Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 28 - 33)

1.1 .Khái quát về Khu công nghiệp

1.3. Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu

công nghiệp

Định hướng phát triển công nghiệp đến năm 2020, giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 của Chính phủ chủ trương là đẩy mạnh quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó tập trung cho phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhấn mạnh hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa & nhỏ và các ngành công nghiệp công nghệ cao, áp dụng các giải pháp phịng, chống và giảm thiểu ơ nhiễm, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững… Để đáp ứng đúng với định hướng phát triển công nghiệp và sự thay đổi tích cực của nền kinh tế, Trên cơ sở Quyết định số 2157/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013 2020, ngày 11 tháng 11 năm 2013 và Nghị quyết - 48/2017/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước - trong năm 2018, luận văn xây dựng hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển các khu công nghiệp như sau:

1.3.1. Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp về mặt kinh tế nghiệp về mặt kinh tế

Vị trí đặt KCN

Đây là một trong những chỉ tiêu rất quant rọng và là cơ sở ban đầu dẫn đến sự thành công của KCN và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào KCN. Vị trí thuận lợi của KCN được xem xét trên tổng thể các khía cạnh

19

- KCN được đặt ở vị trí thuận lợi, gần cảng biển, cảng hàng khơng, ga xe lửa;

- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuận lợi như hệ thống đường giao thơng, hệ thống

cấp thốt nước, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống thông tin, viên thông;

- Điều kiện nguồn nhân lực dồi dào;

- Chi phí xây dựng và kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và được địa phương, các

ngành hỗ trợ tạo điều kiện.

Những điểm trên phải được xem xét trên khía cạnh hiện tại và duy trì khả năng ấy trong tương lai.

Tỷ lệ lấp đầy

Tiêu chí này được đo bằng tỷ lệ giữa diện tích đất KCN đã cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ th trên tổng diện tích đất có thể cho th.

Tỷ lệ lấp đầy khơng địi hỏi phải cao ngay từ đầu mà cho phép phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN (Thông thường từ 3 đến 5 năm). Thời kỳ đầu xây dựng kết cấu hạ tầng là chính, tiếp sau là thu hút đầu tư và hoàn thiện các phân khu chức năng theo yêu cầu của doanh nghiệp thứ cấp.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong KCN, chúng ta có thể dùng cơng thức sau: Tỷ lệ diện tích được lấp đầy (%) = (Diện tích đất cơng nghiệp đã cho th/ Tổng diện tích đất cơng nghiệp của KCN ) *100%

Chỉ tiêu được xây dựng nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác sử dụng đất có ích trên tổng diện tích đạt được cấp phép theo dự án của KCN. Đồng thời qua đó có thể so sánh được sự hiệu quả trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các KCN với nhau cũng như khả năng thu hút các dự án đầu tư. Một KCN có tỷ lệ diện tích được lấp đầy là 100% là KCN đã khai thác triệt để phần diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th, khơng cịn phần diện tích đất trống. Theo các chuyên gia, ở các KCN tỷ lệ này đạt từ 80% trở lên là được đánh giá tốt về việc sử dụng tốt quỹ đất công nghiệp

Đối với khu vực trung tâm quản lý và điều hành khu công nghiệp: Tập trung chủ yếu các văn phịng làm việc và các cơng trình dịch vụ cơng cộng nên chịu chi phối bởi các tiêu chuẩn thiết kế như TCXDVN 276:2003, TCVN 4319:2012, TCVN 3905:1984 với mật độ xây dựng không nên vượt quá 35%

Ở chỉ tiêu này, ta sẽ đánh giá xem tỷ lệ thu hút vốn đầu tư thông qua số dự án và tổng vốn đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh và tỷ lệ lấp đầy các KCN có tốc độ tăng tương xứng với nhau hay không để từ đó đánh giá mơi trường ở các KCN có

20

tiề năng và thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển hay không.m

Chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh

- Chỉ tiêu về thu hút vốn đầu tư:

Số dự án đầu tư và Tổng số vốn đầu tư:

Số dự án đầu tư: Tổng số dự án đầu tư trong mỗi KCN nhằm xác định số dự án được đầu tư vào mỗi khu đó và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó cịn dùng để so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau. Tuy nhiên, tổng số dự án đầu tư chưa hồn tồn đánh giá được quy mơ KCN cũng như hiệu quả khai thác KCN nếu như các dự án đầu tư trong KCN là những dự án nhỏ.

Tổng số vốn đầu tư: là chỉ tiêu dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư cho từng KCN đồng thời qua đó so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữa các KCN với nhau. Tuy nhiên chỉ tiêu này khơng thể sử dụng để so sánh chính xác hiệu quả khai thác và sử dụng diện tích đất cơng nghiệp giữa các KCN có diện

tích khác nhau.

- Chỉ tiêu về xuất khẩu:

Doanh thu xuất khẩu ( USD/1ha) = Tổng doanh thu xuất khẩu KCN (USD)/ Tổng diện tích đất cơng nghiệp KCN (ha)

Tiêu chí doanh thu xuất khẩu/1ha được phản ánh hiệu quả xuất khẩu trên 1 ha đất cơng nghiệp và tiêu chí này cũng dùng để so sánh hiệu quả xuất khẩu giữa các KCN với nhau.

