Tổng thu nhập chủ yếu của BIDV Cần Thơ là thu từ lãi, nguồn thu này luôn chiếm trên 80% doanh thu hoạt động của chi nhánh. Năm 2008 thu nhập của chi nhánh chiếm 174.262 triệu đồng, Sang năm 2009 tăng nhẹ lên 187.122 triệu đồng, với tốc độ tăng là 7,38% tương ứng tăng 12.860 triệu đồng so với năm 2008. Năm 2010 thu nhập tăng vọt lên mức 280.413 triệu đồng, tăng 93.291 triệu đồng tương đương 49,86 % so với năm 2009
Năm Chênh lệch 2009 – 2008 2010 -2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I. THU NHẬP 174.262 187.122 280.413 12.860 7,38 93.291 49,86 1. thu nhập từ lãi 149.024 166.926 264.087 17.902 12,01 97.161 58,21
Thu lãi cho vay 149.017 166.926 264.087 17.909 12,02 97.161 58,21
Thu lãi tiền gửi 7 0 0 (7) (100,00) 0
2. Thu nhập ngoài lãi 25.238 20.196 16.326 (5.042) (19,98) (3.870) (19,16)
II.CHI PHÍ 161.172 177.704 259.526 16.532 10,26 81.822 46,04
1.Chi phí từ lãi 126.338 134.896 223.174 8.558 6,77 88.278 65,44
Chi trả tiền gửi 28.375 43.659 64.974 15.284 53,86 21.315 48,82
Chi trả tiền vay 97.963 91.237 158.200 (6.726) (6,87) 66.963 73,39
2. Chi phí ngồi lãi 34.834 42.808 36.352 7.974 22,89 (6.456) (15,08)
trong đó:dự phịng rủi ro 24.413 33.413 10.747 9.000 36,87 (22.666) (67,84)
IV. LỢI NHUẬN
TRƯỚC THUẾ 13.090 9.418 20.887 (3.672) (28,05) 11.469 121,78
Năm 2009, Cần Thơ chính thức được cơng nhận là đơ thị loại I trực thuộc trung ương. Nên nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn, đặc biệt là khối xây lắp đây là khách hàng truyền thống của BIDV. Bên cạnh đó, cùng với việc Chính Phủ mở gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp vay vốn cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh. Nên tổng thu nhập của chi nhánh tăng lên 187.122 triệu đồng, tăng 12.860 triệu đồng với tốc độ tăng 7,38% so với năm 2008. Cụ thể, năm 2009 nguồn thu từ lãi là 166.926 triệu đồng tăng 17.902 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng là 12,01%; tuy nhiên nguồn thu ngoài lãi lại giảm, tốc độ giảm là 19,98% tương ứng giảm 5.042 triệu đồng.
Thu nhập của chi nhánh tăng cao ở năm 2010 là do nguồn thu từ lãi cho vay tăng cao, với tốc độ tăng là 58,21% so với năm 2009 tương ứng tăng 97.161 triệu đồng. Nguyên nhân của việc gia tăng này là do năm 2010 là giai đoạn của nền kinh tế được khơi phục, với chính sách hổ trợ vốn sản xuất cho các doanh nghiệp của NN, nên DSCV của NH tăng lên khá cao. Trong giai đoạn đầu, BIDV do thiếu vốn nên cũng nâng cao lãi suất cho vay. Nhưng sau đó thì BIDV ln thể hiện vai trò tiên phong trong việc liên tiếp hạ lãi suất cho vay, từ đó nâng cao uy tín của Ngân hàng nên đã thu hút nhiều khách hàng đến xin vay vốn. Đồng thời, chi nhánh cũng tập trung tăng cường các sản phẩm dịch vụ như thanh toán lương qua tài khoản, th tài chính, kinh doanh ngoại tệ…Tuy khơng cao bằng năm 2009 nhưng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận của NH.
