KẾT TỐ CHỈ CÔNG CỤ, PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG THỨC

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 86 - 113)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.6. KẾT TỐ CHỈ CÔNG CỤ, PHƢƠNG TIỆN, PHƢƠNG THỨC

3.6.1. Đặc điểm của kết tố phƣơng tiện công cụ

3.6.1.1. Về ý nghĩa

Kết tố chỉ phƣơng tiện, công cụ, phƣơng thức chỉ phƣơng tiện, công cụ hay phƣơng thức đƣợc dùng để thực hiện hành động. Nó trả lời cho câu hỏi

bằng gì?”. Chẳng hạn, trong câu "Bà nói thế rồi nhìn tôi bằng con mắt long

lanh" (Phan Tứ. Gia đình má Bẩy) thì "bằng con mắt long lanh" là phƣơng tiện để thực hiện hành động nhìn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.6.1.2. Về cấu tạo và phƣơng thức kết hợp

a. Về cấu tạo

Kết tố chỉ phƣơng tiện, công cụ, phƣơng thức thƣờng đƣợc biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, cụm từ đẳng lập, cụm chính phụ.

- Bằng danh từ. Ví dụ:

Họ bắt cá bằng lưới

- Bằng cụm danh từ

Cô ấy đến Tokyo bằng tàu điện ngầm

- Bằng cụm từ đẳng lập

Xưa nay, hắn chỉ sống bằng cướp dật và dọa nạt. (Nam Cao)

- Bằng cụm chính phụ

Bằng một giọng ấm áp, anh kể chuyện cuộc đời mình b. Về phương thức kết hợp

Kết tố phƣơng tiện, công cụ, phƣơng thức thƣờng kết hợp với động từ thông qua các quan hệ từ có ý nghĩa phƣơng tiện, công cụ, phƣơng thức. Các quan hệ từ thƣờng đƣợc dẫn nối kết tố phƣơng tiện, công cụ là:

+ Bằng

So với quan hệ từ với thì bằng dùng đƣợc sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn.

Ví dụ:

- Chúng trói Tnú bằng dây rừng. (Ngữ Văn 12)

- Tôi nói với Mã Lệ bằng tiếng địa phương. (Vệ Tuệ - Gia đình ngọt

ngào của tôi)

- Họ bắt cá bằng lưới

- Tôi đến trường bằng đôi giày của mẹ. (M.Gorki. Tôi đã đến trƣờng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Những cái võng của trẻ con tết bằng ruột dây dù rất óng mượt.

(Nguyễn Khải)

- Nhà tôi ngồi nắm nắm cơm bằng chiếc khăn tay trên mặt cái sàng.

(Kim Lân. Con chó xấu xí).

- Thằng bé khóc rống lên bằng cái dọng ồ ồ vùng Ôren. (Ngữ văn 10)

- Cô ấy đến Tokyo bằng tàu điện ngầm

- Bằng chiếc xẻng nhỏ, tôi xúc hết cả đống cát lớn. - Bằng cái xe đạp ấy, bác đưa thư đã đi khắp các nơi.

Kết tố chỉ phƣơng tiện, công cụ bên động từ chủ động đƣợc dẫn nối bằng quan hệ từ bằng không chỉ dùng với ý nghĩa là công cụ, phƣơng tiện thực hiện hành động mà nó còn dùng với ý nghĩa cách thức.

Ví dụ:

- Xưa nay, hắn chỉ sống bằng cướp dật và dọa nạt.(Nam Cao)

- Bằng cái sắc mặt ôn hòa dễ dãi, Nghị Quế nhìn vào chị Dậu.

(Ngô Tất Tố)

- Sống bằng những nghề lặt vặt. (Nam Cao)

- Chúng tôi gắn bó với nhau bằng tình ruột thịt .

- Bằng vẻ thản nhiên và thoải mái, Người đàn bà đó đang đi từ ngoài

vườn vào sau nhà. (Nguyễn Minh Châu)

- Bằng một giọng ấm áp, anh kể chuyện cuộc đời mình.

Trong ví dụ trên, bằng nghề cướp dật và dọa nạt, bằng cái sắc mặt ôn hòa dễ dãi, bằng những nghề lặt vặt, bằng tình ruột thịt, bằng vẻ thản nhiên

và thoải mái là kết tố chỉ phƣơng tiện, công cụ đƣợc dùng với ý nghĩa cách

thức của phƣơng thức. + Với

Cũng giống nhƣ bằng, với cũng đƣợc dùng nhiều với ý nghĩa chỉ ý nghĩa cách thức của phƣơng thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

- Với tấm lòng tận tụy lặng lẽ, An tự coi mình như một người anh cả.

