Phân loại theo vị trí

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 49 - 54)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3.4. Phân loại theo vị trí

Nhƣ đã nói ở trên, kết tố tự do vì có ý nghĩa tƣơng đối độc lập so với động từ và thƣờng kết hợp với động từ và thông qua các quan hệ từ nên khi đi vào trong câu, với sự hỗ trợ của ngữ điệu, kết tố tự do có vị trí tƣơng đối tự do. Trong nhiều trƣờng hợp chúng có thể chiếm các vị trí: trƣớc chủ ngữ và vị từ - vị ngữ, giữa chủ ngữ và vị từ - vị ngữ hoặc sau vị từ - vị ngữ. Tuy vậy,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tính tự do của kết tố này không phải là tuyệt đối. Do sự chi phối của một số nhân tố (ngữ điệu, ý nghĩa, sự tƣơng tác giữa các kết tố…), nên trong một số trƣờng hợp, kết tố tự do có sự hạn chế về khả năng cải biến vị trí. Vì đối lập về khả năng cải biến vị trí của kết tố tự do chỉ có tính chất tƣơng đối nên phân loại kết tố tự do theo vị trí là điều rất khó khăn. Tuy vậy, vì khả năng cải biến vị trí của kết tố tự do là không nhƣ nhau nên vẫn có thể phân loại kết tố tự do theo tiêu chí khả năng cải biến vị trí một cách tƣơng đối. Theo tiêu chí vừa nêu, có thể chia kết tố tự do thành:

a. Kết tố tự do hạn chế về khả năng cải biến vị trí

Đây là kiểu kết tố thƣờng chỉ chiếm một vị trí so với động từ. Tiêu biểu cho kiểu kết tố này là kết tố chỉ tính chất, cách thức của hoạt động.

Ví dụ:

- Y đọc rất nhanh, sùi cả bọt mép. (Nam Cao)

- Các con của anh chị đều học rất giỏi.

- Tôi cúi xuống nói nhỏ với anh. (Trần Đình Vân)

- Em bé này hát hay, múa dẻo.

Có thể thấy lí do khiến các kết tố tự do chỉ tính chất trong những câu trên đây hạn chế về khả năng cải biến vị trí là vì mối quan hệ cú pháp – ngữ nghĩa giữa chúng và động từ chủ yếu đƣợc biểu hiện bằng trật tự từ (không có sự tham gia của quan hệ từ), nên khi đảo trật tự lên trƣớc động từ, mối quan hệ đó trở nên mơ hồ (không rõ) hoặc có thể gây hiểu lầm. So sánh:

- Đọc nhanh – Nhanh đọc

- Học giỏi – Giỏi học

- Hát hay – Hay hát

Nhƣ các ví dụ cho thấy, khi chuyển lên trƣớc động từ, các tính từ có thể tạo cấu trúc chủ vị với chủ ngữ và cấu trúc chính phụ với động từ đứng sau mà chính chúng là trung tâm và có ý nghĩa khác với cấu trúc xuất phát (hát hay khác hay hát).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các kết tố tự do kết hợp gián tiếp với động từ, nhờ quan hệ từ mà mối quan hệ giữa chúng với động từ trở nên xác định. Điều đó cho phép chúng, khi có sự hỗ trợ thêm của ngữ điệu, có thể tƣơng đối tự do, linh hoạt về vị trí.

Mặc dù kiểu kết tố tính chất, cách thức rất hạn chế về khả năng cải biến vị trí nhƣng trong một số trƣờng hợp kiểu kết tố này có thể chuyển đổi khỏi vị trí vốn có của mình ở sau động từ. Đó là trƣờng hợp khi kết tố chỉ tính chất, cách thức đƣợc biểu hiện bằng các từ phức miêu tả trạng thái, tính chất của hoạt động. Trong trƣờng hợp này bên nó thƣờng có thêm “một cách”.

Ví dụ:

- Thị lên chùa (một cách) vội vàng.

-> Thị vội vàng lên chùa.

- Chị nhìn con (một cách) âu yếm.

-> Chị âu yếm nhìn con.

- Có thể nói một cách ngắn gọn như sau

-> Một cách ngắn gọn, có thể nói như sau:

Bên cạnh kiểu kết tố chỉ tính chất, cách thức, một số biến thể khác nhau của kết tố tự do khác cũng có sự hạn chế về khả năng cải biến vị trí. Chẳng hạn, kết tố chỉ mốc thời gian hay thời hạn kết thúc hành động thƣờng hạn chế về khả năng cải biến vị trí. Ví dụ:

- Chúng tôi làm việc đến sáng.

