6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.1.5. Phạm vi kết hợp rộng rãi với các nhóm động từ
Nếu trong các kết tố bắt buộc, kết tố chủ thể có ở tất cả các động từ, còn kết tố đối thể chỉ đặc trƣng cho các động từ ngoại hƣớng, thì với kết tố tự do, phạm vi kết hợp cũng có nét khác biệt.
Khác với kết tố bắt buộc chỉ đối thể, kết tố tự do có thể xuất hiện cả bên động từ nội hƣớng lẫn ngoại hƣớng. So sánh:
- Họ nghỉ ở nhà khách của trường.
- Họ ăn ở nhà khách của trường.
=> Đây là kết tố vị trí bên động từ nội hƣớng và ngoại hƣớng (nghỉ, ăn).
- Họ nghỉ (trong) 30 phút.
- Họ ăn cơm (trong) 30 phút.
=> Đây là kết tố tự do chỉ thời gian bên động từ nội hƣớng và ngoại hƣớng. Khác với kết tố bắt buộc chỉ chủ thể, kết tố tự do không kết hợp nhƣ nhau với tất cả các nhóm động từ. Chẳng hạn, các động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến (có, còn, xảy ra, diễn ra, xuất hiện, đứng, ngồi, nằm…) có khả năng kết hợp mạnh với kết tố không gian (Ví dụ: Ở đâythường xảy ra tai nạn
giao thông). Các động từ chỉ trạng thái khác nhau của sự tồn tại (tan, cháy,
đổ, vỡ, gãy… ) có khả năng kết hợp mạnh với kết tố nguyên nhân (Ví dụ:
Ngôi nhà cháydo chập điện). Kết tố công cụ và kết tố mục đích không thể kết
hợp với động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu biến mà chỉ xuất hiện bên động từ hoạt động (chủ động) Ta chỉ có thể đặt những câu hỏi kiểu nhƣ: Tai nạn
giao thông thường xảy ra ở đâu?; Ngôi nhà cháy vì sao?... Chứ không thể đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn