.Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 43)

1.5.2.1. Vĩnh Phúc

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, Vĩnh Phúc đặc biệt coi trọng vấn đề môi trường, luôn quan tâm đến công nghệ của các nhà máy, cơ sở sản xuất, nhất là việc đánh giá tác động môi trường, việc xử lý chất thải công nghiệp.

Vĩnh Phúc có 11 KCN được thành lập, tỉ lệ lấp đầy đạt 73,29% và 14 cụm

công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp đang thu hút 239 dự án FDI, 657 dự án trong nước, giải quyết việc làm cho hơn 80.000 lao động.

Tất cả những KCN đang hoạt động đều có hệ thống xử lý nước thải tập trung. KCN Khai Quang, Bình Xun II và Cơng ty Honda Việt Nam đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động để truyền số liệu về cơ quan quản lý theo quy định. Hầu hết các cơ sở phát sinh khí thải đã lắp đặt hệ thống xử lý khí thải và thực hiện kiểm sốt, quan trắc khí thải theo quy định…

Nhằm nâng cao năng lực kiểm sốt mơi trường, tỉnh đã đầu tư 3 hệ thống quan trắc khí thải tự động, 3 hệ thống quan trắc nước thải tự động để cảnh báo về môi trường tại các khu đô thị, các khu vực tập trung nguồn thải lớn. Do đó, Vĩnh Phúc đang tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư và nhận thức, ý thực trách nhiệm của các DN, các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân về công tác bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên.

Tuy nhiên, việc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất cũng như nông nghiệp chăn nuôi cũng khiến môi trường một số địa phương không tránh khỏi ô nhiễm.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, chuyển đổi ngành nghề, chính quyền tỉnh ln muốn cùng các nhà đầu tư và DN bàn hướng chuyển đổi nghề cho bà con nông dân sao cho thực sự tốt lên cả về thu nhập lẫn điều kiện làm việc và điều kiện sinh sống tỉnh đã quán triệt tinh thần ;

31

trường lấy kinh tế, phải hướng đến mục tiêu chun mơn hóa và sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp.

Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh-An Tường là một thí dụ. Trước đây, xã Vĩnh Thịnh và An Tường là xã thuần nơng, đời sống bà con khó khăn, dẫn đến phải chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi bò.Cần phải thừa nhận rằng sau khi chuyển đổi cơ cấu, biến vùng đồng trũngthành nơi trồng cỏ voi phục vụ cho nghề ni bị sữa, đời sống bà connơng dân đã khá lên rất nhiều, nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến môitrường do chất thải chăn nuôi.

Vì thế, quy hoạch xây dựng khu ni bị tập trung là dự án quy hoạch biến vùng đồng trũng cỏ voi ở 2 xã Vĩnh Thịnh và An Tường thành khu đô thị Vĩnh Thịnh- An Tường. “Định hướng này cũng phù hợp với chủ trương tái cơ cấu kinh tế của cả nước, phù hợp với mục tiêu hướng đến tăng tỉ trọng dịch vụ trong GDP”, ông Lê Duy

Thành - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ.

Dự án khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh An Tường có diện tích 241,5 ha -

nằm trên địa phận xã Vĩnh Thịnh và An Tường với tổng giá trị đầu tư gần 5.000 tỷ đồng. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án sẽ trở thành trung tâm du lịch, khu nghỉ dưỡng với các khu khách sạn, khu vui chơi giải trí, trung tâm hội nghị quốc tế.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ, giải quyết việc làm cho các hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong dự án phải thu hồi, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3619/QĐ- UBND phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho các hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện quy hoạch xây dựng khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh An Tường.-

Theo đề án này, trong các năm 2016 2020, tỉnh Vĩnh Phúc - đưa ra các cam kết như: Sẽ đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 2.500 người trong độ tuổi lao động; đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho 400 lao động. Phụ nữ trên 45 tuổi được chuyển đổi nghề từ ni bị sữa sang dịch vụ để phục vụ khu vực dự án; giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 40%; giải quyết việc làm mới cho 2.800 4.000 lao động; nâng thu -

nhập bình quân đầu người của các hộ dân tại Vĩnh Thịnh, An Tường nằm trong tốp đầu trên địa bàn huyện.