Biến thể vắng quan hệ từ của một số kết tố tự do cũng thƣờng hạn chế về khả năng này. So sánh:

- Nó đi đến trường bằng xe đạp. -> Nó đi xe đạp đến trường. (+)

-> Bằng xe đạp, nó đi đến trường. (+) -> Xe đạp, nó đi đến trường. (-)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b. Kiểu kết tố tự do có khả năng cải biến vị trí mạnh

Đa số các kiểu kết tố tự do thuộc loại này. Sự tự do của chúng đƣợc thể hiện ở chỗ: chúng chiếm cả vị trí sau và trƣớc vị từ. Tất nhiên, khả năng này thƣờng đặc trƣng cho các biến thể cơ bản (điển hình) và đƣợc hiện thực hóa với sự hỗ trợ của ngữ điệu và một số nhân tố khác. Ví dụ:

- Kết tố tự do có hai biến thể vị trí. Thuộc loại này gồm có: + Kết tố thời gian:

- Sáng hôm sau, Mị mới biết đang ngồi trong nhà thống lý Pátra.

(Tô Hoài)

-> Mị, sáng hôm sau, mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lý Pátra.

+ Kết tố chỉ kẻ cùng tham gia hoạt động:

- Hắn ngồi uống rượu với thằng cha Tư. (Nam Cao)

-> Hắn với thằng cha Tư ngồi uống rượu.

+ Kết tố phƣơng tiện:

- Tôi đến trường bằng đôi giày của mẹ. (M.Gorki. Tôi đã đến trƣờng

nhƣ thế nào.)

-> Bằng đôi giày của mẹ, tôi đến trường.

- Kết tố tự do có ba biến thể vị trí. Thuộc loại này gồm có: + Kết tố không gian:

- Cụ Tư đang ngồi hút thuốc lá ở góc lều. (Đỗ Chu)

-> Ở góc lều, cụ Tư đang ngồi hút thuốc lá.

-> Cụ Tư, ở góc lều, đang hút thuốc lá.

+ Kết tố thời gian:

- Y cau có, gắt gỏng suốt ngày. (Nam Cao)

-> Y, suốt ngày, cau có, gắt gỏng. -> Suốt ngày, Y cau có, gắt gỏng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kết tố phƣơng tiện:

- Tôi nói với Mã Lệ bằng tiếng địa phương. (Vệ Tuệ, Gia đình ngọt

ngào của tôi)

-> Tôi nói bằng tiếng địa phương với Mã Lệ.

-> Bằng tiếng địa phương, tôi nói với Mã Lệ.

+ Kết tố nguyên nhân:

- Chúng tôi chia tay nhau vì sự đời.

- Chúng tôi, vì sự đời, chia tay nhau. - Vì sự đời, chúng tôi chia tay nhau .

2.4. TIỂU KẾT

Qua khảo sát ở chương 2, chúng tôi nhận thấy, kết tố tự do có những

đặc điểm nhƣ: phong phú về kiểu loại ý nghĩa; tính độc lập về nghĩa cú pháp so với động từ; tính tự do về khả năng xuất hiện bên động từ; tính tự do, linh hoạt về vị trí so với động từ; phạm vi kết hợp rộng rãi với các nhóm động từ.

Chƣơng này cũng tiến hành phân biệt kết trị tự do và kết trị bắt buộc dựa vào đặc tính khác nhau của mối quan hệ giữa động từ với hai kiểu kết tố. Mặc dù đối lập giữa kết trị tự do và kết trị bắt buộc là rất bản chất, nhƣng cần thấy rằng ranh giới giữa kết trị tự do và kết trị bắt buộc là không rõ ràng, dứt khoát. Phân biệt trạng ngữ và kết tố tự do nhìn từ góc độ kết trị, luận văn đã chỉ rõ trạng ngữ của câu không phải là thành phần phụ bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị mà nó là kết tố tự do của vị từ, vì về ý nghĩa và hình thức nó đều có quan hệ với vị từ.

Kết tố tự do đƣợc phân loại theo các tiêu chí: ý nghĩa, cấu tạo, phƣơng thức kết hợp và khả năng cải biến vị trí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

CÁC KIỂU KẾT TỐ TỰ DO CỦA ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 49 - 54)