1.5.1.1. Hàn Quốc
Hàn Quốc là quốc gia đã từng có một trong nền kinh tế đạt được thành tích tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Từ kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc, ta nên học hỏi để phát triển ơn nữa các KCN ở nước ta: h
- Thể chế kinh tế thị trường: Nhìn dài hạn, cho tới nay, các nền kinh tế phát
triển trên thế giới đều là những nền kinh tế thị trường. Các nền kinh tế mới CNH, trong đó có Hàn Quốc, cũng là những nền kinh tế thị trường. Như trên đã nêu, trong thời kỳ CNH, Hàn Quốc chuyển từ nền kinh tế thị trường trình độ thấp lên nền kinh tế thị trường trình độ cao, hội nhập vào thể chế kinh tế thị trường hiện đại, dù sao cũng dễ dàng hơn so với Việt Nam do cùng một loại thể chế kinh tế. Việt Nam hiện chuyển sang kinh tế thị trường, hội nhập vào thể chế kinh tế thị trường của thế giới hiện đại từ thể chế kinh tế KHH tập trung, phi thị trường, nên bước chuyển gặp nhiều khó khăn hơn. Dẫu vậy, kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy, tuy không phải kinh tế thị trường chỉ có ưu điểm, khơng có mặt trái, nhưng đó vẫn chỉ là loại cơ chế tồi nếu như không kể đến tất cả các loại hình cơ chế kinh tế hiện tồn khác. Mặt khác, trong thời đại hội nhập, khi mà thế giới là kinh tế thị trường, chúng ta không thể không là kinh tế thị trường. Vì vậy, chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, điều đầu tiên là chia
26
sẻ việc vận dụng triệt để kinh tế thị trường. Khơng xác định điều này, những kinh nghiệm khác khó chia sẻ vận dụng được.
- Nhà nước phát triển: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, dù nghiêng theo
học thuyết kinh tế nào thì cũng đều thừa nhận nguyên lý chung: Nhà nước tất yếu phải can thiệp vào nền kinh tế. Tuy vậy, cách thức, mức độ… can thiệp như thế nào thì tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Trong lịch sử quan hệ Nhà nước – Thị trường trên thế giới, đã xuất hiện mơ hình “nhà nước phát triển”, được cho là sản phẩm in đậm dấu ấn của thời kỳ CNH ở các nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), trong đó nhà nước can thiệp rất tích cực vào việc hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách, đặc biệt là chính sách cơng nghiệp, chính sách thương mại, chính sách khoa học cơng nghệ và giáo dục. Mơ hình kế hoạch hóa kinh tế trong nền kinh tế –
thị trường của Hàn Quốc (và Nhật Bản) trong thời kỳ bắt đầu CNH có thể là một bài học nên tham khảo trong tổ chức quản lý kinh tế Việt Nam hiện nay. Ở đây, tính thống nhất về chỉ đạo, tính nhất quán về quan điểm chính sách, tính nghiêm minh trong tổ chức thực hiện… là những nguyên tắc quyết định dẫn đến thành công rút ngắn thời gian tiến hành CNH.
- Vai trị của khoa học cơng nghệ: Bản chất của CNH (và hiện đại hóa) xét -
về mặt trình độ phát triển lực lượng sản xuất là thay đổi trình độ cơng nghệ kỹ thuật -
của nền sản xuất theo hướng hiện đại. Vì vậy, sự phát triển của hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng như sự gắn kết của các đơn vị nghiên cứu và triển khai với các công ty, các cơ sở sản xuất để tạo ra một nền kinh tế sáng tạo, năng động, sức cạnh tranh tăng nên chủ yếu nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Ở thời điểm -
bắt đầu CNH, Hàn Quốc cũng phải đối mặt với tình trạng khoa học công nghệ chưa -
phát triển và sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và cơng nghiệp cịn hạn chế, nên Hàn Quốc đã đề nghị Hoa Kỳ trợ giúp xây dựng một Viện nghiên cứu Viện khoa -
học công nghệ Hàn Quốc (Korea Institute of Science and Technology - KIST), với cách thức vận hành mới: gắn với nền công nghiệp và phục vụ sự phát triển công nghệ công nghiệp của đất nước.
