguyên nhân của sự tăng giảm không đều này là do sự thay đổi không ổn định của các thành phần trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi

 

nhánh. Mặc dù nguồn vốn huy động năm 2013 lớn hơn năm 2012 nhưng chi phí trả lãi thấp hơn điều này chứng tỏ tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Vì lãi suất trả lãi cho tiền gửi thanh tốn là thấp nhất trong các loại hình huy động vốn nên Chi nhánh tiết kiệm được chi phí trả lãi góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.2.4 Đánh giá hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang

Nhìn chung, từ những phân tích trên, ta thấy hoạt động huy động vốn của

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền

Giang trong 3 năm qua (2011 – 2013) đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ

bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế, khó khăn cần khắc phục để thu hút nguồn vốn huy động lớn hơn.

2.2.4.1 Những thành tựu đạt được

- Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục qua các năm, năm

sau cao hơn năm trước đảm bảo tính ổn định và vững chắc (năm 2011: 566.832

triệu đồng, năm 2012: 641.550 triệu đồng, năm 2013: 713.397 triệu đồng).

- Các hình thức tiết kiệm ngày càng phong phú, đa dạng cả về thời gian, lãi suất và loại tiền. Bên cạnh đó, cơng nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại nên đã khai thác tối đa nguồn vốn huy động cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, khơng kì hạn và có kì hạn.

- Thu hút được một lượng lớn vốn từ dân cư trên địa bàn huyện Gị Cơng

Tây. Nguồn vốn này có tính chất ổn định và lâu dài giữ vị trí quan trọng đối với

hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang.

- Chi nhánh đã đưa ra nhiều mức lãi suất hấp dẫn cho từng kì hạn. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã khơng ngừng theo dõi và nắm bắt những diễn biến trên thị trường và có sự điều chỉnh kịp thời lãi suất huy động đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.

- Thái độ và phong thái phục vụ khách hàng của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng được nâng cao. Những hạn chế trong thời kỳ bao cấp đã được khắc phục. Ngày nay, tác phong giao dịch ngày càng hoàn thiện, thái độ văn minh, lịch sự, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Chính những thay đổi này đã tạo nên sự mến mộ, niềm tin, uy tín của Ngân hàng cho khách hàng.

 

Với những cố gắng, nổ lực hết mình trong quá trình hoạt động kinh doanh

qua những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang nói riêng đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, tạo được mối quan hệ thân thiết với các khách hàng lớn có uy tín qua đó mở rộng thị phần kinh doanh, đưa hình ảnh của Ngân hàng tiến xa hơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân

a) Những hạn chế:

Mặc dù trong những năm qua Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn Gị Cơng Tây – Tiền Giang đã đạt được những thành tích đáng

khích lệ, tuy nhiên cũng tồn tại những hạn chế cần khắc phục:

- Chính sách, biện pháp, hình thức huy động vốn chủ yếu vẫn là tiết kiệm dân cư tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa thật sự phù hợp, linh hoạt với tình hình thực tế trong cơ cấu thị trường nên chưa huy động được hết các nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư, chủ yếu là nguồn vốn trung và dài hạn, người dân vẫn chủ trương đi tìm các nguồn đầu tư khác nhằm sinh lợi nhiều hơn.

- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý về đối tượng, kì hạn lẫn loại tiền. Trong

tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng, nguồn vốn từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong khi nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế thì chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn, vốn trung và dài hạn còn thấp. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Đây là xu hướng chung nhưng trong thời kì hội nhập WTO khách hàng có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cao trong các hợp đồng ngoại thương. Chính vì vậy, nguồn ngoại tệ

không dồi dào sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu phát sinh đột xuất của khách

hàng. Đây là một điều bất lợi trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt giữa các

Ngân hàng.

- Chính sách khách hàng, cơng tác tun truyền quảng cáo chưa được chú

trọng. Hoạt động tiếp thị huy động vốn của Chi nhánh còn chưa được quan tâm thực

hiện. Mỗi đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu là lượng khách hàng cũ,

truyền thống của Chi nhánh tham gia là chủ yếu, nhiều khách hàng mới, khách hàng

 

mới chưa được đưa đến với họ. Chi nhánh chưa khai thác hết các kênh truyền thơng tin hiện có nhằm phục vục cho lợi ích của mình và khách hàng.

- Mặc dù Chi nhánh đã áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động kinh doanh tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế: dịch vụ rút tiền còn áp dụng trên phạm vi nhỏ, các phòng giao dịch vẫn còn hoạt động hơn một nữa là thủ công.

b) Nguyên nhân:

- Hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Ngoài những sản phẩm huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh chưa phát triển sản phẩm riêng biệt nào.

- Chính sách lãi suất của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang cịn phụ thuộc vào Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam. Vì vậy, nhiều thời điểm lãi suất huy động không được điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với xu hướng chung của thị trường.

- Hoạt động marketing của Chi nhánh Gò Cơng Tây cịn yếu kém. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn Gị Cơng Tây chưa có phịng marketing hoạt động độc lập nên việc nghiên cứu, phân tích thị trường, phân khúc khách hàng chưa được thực hiện chuyên nghiệp, chuyên sâu và thiếu tính sáng tạo.

- Mạng lưới, điểm giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây cịn ít và tập trung chủ yếu ở thị trấn Vĩnh Bình.