Đóng góp vào kinh tế địa phương (Thuế)

Chỉ tiêu này nhằm xác định mức thu từ các KCN so với tổng thu tồn tỉnh.

Mức đóng tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu của tồn tỉnh sẽ chứng mình việc hoạt động hiệu quả về kinh tế của các KCN trên địa bàn. Sự tăng trưởng ổn định giúp các doanh nghiệp trong KCN thực hiện tốt các nghĩa vụ tài chính đối với địa phương.

Chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức:

Tỷ lệ Đóng góp NS = Tổng thu từ KCN / Tổng thu của tồn tỉnh.

1.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp về mặt xã hội về mặt xã hội

Nhóm tiêu chí này đo lường tác động về lao động, dịch vụ xã hội và phân phối đối với dân cư địa phương có KCN. Chúng được đo lường bằng các chỉ tiêu sau đây:

21

- Chỉ tiêu tạo việc làmđược đo lường bằng số việc làm tăng thêm do có

KCN. Chỉ tiêu này giúp ta xác định được việc sử dụng nguồn nhân lực của KCN trong

quá trình phát triển

Chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức:

VLtt= VLkcn–VLmd+VLlq

Trong đó:

-VLtt: Việc làm tăng thêm nhờ có KCN

-VLkcn: Việc làm do KCN tạo ra

-VLmd: Việc làm mất đi vì lấy đất cho KCN

-VLlq: Việc làm tăng thêm ngồi KCN do có KCN

- Chỉ tiêu đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động địa phương. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ ảnh hưởng đến dịch chuyển cơ cấu lao địa phương bởi sự phát triển KCN, cụ thể như: ảnh hưởng theo tính chất cơng việc, theo cơ cấu lao động ngành, theo trình độ của người lao động và đặc biệt là tỷ lệ sử dụng lao động địa phương có KCN. Tỷ lệ sử dụng lao động địa phương được đo lường bằng tỷ lệ cơ cấu lao động địa phương trong tổng số lao động của KCN.

Chỉ tiêu đo lường mức cải thiện đời sống người dân địa phương

Tiêu chí này biểu hiện sự tác động trực tiếp của phát triển KCN đến nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư khu vực và được xem xét trên các khía cạnh: thay đổi về thu nhập trước và sau khi có KCN, mức cải thiện các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ kinh tế xã hội ngoài hàng rào KCN; so sánh mức thu nhập bình quân đầu -

người khu vực có KCN với khu vực khơng có KCN, .. Chỉ tiêu về lao động qua đào tạo

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, lao động Việt Nam đang phải đối mặt với khơng ít thách thức và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, ngồi việc tăng về số lượng lao động thì cốt lõi để các doanh nghiệp trong KCN có thể phát triển sâu rộng và lâu dài thì cần chú trọng vào tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, để đảm bảo tính lành nghề và nâng cao năng suất lao động.

Tổng số lao động: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động đang làm việc tại các KCN. Qua chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dôi dư ở các địa phương. Chỉ tiêu này chỉ phản ánh được khả năng giải quyết việc làm của các KCN, chứ không

22

đánh giá được “chất lượng” của các dự án đầu tư.

Để đánh giá sự phát triển của KCN trên khía cạnh về hiệu quả sử dụng lao động thì ta sẽ cần đo lường tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 153/2016/ NĐ-CP quy định như sau: “2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:

a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90/CP…

b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật giáo dục năm 1998 và Luật giáo dục năm 2005;

c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hồn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật dạy nghề;

d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật việc làm;

đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên; và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật giáo dục nghề nghiệp;

e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật giáo dục đại học;

g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài; h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm cơng việc địi hỏi phải qua đào tạo nghề.”

Chính vì vậy ở chỉ tiêu này tập trung đánh giá tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, để từ đó thấy được thực trạng sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh có tính phát triển bền vững hay khơng

1.3.3. Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu công nghiệp về môi trường nghiệp về môi trường

23

Chỉ tiều về việc xử lý chất thải rắn (CTR):

- Tỷ lệ, số lượng KCN có hệ thống xử lý phân loại CTR.

- Tổng tải lượng rác thải rắn từ hoạt động sản xuất trong KCN được thu gom,

xử lý.

-Tỷ lệ % doanh nghiệp có tái sử dụng và tái chế CTR cơng nghiệp.

Trên cơ sở Quyết định số 01/QĐ TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch -

và Đầu tư chỉ tiêu tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

Chỉ tiêu về việc xử lý nước thải ra môi trường:

- Quy mô và chất lượng nước thải thải ra môi trường.

- Các chỉ về quy chuẩn các cơng trình xử lý nước thải, phân loại nước thải và số lượng các KCN có hệ thống xả thải tập trung, ...

Các tiêu chí đánh giá về ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn

Mức độ giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí và tiếng ồn do KCN được đo lường bằng các chỉ tiêu sau:

-Các chỉ số phản ánh chất lượng khơng khí trong và ngồi KCN bị tác động do hoạt động sản xuất kinh doanh của DN KCN gây lên như: nồng độ và tải lượng thải của các loại khí độc như: SO2, NO2, Onone, CO, …

-Hệ thống các cơng trình bảo vệ mơi trường để xử lý ơ nhiễm khí thải, xử lý ơ

nhiễm tiếng ồn trong các doanh nghiệp KCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)