(Nguyễn Minh Châu)

- Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. (Nam Cao)

- Nhà thi sĩ ấy cúi đầu chào Xuân với cái mặt đỏ những hổ thẹn.

(Vũ Trọng Phụng)

- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà.

- Họ nói câu cuối với một giọng mỉa mai. (Nam Cao)

Khi xác định kết tố công cụ, phƣơng tiện, cần phân biệt nó với kết tố đối thể đứng sau động từ dùng.

“Một cách biểu hiện về vài công cụ khá thông dụng trong tiếng Việt là dùng kết cấu (dùng / lấy + công cụ + hành động)” (Nguyễn Thị Quy). Trong ngôn ngữ đơn lập nhƣ tiếng Việt, thì cách biểu hiện này khá phổ biến.

Ví dụ:

(1) Ăn cơm bằng đũa. (+)

-> Dùng đũa ăn cơm (+)

(2) Đi học bằng xe (+)

-> Dùng xe đi học (+)

-> Lấy xe đi học (+)

Trên bình diện nghĩa biểu hiện thuần tuý, có thể nói rằng kết cấu này không khác với kết cấu chỉ phƣơng tiện, công cụ. Tuy nhiên, nếu xét nghĩa chung của câu với tất cả các bình diện của nó với tính cách của một hành động giao tiếp, phải thấy rằng tuy dùng đũa ăn cơm, dùng xe đi học ta có một hành động duy nhất, hay có thể nói là hai hành động nhằm một tác dụng trong đó có một phần nghĩa có tác dụng trung tâm (ăn cơm, đi học), còn nghĩa còn lại chỉ là nghĩa phƣơng tiện, công cụ (dùng đũa, dùng xe).

Kết cấu (dùng / lấy) với bổ ngữ đặt trƣớc động từ chủ động thƣờng hay đƣợc sử dụng nhất là khi hành động tác động đến đối tƣợng, hay chính các đối tƣợng ấy là tiêu điểm của thông báo, hay là một vế của thế tƣơng phản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

- Nó lấy đũa để ăn cơm, chứ không phải để đánh người đâu (+)

- Nó ăn cơm bằng đũa, chứ có phải đánh người đâu (-)

- Nó ăn cơm, chứ có phải đánh người đâu (-)

Ngƣợc lại, khi tiêu điểm thông báo hay tƣơng phản chính là công cụ, kết cấu có giới từ bằng hay với có ƣu thế hơn. So sánh:

a) Chị ấy giặt quần áo bằng máy, chứ không phải bằng tay (+)

b) Dùng máy giặt quần áo, chứ không dùng tay (+)

c) Dùng máy chứ không phải dùng tay để giặt quần áo (+)

d) Giặt quần áo, chị ấy dùng máy chứ không dùng tay (+)

Ở đây, ba câu b, c, d diễn đạt nội dung biểu hiện tƣơng tự nhƣ câu a. Song hành động giặt không còn là kết tố phƣơng tiện hay công cụ nữa mà trở thành kết tố mục đích (c) Dùng máy chứ không phải dùng tay để giặt quần áo. Nhƣ vậy, việc thay dùng bằng kết tố chỉ công cụ, phƣơng tiện có bằng hay

với không phải lúc nào cũng thuần nhất.

Trong luận văn này, chúng ta không coi dùng là quan hệ từ mà coi là động từ ngữ pháp và coi danh từ đứng sau dùng là kết tố đối thể chứ không phải là kết tố công cụ.

+ Qua: Kết trị đƣợc dẫn nối bởi qua thiên về ý nghĩa phƣơng thức. Ví dụ:

- Qua đài phát thanh và báo chí, ta biết được nhiều tin tức mới.

- Qua tác phẩm Tắt đèn, ta thêm rõ những thủ đoạn bóc lột của bọn

địa chủ.

3.6.1.3. Về phạm vi kết hợp

Nhƣ các ví dụ đã đƣợc phân tích trên đây cho thấy, kết tố công cụ, phƣơng tiên, phƣơng thức có phạm vi kết hợp khá rộng. Chúng kết hợp đƣợc với tất cả các nhóm, các tiểu loại động từ: bên động từ nội hƣớng (đi bằng xe

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đạp), bên động từ ngoại hƣớng (ăn bằng thìa). Nhìn chung kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức chỉ kết hợp với động từ chủ động (động từ chỉ hành động) chứ không kết hợp với động từ chỉ trạng thái, không chủ động. Chẳng hạn, không thể đặt câu hỏi bằng gì với các động từ tan, cháy, đổ, vỡ, gãy...

3.6.1.4. Về vị trí

Kết quả khảo sát qua tƣ liệu thống kê đƣợc cho thấy vị trí phổ biến của kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức là ở sau động từ.