1.5.2.2. Bắc Ninh

Về công tác xúc tiến, thu hút đầu tư vào các KCN:

Bắc Ninh tập trung mọi nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng kỹ thuật để phát triển mạnh công nghiệp.Chủ trương tập trung đầu tư xây dựng và phát triển

32

các KCN là giải pháp quan trọng hàng đầu. Bắc Ninh đặc biệt coi trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; xác định là nhiệm vụ trọng tâm quyết định sự thành công của mỗi KCN. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư kết hợp vừa mời gọi nhà đầu tư theo định hướng, quy hoạch phát triển các KCN vừa hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động triển khai dự án và mở rộng dự án sau cấp phép đầu tư.

Việc sắp xếp các nhà đầu tư cũng được coi trọng, mỗi KCN được bố trí một vài tập đồn đầu tư có quy mơ lớn, cơng nghệ kỹ thuật cao, thương hiệu khu vực và toàn cầu để kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác, tạo lập KCN chuyên ngành

và xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho KCN. Các dự án FDI lớn gần đây chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực điện, điện tử, viễn thơng cơng nghệ cao của các tập đồn đa quốc gia như: Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc), Foxconn (Đài Loan), ABB (Thuỵ Điển)... tạo hình ảnh sinh động của các KCN Bắc Ninh. Đồng thời là cơ sở để Bắc Ninh xác lập ngành công nghiệp mũi nhọn mà trọng tâm là công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến cơng nghệ cao.

Đặc biệt Bắc Ninh đã thu hút được một số dự án đầu tư hạ tầng KCN lớn như: VSIP Bắc Ninh (Singapore), Tập đoàn IGS (Hàn Quốc), Foxconn Honghai, NICE (Đài Loan)... có khả năng làm tốt cơng tác tiếp cận và đàm phán với các nhà đầu tư lớn. Riêng KCN, đô thị VSIP Bắc Ninh đã thiết lập mơ hình kinh doanh hạ tầng trong hạ tầng KCN (Mapletree Singapore).

Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư cịn được tính tốn, điều chỉnh hợp lý giữa đầu tư trong nước và ĐTNN bảo đảm sự hỗ trợ, tương tác, thúc đẩy phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững các KCN. Các dự án đầu tư trong nước tập trung chủ yếu giai đoạn đầu khởi công xây dựng các KCN, quy mô vừa và nhỏ vào các lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm... góp phần giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội và tiền đề thu hút dự án FDI giai đoạn sau. Thực tiễn đã chứng minh, trong bối cảnh suy thoái

kinh tế thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam, các doanh nghiệp trong KCN Bắc Ninh vẫn đứng vững.

Về thu hút đầu tư, Bắc Ninh cũng xác định việc thu hút đầu tư phải đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng. Sự phát triển của tỉnh trên khuôn khổ luật chứ không phải bằng mọi giá mở toang cánh cửa thu hút đầu tư, gây ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, làm thất thốt tài ngun mơi trường và tạo sự mất cơng bằng về lợi ích, chỉ phục vụ cho một nhóm doanh nghiệp.

Về thủ tục hành chính:

BQL các KCN tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa tại chỗ”; hoàn thiện các nghiệp vụ gắn với cải cách các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định

33

nhưng nhanh gọn, dễ thực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư; giám sát tình hình thực hiện dự án, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp suốt q trình thực hiện dự án. Tỉnh đã ban hành một loạt văn bản, tổ chức tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trong công tác thanh tra, tỉnh cũng hạn chế các thủ tục, tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Về công tác đảm bảo an ninh trật tự - an tồn xã hội trong KCN:

BQL các KCN và Cơng an tỉnh đã ký quy chế phối hợp về công tác bảo vệ an ninh trật tự an toàn xã hội trong các KCN. Trong thời gian qua an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong KCN và vùng phụ cận KCN được giữ vững ổn định.

Tỉnh Bắc Ninh với lợi thế về vị trí địa lý có khả năng liên kết vùng và khu vực thuận lợi, có nguồn nhân lực chất lượng, chính sách tốt cùng với sự năng động của lãnh đạo tỉnh đã tạo nên một môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung với tổng diện tích 6.397,68 ha, trong đó 13 KCN đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (cho 16 dự án hạ tầng KCN) với tổng diện tích quy hoạch là 5.111,5 ha và diện tích đất cơng nghiệp cho th là 3.476,41ha. Hiện có 09 KCN đã đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch là 2.872,98ha, diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê là 2.017,61ha, đất đã cho thuê là 1.415,87ha; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,18%, trên diện tích đất thu hồi đạt 82,73%.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)