- Hệ thống quản trị mạng của Chi nhánh còn gặp nhiều sự cố tuy đã áp dụng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Lỗi đường truyền và máy tính thỉnh thoảng lại gây ra

sự chậm trễ trong việc xử lý các giao dịch, phần nào cản trở đến hoạt động huy

động vốn của Chi nhánh.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang về quá trình hình thành và phát triển, chức năng, lĩnh vực hoạt động cùng cơ cấu tổ chức. Bên cạnh đó, tác

giả cũng đã phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

trong 3 năm gần nhất 2011 - 2013. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã phân tích thực

trạng và đánh giá hoạt động huy động vốn của Chi nhánh từ đó làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chương 3.

 

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN GỊ CƠNG TÂY – TIỀN GIANG

3.1 NHỮNG TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHI

NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GỊ CƠNG TÂY – TIỀN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1 Những triển vọng

Cuộc điều tra của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam) được thực hiện trong tháng cuối cùng của năm 2013 với toàn bộ các TCTD,

Chi nhánh, Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đánh giá của các TCTD cho thấy:

Thứ nhất, các yếu tố nội tại ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các TCTD đều diễn biến thuận lợi hơn trong quý IV/2013 so với quý liền trước và sẽ tiếp tục xu hướng cải thiện trong năm 2014. Hầu hết các nhân tố khách quan thuộc mơi trường kinh doanh của ngành Tài chính – Ngân hàng cũng được đánh giá là diễn biến ổn định hoặc thuận lợi hơn trong q IV/2013. Do đó, tình hình kinh doanh trong q IV/2013 có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với trước đó. “Đây

là tín hiệu đáng mừng về sự phục hồi, củng cố tích cực của hệ thống Ngân hàng

trong quý IV/2013 và hứa hẹn triển vọng khả quan hơn trong năm 2014.” (Vụ Dự

báo thống kê tiền tệ đưa ra đánh giá)

Thứ hai, nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các TCTD của khách hàng tiếp tục

được phục hồi, có xu hướng tăng nhẹ vào những tháng cuối năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2014, đặc biệt là nhu cầu gửi tiền và vay vốn.

Thứ ba, các TCTD dự báo mức độ rủi ro của các nhóm khách hàng khơng thay đổi nhiều trong quý I/2014 nhưng có chiều hướng giảm dần trong năm 2014. Đặc biệt trên 50% tổ chức tín dụng kì vọng q trình tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp giảm rủi ro của nhóm khách hàng này trong năm 2014. Đồng thời kết quả điều tra cũng cho thấy các TCTD đang ngày càng tin tưởng vào sự ổn định của hệ thống Ngân hàng, sự củng cố và cải thiện mức độ tín nhiệm của các đối tác trên thị trường liên Ngân hàng trong năm 2014.

Thứ tư, hầu hết các TCTD kì vọng huy động vốn từ nền kinh tế và dư nợ tín

dụng của đơn vị mình trong năm 2014 sẽ tăng so với năm 2013 với mức tăng trưởng phổ biến từ 10% - 20%. Trong đó, huy động vốn và dư nợ tín dụng bằng đồng Việt

 

Nam được kì vọng tăng trưởng cao hơn rõ rệt so với ngoại tệ, huy động vốn các kì hạn ngắn hạn dưới 6 tháng dự kiến tăng trưởng cao hơn các kì hạn dài hạn.

Thứ năm, theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết các tổ chức tín dụng nhận

định rằng tình hình thanh khoản của họ duy trì ổn định hoặc cải thiện trong quý IV/2013, thanh khoản đạt trạng thái tốt đối với cả đồng Việt Nam và ngoại tệ. Trạng thái thanh khoản tích cực được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2014. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng cũng giảm trong quý IV/2013 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong quý I/2014 so với quý liền trước.

3.1.2 Những định hướng

Định hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn Gị Cơng Tây – Tiền Giang căn cứ vào định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, định hướng phát triển kinh tế

- xã hội của huyện Gị Cơng Tây và tình hình thực tế trong hoạt động của Chi

nhánh. Nội dung định hướng phát triển của Chi nhánh Gị Cơng Tây giai đoạn 2014 – 2020 là:

- Tiếp tục phấn đấu thực hiện hoạt động huy động vốn trên địa bàn, tiếp tục

thực hiện có hiệu quả đề án phát triển kinh doanh trên địa bàn, củng cố các hoạt

động huy động vốn.

- Theo dõi sát những biến động của thị trường, đa dạng hóa các hình thức

huy động vốn, đặc biệt là các hình thức huy động vốn có kì hạn >12 tháng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, đồng thời đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp và ổn định.

- Vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới huy động, đa dạng hóa đối tượng huy động, tăng cường

công tác tiếp thị, khuyến mại, thiết lập các quan hệ để phát triển các dịch vụ Ngân hàng và huy động vốn.

- Tiếp tục hiện đại hóa cơng nghệ Ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao.

- Gắn chiến lược huy động vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ nhịp nhàng, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn.

 

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN GỊ CÔNG TÂY – TIỀN GIANG

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn

3.2.1.1 Cơ sở của giải pháp

Để tăng cường huy động vốn, Ngân hàng cần phải đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn nhằm thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi lựa chọn các

sản phẩm gửi tiền. Mỗi sản phẩm huy động vốn đều có tính chất, đặc trưng riêng

thu hút một nhóm khách hàng riêng. Vì thế, các sản phẩm huy động vốn càng đa

dạng, khác biệt, đem lại lợi ích cho khách hàng càng cao thì khách hàng càng lựa

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gò công tây – tiền giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)