Ví dụ:

- Cô ấy buộc tóc bằng sợi dây màu đỏ.

- Chàng cố bơi thật nhanh bằng tay phải, còn tay trái thì nắm chắc

hai bộ dây cương buộc lại với nhau.(Ngữ văn 10)

- Tôi bắt cá sấu bằng hai tay không.(Ngữ văn 12)

Ngoài vị trí cuối câu nó còn có thể đứng ở vị trí giữa và cuối câu. Kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức đƣợc dẫn nối bằng từ với thƣờng đứng ở vị trí đầu câu hơn so với bằng.

Ví dụ:

- Bằng vẻ thản nhiên và thoải mái, Người đàn bà đó đang đi từ ngoài

vườn vào sau nhà. (Nguyễn Minh Châu)

- Với niềm tin tưởng ấy, tôi xin thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng chúc Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ hai thành công rực rỡ.

(Lê Duẩn)

- Với tấm lòng tận tụy lặng lẽ, An tự coi mình như một người anh cả.

(Nguyễn Minh Châu)

- Với trí thông minh ấy, con thỏ đã cứu sống được chú cừu non lạc mẹ. (Truyện ngụ ngôn)

Kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức có thể đứng ở vị trí giữa câu. Tuy nhiên, trƣờng hợp này rất ít dùng vì nó không nhấn mạnh đƣợc phƣơng tiện, công cụ thực hiện hành động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ:

- Chúng tôi, bằng ô tô, vận chuyển hoa quả tươi lên tỉnh.

* Khả năng cải biến vị trí của kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức: Theo khảo sát của chúng tôi, kết tố phƣơng tiện, công cụ nói chung có thể cải biến vị trí linh hoạt về phía trƣớc, giữa, cuối câu. So với với thì bằng

có khả năng cải biến vị trí linh hoạt hơn. Ví dụ:

- Tôi nói với Mã Lệ bằng tiếng địa phương.

-> Tôi nói bằng tiếng địa phương với Mã Lệ.

-> Bằng tiếng địa phương, tôi nói với Mã Lệ.

Trong trƣờng hợp kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức có quan hệ từ dẫn nối bằng từ với ở vị trí đầu câu thì chỉ có khả năng chuyển lên vị trí giữa mà không thể xuống cuối câu.

Ví dụ:

- Với niềm tin tưởng ấy, tôi xin thay mặt Ban chấp hành Trung ương

Đảng chúc Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ hai thành công rực rỡ.

(Lê Duẩn)

-> Tôi, với niềm tin tưởng ấy, xin thay mặt Ban chấp hành

Trung ương Đảng chúc Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ hai thành công rực rỡ. (+)

-> Tôi xin thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng chúc Đại hội

Công đoàn toàn quốc lần thứ hai thành công rực rỡ, với niềm tin tưởng ấy. (-)

Trong trƣờng hợp kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức có quan hệ từ dẫn nối bằng từ với ở vị trí cuối câu thì có khả năng chuyển lên vị trí gữa hoặc đầu câu nhƣng phải đƣợc ngăn cách các vế câu bằng dấu phẩy và thêm từ đã .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chúng tôi sản xuất với kỹ thuật tiến tiến.

-> Chúng tôi, với kỹ thuật tiến tiến (đã) sản xuất. (+) -> Với kỹ thuật tiến tiến, chúng (đã) tôi sản xuất.(+)

* Khả năng thay thế của kết tố kết tố công cụ, phƣơng tiện, phƣơng thức: Các quan hệ từ (bằng, với) có thể thay vị trí thế cho nhau. Ví dụ:

- Bằng vẻ thản nhiên và thoải mái, người đàn bà đó đang đi từ ngoài

vườn vào sau nhà. (Nguyễn Minh Châu)

-> Với vẻ thản nhiên và thoải mái, người đàn bà đó đang đi từ ngoài

vườn vào sau nhà. (+)

- Ph. vội vã đi theo tôi với một vẻ cuống quýt.

-> Ph. vội vã đi theo tôi bằng một vẻ cuống quýt.(+)

Tuy nhiên, trƣờng hợp thay thế từ với bằng từ bằng thì ít nhiều có sự thay đổi về mặt ý nghĩa.

3.7. KẾT TỐ CHỈ KẺ ĐƢỢC QUAN TÂM PHỤC VỤ 3.7.1. Đặc điểm của kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ 3.7.1. Đặc điểm của kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ 3.7.1.1. Về ý nghĩa

Kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ là kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm, giúp đỡ, phục vụ về mặt nào đó và trả lời cho câu hỏi “cho ai?”. Chẳng hạn, trong câu "Ông đun nước cho Thanh" (Tổng tập Văn học Việt Nam), thì

Thanh là ngƣời đƣợc quan tâm, phục vụ.

