Quy trình nghiên cứu kết trị của động từ

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 31 - 32)

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Quy trình nghiên cứu kết trị của động từ

Việc nghiên cứu kết trị tự do của động từ đƣợc thực hiện theo quy trình gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định các cấu trúc (các câu) có chứa động từ.

Chẳng hạn, câu Nó ăn cơm bằng đũa đƣợc cấu tạo bởi một cấu trúc động từ.

Bước 2: Xác định động từ hạt nhân (trung tâm)

Động từ hạt nhân là trung tâm, là đỉnh của cấu trúc. Đó chính là thành tố mà tất cả các thành tố còn lại phụ thuộc vào và đều bổ sung cho nó. Ví dụ, trong cấu trúc ở trên, hạt nhân là động từ ăn.

Bước 3: Xác định kết trị hình thức của động từ.

Xác định kết trị hình thức của động từ bằng thủ pháp đặt câu hỏi. Từ có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn, tức là có khả năng cho phép dựa vào động từ để đặt câu hỏi về nó sẽ là từ thể hiện hình thức của động từ.

Chẳng hạn, trong cấu trúc Nó ăn cơm bằng đũa ta xác định đƣợc động từ trung tâm là “ăn” nên dựa vào động từ ta có thể đặt câu hỏi (Ai ăn? Ăn gì? Ăn

bằnggì?)

Bước 4: Xác định kết trị nội dung của động từ.

Nội dung của bƣớc này là phân tích mối quan hệ ngữ nghĩa giữa động từ và các yếu tố có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn (các yếu tố thể hiện kết trị hình thức của động từ đã đƣợc xác định ở bƣớc 2). Từ có tác dụng cụ thể hóa ý nghĩa cho động từ sẽ đƣợc coi là từ thể hiện kết trị nội dung của động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

từ. Trong cấu trúc trên đây, các từ nó, cơm, bằng đũa đều có tác dụng cụ thể hóa ý nghĩa của động từ ăn do đó chúng đều thể hiện kết trị nội dung của động từ.

Bước 5: Xác định kết trị của động từ (xác định các kết tố) dựa vào mặt nội

dung lẫn mặt hình thức. Từ vừa thể hiện kết trị nội dung vừa thể hiện kết trị hình thức của động từ là các kết tố của động từ. Đó là các từ nó, cơm, bằng đũa.

Một phần của tài liệu kết trị tự do của động từ tiếng việt (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)