3.4.2. Nhận xét về chi phí
Bên cạnh doanh thu, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng, đó là chi phí. Chỉ tiêu này ln tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Theo số liệu từ bảng số liệu, ta thấy chi phí năm 2008 đạt 161.172 triệu đồng, đến 2009, con số này tăng, nhưng với tốc độ chậm, tăng 10,26% tương ứng tăng 16.532 triệu đồng so với năm 2008 tức là ở mức 177.704 triệu đồng. Còn trong năm 2010, chi phí là 259.526 triệu đồng, tăng 46.04%, tương đương 93.291 triệu đồng so với 2009.
Tổng chi của chi nhánh bao gồm chi từ lãi và chi ngồi lãi, trong đó chi phí cho việc chi trả lãi là chủ yếu. Cụ thể, năm 2008 chi trả lãi là 126.338 triệu đồng. Con số này không chỉ dừng ở đó mà tiếp tục tăng lên ở năm 2009, tuy nhiên chỉ ở mức thấp, với tốc độ tăng là 6,77% tương ứng tăng 8.558 triệu đồng
so với năm 2008, cịn năm 2010 chi phí từ lãi có phần tăng cao, tăng 65,44% , tương đương với 88.278 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng chi phí liên tục 3 năm qua, là do năm 2008 với chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW, lạm phát tăng cao nên chi nhánh không ngừng nâng cao lãi suất huy động để thu hút vốn, sử dụng vốn điều chuyển của trung ương với lãi suất cao. Đến năm 2009 thì vẫn cịn ảnh hưởng của lạm phát 2008 với những khoản tiền gởi, tiền vay với lãi suất cao. Đồng thời chi nhánh cũng tập trung công tác thu hồi nợ xấu nên làm phát sinh thêm chi phí. Do đó, chi phí cũng tăng lên ở năm 2009 nhưng con số này tăng với tốc độ chậm hơn so với năm 2008. Cịn trong năm 2010, với chính sách hổ trợ vốn, nên NH đẩy mạnh việc cho vay đồng thời cần phải tăng cường công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
3.4.3. Nhận xét về lợi nhuận trước thuế
Đây là phần lợi nhuận cịn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng số liệu trên ta thấy BIDV Cần Thơ mặc dù thu nhập qua các năm 2008-2010 đều tăng lên, nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn tốc độ tăng của chi phí. Nguyên nhân là do trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam bị khủng hoảng, lạm phát tăng cao, tình trạng thiếu hụt thanh khoản đã xảy ra, nên chi nhánh đã không ngừng nâng cao lãi suất kèm theo nhiều khuyến mãi để thu hút vốn huy động nên đã làm chi phí tăng lên. Cịn trong 2009, do dư âm của cuộc lạm phát 2008, các khoản tiền gửi có lãi suất rất cao được chuyển sang năm năm 2009 để rút và hưởng lãi, ngoài ra trong năm lãi suất huy động của chi nhánh khá cao, cịn lãi suất cho vay thì ngày càng thấp, cùng với đó là việc áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng khi đến với chi nhánh để nâng cao tính cạnh tranh với các NHTM khác nên đã làm cho chi phí của chi nhánh tăng cao hơn so với thu nhập, đã làm cho thu nhập trước thuế của chi nhánh giảm. Cụ thể, năm 2008 thu nhập trước thuế của chi nhánh đạt 13.090 triệu đồng, đến năm 2009, thu nhập của chi nhánh giảm khá nhiều, chỉ còn 9.418 triệu đồng, giảm 3.672 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ giảm là 28,05%. Cịn trong năm 2010, thì thu nhập lại tăng cao nên đảy lợi nhuận trước thuế lên mức 20.887 triệu đồng, tăng 11.469 triệu đồng, tương đương 121,78% so với năm 2009.
