Thủ pháp nghiên cứu kết trị của động từ

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 27 - 31)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Thủ pháp nghiên cứu kết trị của động từ

Vì tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập (không biến hình) nên ý nghĩa và bản chất cú pháp của các kết tố, các kiểu câu không đƣợc thể hiện bằng các dấu hiệu hình thức ở trong bản thân từ. Điều đó khiến cho việc xác định các thành tố cú pháp, các kiểu câú trúc cú pháp có những khó khăn nhất định.

Trƣớc thực tế nhƣ vậy, để trách sự chủ quan, cảm tính, đồng thời để phát hiện đầy đủ đặc điểm của các kết tố, cần phải dựa vào những thủ pháp hình thức nhất định. Các thủ pháp hình thức cần thiết, thích hợp đối với việc nghiên cứu kết trị của động từ là: lƣợc bỏ (rlduksija); bổ sung (dobavlnie); thay thế (substitusija); cải biến (transformasija).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lƣợc bỏ là bớt một yếu tố nào đó trong cấu trúc nhằm xác định vai trò

hay mức độ cần thiết của yếu tố đó đối với việc tổ chức cấu trúc. Thủ pháp lƣợc bỏ cho phép xác định kết tố bắt buộc (thành phần thể hiện kết trị bắt buộc của từ) và kết tố tự do của động từ hay của cấu trúc nhất định. Trong nghiên cứu kết trị của động từ, thủ pháp lược bỏ đƣợc sử dụng để xác định, phân biệt kết tố bắt buộckết tố tự do.

Bổ sung là thêm một yếu tố nào đó vào câu hoặc cấu trúc nhất định

với mục đích xác định đặc tính của yếu tố nào đó hoặc đặc tính của cấu trúc nói chung. Chẳng hạn, với những câu: Gặp ba tôi, chúng đều ngán; Trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng... việc có thể bổ sung vào trƣớc động từ gặp, trông yếu tố chỉ chủ thể (Ví dụ: Lính tráng gặp ba tôi,

chúng đều ngán; Sĩ trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng)

cho thấy trƣớc các động từ gặp, trông vẫn còn vị trí mở chƣa đƣợc làm đầy và điều này cho phép nói về sự tỉnh lƣợc kết tố chủ thể. Ngoài việc bổ sung các thực từ, còn có thể bổ sung các hƣ từ. Chẳng hạn, với các cấu trúc: Nó ăn đũa; Tôi ăn thìa việc có thể bổ sung vào trƣớc các từ đũa, thìa quan hệ từ

bằng (Nóăn bằng đũa; Tôi ăn bằng thìa) cho phép khẳng định đũa, thìa chính

là kết tố tự do gián tiếp, chỉ công cụ của hoạt động. Tƣơng tự nhƣ vậy, với cấu trúc: Nam tặng bạn cuốn sách, việc có thể bổ sung quan hệ từ cho vào trƣớc bạn cho phép xác định bạn là kết tố gián tiếp xuất hiện với tƣ cách là biến thể vắng quan hệ từ (cho) khi chiếm vị trí liền sau dộng từ trung tâm. Thủ pháp bổ sung,cho phép xác định trong cấu trúc: Ngày mai, chúng tôi lên

đường, ngày mai về bản chất là kiểu kết tố tự do, kết hợp gián tiếp với động

từ qua quan hệ từ vào. Ở dạng đầy đủ (vào ngày mai), kết tố này có khả năng chiếm các vị trí trƣớc, sau động từ hoặc giữa chủ ngữ và động từ. Cũng bằng thủ pháp bổ sung, có thể chứng minh trong các cấu trúc: 4 giờ sáng, hắn tới Cấp -> Hắn, lúc 4 giờ sáng thì tới Cấp. Hắn tới Cấp lúc 4 giờ sáng. 4 giờ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sáng, lúc 4 giờ sáng và vào lúc 4 giờ sáng chỉ là những biến thể của một kiểu

kết tố.

Thay thế là thay một yếu tố trong câu hay trong cấu trúc nhất định

bằng một yếu tố khác, nhằm phát hiện đặc điểm của yếu tố nào đó trong cấu trúc đƣợc xem xét. Thay thế bao gồm cả thay thế bằng từ không nghi vấn lẫn thay thế bằng từ nghi vấn (Ví dụ: Nam đọc sách – Nó đọc báo – Ai đọc sách?