- Chiến lược CNH hướng về xuất khẩu và bối cảnh quốc tế hiện nay: Các chính sách khuyến khích xuất khẩu mà HQ áp dụng thường gồm:
+ Không đánh thuế hàng xuất khẩu hay hàng nhập khẩu là những loại nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Đánh tụt giá đồng tiền nội địa để làm cho các nhà sản xuất đem hàng đi xuất khẩu sẽ có lợi hơn so với đem bán chúng ở thị trường nội địa.
27
hành chính, nghiên cứu và xúc tiến mở rộng thị trường... từ phía quản lý nhà nước. + Khuyến khích đầu tư nước ngồi đầu tư vào trong nước để xuất khẩu hàng xuất khẩu.
+ Chính sách cơ cấu xây dựng chủ yếu trên việc xác định và khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế so với thị trường quốc tế.
+ Xây dựng các khu vực mậu dịch tự do, các khu chế xuất với các quy chế đặc biệt để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngồi và giao thương quốc tế,...
Như vậy, mơ hình này lấy lợi thế so sánh làm căn cứ xuất phát chủ yếu của chính sách cơ cấu và vừa khuyến khích, vừa đặt các doanh nghiệp trước tình thế phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế.
Tóm lại, tuy chưa phải là tất cả, nhưng về cơ bản, có thể xem những bài học nêu trên là những nội dung quan trọng có thể và nên xem xét học hỏi, chia sẻ và vận dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm của Hàn Quốc để tìm kiếm các cơ hội phát triển.
1.5.1.2. Đài Loan
Đài Loan là quần đảo nhỏ nằm trên biển Đông, với đặc thù địa lý và tài nguyên hạn hẹp, để tồn tại và phát triển, từ cuối những năm thập kỷ 50 chính quyền Đài Loan xác định phải xây dựng mơ hình kinh tế theo “cơ chế hướng ngoại” trong đó chú trọng phát triển công nghiệp. Xây dựng và phát triển mơ hình khu cơng nghiệp được coi là chiến lược bản lề, tạo đà cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của Đài Loan.
Về xây dựng các Khu công nghiệp đồng bộ: * Đồng bộ trong việc quy hoạch xây dựng KCN
– Trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng, khu vực
và chung của cả nước, các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mơ thích hợp và lập quy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN. Do vậy, việc xây dựng và phát triển các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể chung, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhà đầu tư, nên tính khả thi của dự án cao hơn.
– Quy hoạch xây dựng các KCN của Đài Loan luôn tuân theo nguyên tắc là khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng và toàn lãnh thổ, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây dựng các KCN.
* Xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN đồng bộ
28
Loan cho xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật xã hội bên trong và bên ngoài KCN như: hệ thống đường sá, cầu cống, ga xe –
lửa, cảng biển, cảng hàng không, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưu điện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung… Xây dựng các khu đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích cơng nghiệp và đời sống, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môitrường. Các KCN được xây dựng có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vừa có điều kiện tập trung để xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường, vừa giúp các doanh nghiệp có thể sớm triển khai các dự án đầu tư, là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho các KCN ở Đài
Loan.
* Về phát triển Khu côngnghiệp
Đài Loan chủ trương tạo môi trường đầu tư hấp dẫn bằng những chính sách thơng thống, hỗ trợ tài chính, tạo nhiều thuận lợi cho nhà đầu tư, khuyến khích phát triển kinh tế đã đem lại những kết quả to lớn cho phát triển kinh tế Đài Loan trong những thập niên vừa qua. Quá trình phát triển các KCN của Đài Loan khởi điểm từ những chính sách ban đầu chỉ đơn thuần tạo mặt bằng để xây dựng các xí nghiệp cơng nghiệp được kết hợp với chính sách phát triển cân đối theo vùng và nâng cao chính sách phát triển kinh tế.