Tóm lại, trước tình hình biến động bất thường trong những năm qua, đặc biệt là tình hình cạnh tranh tiền tệ diễn ra hết sức gay gắt, giá vật tư nguyên liệu
tăng mạnh trên thế giới cũng như trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, cũng có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và ngân hàng BIDV Cần Thơ nói riêng. Nhưng nhờ được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo, đồng thời bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nên đã đem lại kết quả cao cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BIDV CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.5.1. Thuận lợi
Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả Đồng bằng sơng Cửu Long, hiện nay có rất nhiều cơng trình trọng điểm như khu cơng nghiệp Hưng Phú, khu dân cư mới trong nội ô thành phố và nhất là Cần Thơ trở thành thành phố trực thuộc trung ương thì sự phát triển về cơ sở hạ tầng ngày càng nhiều, mà khối xây lắp là khách hàng lớn và truyền thống của BIDV Cần Thơ.
Trụ sở chính được đặt tại trung tâm thành phố nên việc giao dịch giữa Ngân hàng và khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.
BIDV đã ổn định về mặt tổ chức, đảm bảo được hoạt động thơng suốt, phục vụ đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực chun mơn, ban lãnh đạo tận tâm sâu sát, nhanh nhạy với tình hình hoạt động của Ngân hàng. Công tác đào tạo cán bộ được chú trọng và chuẩn hóa dần
Sản phẩm BIDV Cần Thơ rất đa dạng và phong phú dựa trên nền cơng nghệ hiện đại hóa phát triển khá nhanh. Chi nhánh có chính sách thu hút khách hàng rất hấp dẫn tùy theo từng thời kỳ, đặc biệt là các sản phẩm tiền gửi, dịch vụ thanh tốn,...
Về năng lực tài chính, BIDV là một trong 5 NHTM Quốc doanh đầu tiên của Việt Nam và đây là ngân hàng thương mại Việt Nam đầu tiên được kiểm toán quốc tế và đạt chứng chỉ quy trình chất lượng ISO 9001:2000. Vào thời điểm 31/12/2006 theo tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế, tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 158.000 tỷ VND. BIDV Cần Thơ đã hạch toán tăng vốn điều lệ số tiền là 3.400 tỷ đồng đưa vốn điều lệ của BIDV lên 7.477 tỷ đồng và vốn tự có lên 10.193 tỷ đồng. Năm 2006, BIDV đã vươn lên trở thành NHTM Nhà nước có qui
mơ thứ 2 về mạng lưới và nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Để phát triển giai đoạn mới, BIDV đã trình Thủ tướng Chính Phủ, cho phép BIDV triển khai xây dựng đề án chuyển đổi BIDV thành tập đồn Tài chính – Ngân hàng giai đoạn 2007-2010 và cho phép BIDV để lại thặng dư sau phát hành lần đầu ra công chúng để sử dụng làm nguồn vốn bổ sung vốn điều lệ cho các công ty thành viên hạch toán độc lập và các ngân hàng liên doanh của BIDV
3.5.2. Khó khăn
Mặc dù BIDV Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển hoạt động nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại khơng ít khó khăn gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:
Số lượng và mạng lưới hoạt động của các TCTD ngày càng được mở rộng tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trong tất cả các mặt, việc tranh giành khách hàng hết sức gay gắt bằng nhiều hình thức, thủ tục đơn giản, chạy đua lãi suất,... Đặc biệt là nhóm ngân hàng nước ngồi, liên doanh với nhiều ưu thế về chất lượng dịch vụ, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội,...nên mặc dù hiện nay thị phần chiếm nhỏ nhưng hiệu quả cao và khả năng thu hút khách hàng từ các NHTM trong nước ngày càng lớn.
Các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Cần Thơ phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, khơng đảm bảo u cầu về tỷ lệ vốn tự có tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo qui định của thể lệ tín dụng. Mặt khác, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chưa bị bắt buộc kiểm tốn nên khơng có nhiều thơng tin về doanh nghiệp để đánh giá đúng thực chất hoạt động của đơn vị.
Ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa cao, dẫn đến việc xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng bị hạn chế, kém hiệu quả
Hoạt động ngân hàng phải đối mặt với việc lãi suất cho vay liên tục giảm, trong khi lãi suất huy động lại có xu hướng tăng. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Ngân hàng BIDV Cần Thơ phải đối mặt với nhiều rủi ro thị trường, như rủi ro về giá, tỷ giá, lãi suất, vàng và các rủi ro hệ thống. Rủi ro cũng có thể đến từ các doanh nghiệp là khách hàng của Ngân hàng do làm ăn thua lỗ, thất bại trong cạnh tranh.