– Nam đọc gì?). Thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn đƣợc dùng để xác định

mối quan hệ kết trị (quan hệ cú pháp) và sự phụ thuộc về hình thức giữa các thành phần câu hoặc giữa các cấu trúc nói chung. Sự thay thế cũng cho phép xác định sự tƣơng đồng hay khác biệt về chức năng cú pháp giữa các từ. (So sánh: Cuốn sách tôi vừa mua rất hay-> Cuốn sách ấy rất hay; Chúng biết

thanh niên đi rừng-> Chúng biết điều đó. Trong các câu trên, tôi vừa mua

chức năng cú pháp tƣơng đƣơng với ấy; còn thanh niên đi rừng có chức năng tƣơng đƣơng với điều đó).

Cải biến là “sự biến đổi một cấu trúc bất kỳ thành một cấu trúc khác

đƣợc thực hiện theo nguyên tắc chung nhất định với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi này về cơ bản, vẫn đƣợc giữ lại” [43, tr.245]. Để đảm bảo điều kiện trên đây, khi thực hiện sự cải biến, không đƣợc thêm bất kỳ thực từ nào vào cấu trúc đƣợc cải biến. Theo nguyên tắc trên đây, có thể xác định trong tiếng Việt hai kiểu cải biến chủ yếu liên quan đến động từ và các diễn tố của nó.

- Kiểu cải biến có tính chất thuần hình thức (hay thuần ngữ pháp)

Điều kiện của cải biến này là không đƣợc thêm bớt bất kỳ một thực từ nào (kể cả bán thực từ) vào cấu trúc đƣợc cải biến, và kết quả của kiểu cải biến này là không làm thay đổi đặc tính cú pháp của cấu trúc và ý nghĩa cú pháp của thực từ (theo cách hiểu trên, việc thêm các hƣ từ hoàn toàn cho phép). Thuộc kiểu cải biến thuần hình thức là những cải biến vị trí nhƣ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vé hết - > Hết vé.

- Tôi xây nhà - > Nhà, tôi xây.

- Tôi đọc cuốn sách này rồi - > Cuốn sách này thì tôi đọc rồi (thêm hƣ

từ thì).

- Nam gửi một bức thư cho mẹ -> Nam gửi mẹ một bức thư.

- Ngày mai, chúng tôi sẽ lên đường -> Chúng tôi sẽ lên đường vào ngày mai (thêm hƣ từ vào).

- Kiểu cải biến có tính chất nửa hình thức (cải biến từ vựng – ngữ pháp)

Kiểu cải biến này cho phép thêm vào cấu trúc đƣợc cải biến một bán thực từ (sự, cuộc, niềm, cái, bị, được, khiến…).

Ví dụ: Anh ấy ra đi - > Sự ra đi của anh ấy Mẹ khen nó - > Nó được mẹ khen

Giữa kiểu cải biến thuần hình thức và cải biến nửa hình thức là một kiểu cải biến có tính trung gian. Đó là kiểu cải biến với từ “”.

Ví dụ: Anh Nam đứng giữa -> Đứng giữa là anh Nam

Kiểu cải biến này rất gần với kiểu cải biến thuần hình thức (vì “” rất gần với hƣ từ cụ thể là rất gần với “thì”). Nhƣng vì “” vẫn còn là động từ [Theo 25, tr.42] chứ chƣa trở thành hƣ từ thực sự, nên chúng tôi vẫn xếp kiểu cải biến với từ “” nhƣ trên đây vào kiểu cải biến nửa hình thức và gọi kiểu cải biến này là kiểu cải biến đồng nhất.

Kiểu cải biến có tính chất thuần hình thức nói chung chỉ làm thay đổi cấu trúc thông tin (sự phân chia thành cái đã biết và cái mới) và cấu trúc thông báo (cấu trúc đề thuyết) của câu chứ không làm thay đổi cơ bản tính chất cú pháp của câu và ý nghĩa cú pháp của thực từ, tức là cho ta những cấu trúc đồng nhất với nhau về cú pháp. Kiểu cải biến nửa hình thức, trái lại, sẽ làm thay đổi bản chất cú pháp của cấu trúc, tức là cho ta những cấu trúc chỉ đồng nhất về nghĩa sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các thủ pháp lƣợc bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến lập thành hệ thống

thủ pháp thƣờng gọi là phƣơng pháp thử nghiệm (metod eksperimenta). Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngôn ngữ học nói chung, ngữ pháp học nói riêng và cũng tỏ ra thích hợp, có hiệu quả trong việc nghiên cứu kết trị của động từ.

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 27 - 31)