3.7.1.2. Về cấu tạo và phƣơng thức kết hợp

a. Về cấu tạo, kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ đƣợc biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ, đại từ.

- Bằng danh từ. Ví dụ:

Để em chỉ chỗ cho anh. (Tổng tập Văn học Việt Nam)

- Bằng cụm danh từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Griori tháo yên cho hai con ngựa. (Ngữ văn 11)

- Bằng đại từ

Tôi mang cặp sách về nhà cho nó

Cậu bé đẩy chiếc xe lên dốc hộ tôi.

b. Về phương thức kết hợp, kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ thƣờng đƣợc kết hợp với động từ gián tiếp thông qua các quan hệ từ có ý nghĩa phục vụ, quan tâm. Các quan hệ từ thƣờng dẫn nối kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm, phục vụ này là:

+ Cho: Trong các phƣơng tiện dẫn nối này, cho có ý nghĩa chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ nói chung và đƣợc dùng phổ biến nhất.

Ví dụ:

- Để em chỉ chỗ cho anh. (Tổng tập Văn học Việt Nam)

- Lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị cởi trói cho mình. (Tô Hoài)

- Mụ dì ghẻ ra lệnh cho người thợ săn mang cô vào rừng giết chết rồi

đem trái tim về cho mụ. (Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn).

- Tôi lấy xà phòng rửa tay cho em bé. (Ngữ văn 11)

- Griori tháo yên cho hai con ngựa. (Ngữ văn 11)

- Mẹ lấy vải khâu quần áo cho anh.

- Cái Lành đi dắt trâu thuê cho nhà cụ Lý. (Ngô Ngọc Bội, Bộ quần

áo mới)

Ngoài việc dẫn nối bởi cho, kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ còn đƣợc dẫn nối bởi hộ, giúp.

+ Hộ: Quan hệ từ "hộ" ngoài ý nghĩa chỉ sự quan tâm phục vụ nó còn cóý nghĩa giúp đỡ.

Ví dụ:

- Cậu bé đẩy chiếc xe lên dốc hộ tôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giúp: Quan hệ từ "giúp" cũng có cách dùng giống nhƣ hộ nhƣng nó còn thêm nét nghĩa góp sức hoạt động.

Ví dụ:

- Ngày nào, Minh cũng dạy em học giúp mẹ.

- Thằng bé chăm chỉ nhặt từng hạt thóc giúp chị.

3.7.1.3. Về phạm vi kết hợp

Nhƣ các ví dụ dẫn ra trên đây cho thấy, kết tố chỉ kẻ quan tâm, phục vụ kết hợp mạnh với động từ chủ động (chỉ, đẩy, tháo, dạy, nhặt, nhổ, đào,

đắp, xây...) chứ không xuất hiện bên động từ chỉ trạng thái không chủ động

(chết, ốm, đau, tan, cháy, đổ, vỡ, gãy...)

3.7.1.4. Về vị trí

a. Vị trí sau động từ

Kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ đƣợc dẫn nối bởi từ cho chỉ có vị trí duy nhất là đứng sau động từ. Bởi nếu đứng ở vị trí nào khác trong câu thì câu đó sẽ không còn giữ nguyên đƣợc ý nghĩa ban đầu.

Ví dụ:

- Tôi lấy xà phòng rửa tay cho em bé.

-> Tôi cho em bé lấy xà phòng rửa tay. (-)

Trong câu, Tôi lấy xà phòng rửa tay cho em bé thi em bé là kẻ đƣợc quan tâm phục vụ. Còn trong câu, Tôi cho em bé lấy xà phòng rửa tay thì em lại là kẻ đƣợc cho phép rửa tay bằng xà phòng. Hai câu, Tôi lấy xà phòng rửa tay cho em bé và Tôi cho em bé lấy xà phòng rửa tay có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ đƣợc dẫn nối bằng giúp, hộ + danh từ thì có thể đứng trƣớc động từ.

Ví dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nó giúp mẹ nấu cơm.

- Giáp hộ Ất làm bài tập về nhà.

- Thầy giáo giúp tôi chữa lỗi sai trong luận văn.

Kết tố chỉ kẻ đƣợc quan tâm phục vụ không có khả năng cải biến vị trí nhƣ các kết tố khác. Nó chỉ có khả năng cải biến hai vị trí là vào trƣớc động từ hoặc sau vị từ và cũng chỉ với kết tố đƣợc dẫn nối bằng giúp, hộ + danh từ.

Ví dụ:

- Cậu bé nhặt quả bóng rơi giúp cô bé.

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 86 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)