Quy hoạch: cơng tác xây dựng quy hoạch phát triển các KCN ở Đài Loan được tổ chức khoa học và chặt chẽ. Các KCN của Đài Loan được quy hoạch đảm bảo tỷ lệ kết cấu hợp lý giữa diện tích đất dành cho sản xuất khoảng 60%, đất dành cho xây dựng khu dân cư từ 2,2 – 2,3%, đất dành cho cơng trình bảo vệ mơi trường 33% (trong đó, đất trồng cây xanh khoảng 10%) và đất dành cho phát triển các cơng trình vui chơi giải trí khoảng 4,7 – 4,8%.
Định hướng phát triển KCN: Chính quyền Đài Loan ln xác định, để có thể bắt kịp với xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế và sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ trên thế giới, trong những năm tới, việc phát triển các KCN tập trung cần được đổi mới theo hướng chuyển thành các KCN có dịch vụ kỹ thuật, cơng nghệ cao, đáp ứng được nhiệm vụ là nơi tập trung chuyển và chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và thị trường trong nước và phải có những thay đổi to lớn không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng.
*Về thu hút đầu tư KCN
29
cho các nhà đầu tư vào các KCN nhiều ưu đãi, đặc biệt là chính sách thuế, với thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp thấp, thời gian miễn và giảm thuế dài, giá thuê đất để phát triển hạ tầng thấp. Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính được giảm thiểu và đơn giản hóa. Các doanh nghiệp KCN được đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn và tài sản, được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…, nên các KCN đã thực sự là địa điểm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
*Về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN
Cục Công nghiệp trực thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và điều hành hoạt động của các KCN trong phạm vi toàn lãnh thổ; ban hành các văn bản pháp lý, xây dựng các chuẩn mực cho phát triển KCN. Căn cứ vào tiến trình phát triển, hình thức tổ chức quản lý được thay đổi cho thích hợp.
Các doanh nghiệp KCN chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và các
ngành chức năng như những doanh nghiệp ngồi KCN. Do có sự phân cấp quản lý và phân loại KCN rõ ràng nên Nhà nước và địa phương có điều kiện tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng một hệ thống kết cấu đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho KCN phát triển không bị chồng chéo, trùng lắp đảm bảo khai thác tốt các nguồn lực và đạt hiệu quả cao.
Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các KCN ở Đài Loan như cấp phép đầu tư, hải quan, thuế… được tiến hành theo cơ chế “một cửa”. Chính quyền Trung ương quy định rất rõ, người có nhu cầu giải quyết cơng việc chỉ cần đến một nơi, ở đó sẽ được thơng báo cơng khai tiến trình, thời hạn xử lý cơng việc.
Tóm lại, thành công của các KCN tại Đài Loan là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Vị trí địa lý để xây dựng KCN thuận lợi. KCN được quy hoạch đồng bộ, rõ
ràng và đặt trong chiến lược phát triển các KCN trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng và khu vực và chung của cả nước;
– Chính phủ đầu tư xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật – xã hội bên trong và bên ngoài KCN tạo sức hấp dẫn cao
cho các nhà đầu tư;
– Xây dựng sẵn các nhà xưởng cho thuê đạt tiêu chuẩn để các nhà đầu tư có thể nhanh chóng triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Giá cho thuê thấp và tạo nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư;
30
– Hình thành mạng lưới các doanh nghiệp phụ trợ trong và ngồi KCN từ đó thực hiện việc chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước và hình thành mạng lưới liên kết cơng nghiệp;
– Các chính sách và biện pháp quản lý KCN của Chính quyền Đài Loan linh
hoạt và có hiệu quả. Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm sự phiền hà cho các nhà đầu tư, …