Tuy cịn tồn tại nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực và kinh nghiệm của ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với tồn thể cán bộ cơng nhân viên, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ln tìm được chỗ đứng cho mình trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng trong khu vực.
3.5.3. Định hướng phát triển
Trên cơ sở cơ cấu lại hoạt động tín dụng BIDV, cơ cấu lại gắn liền với phát triển toàn diện, vững chắc và tạo ra những cân đối hợp lý. Trong tiến trình cổ phần hóa, hướng tới mục tiêu thành lập tập đồn Tài chính Ngân hàng với 4 mặt hoạt động, tín dụng vẫn được coi là một hoạt động quan trọng nhưng có chuyển biến căn bản về chất để phù hợp với đặc điểm.
Tổ chức kiểm sốt tín dụng theo chuẩn mực quốc tế. Áp dụng qui trình quản lý rủi ro tách biệt 3 chức năng: khởi tạo, thẩm định, phê duyệt tín dụng. Kiểm sốt quản lý chất lượng tín dụng và nợ xấu theo chuẩn mực thông lệ quốc tế. Theo đó hoạt động tín dụng đổi mới theo định hướng sau:
a. Xây dựng tín dụng cơ cấu theo ngành, lĩnh vực một cách khoa học trên cơ sở phân tích rủi ro, lợi nhuận từng ngành, giảm tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản theo thông lệ. Tăng trưởng tín dụng đi đơi với kiểm sốt an tồn tín dụng. Tín dụng gắn liền với hoạt động bảo hiểm chứng khốn, đầu tư tài chính để phát huy lợi thế kinh doanh và các nguồn lực nội sinh của tập đồn.
b. Xác định tín dụng là hoạt động kinh doanh quan trọng, tiếp tục tăng trưởng an tồn bền vững, kiểm sốt chặt chẽ với cơ cấu hợp lý. Hoạt động tín dụng trong lĩnh vực đầu tư phát triển tập trung vào một số ngành then chốt của đất nước như: năng lượng khai khoáng, bất động sản, hạ tầng giao thơng, bưu chính viễn thơng, dầu khí, cơng nghệ tàu thủy, xuất nhập khẩu gỗ, thủy hải sản và các lĩnh vực có thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
c. Xây dựng và hồn thiện bộ sản phẩm tín dụng bán bn và bán lẻ, phù hợp yêu cầu của thị trường và yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng. Xác định rõ và hình thành hệ thống chi nhánh tập trung bán buôn, bán lẻ và hỗn hợp để triển khai mơ hình kinh doanh mới: chuyển mạnh sang tín dụng ngắn hạn để phát triển các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, chứng khoán, dịch vụ bán lẻ cho tiêu dùng cá
nhân. Quản lý rủi ro theo các chỉ số chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt theo nguyên tắc và qui trình quản lý rủi ro.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
CẦN THƠ 4.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định kết quả kinh doanh. Do đó ngân hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn. Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành. Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2009 – 2008 2010 – 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Tiền gửi tiết kiệm 235.305 332.647 588.220 97.342 41,37 255.573 76,83
- Có kỳ hạn 231.832 296.926 553.065 65.094 28,07 256.139 86,26
- không kỳ hạn 3.473 35.721 35.155 32.248 928,53 (566) (1,58)
2. Tiền gửi của các TCTD 512 88 350 (424) (82,81) 262 297,73
3. Tiền gửi của TCKT 225.124 304.766 416.088 79.642 35,38 111.322 36,53
- Không kỳ hạn 196.992 230.636 292.860 33.644 17,08 62.224 27
- Có kỳ hạn 28.132 74.130 123.228 45.998 163,51 49.098 66,23
4. phát hành GTCG 27.403 63.462 212 36.059 131,59 (63.250) (99,670
TỔNG 488.344 700.963 1.004.870 212.619 43,54 303.907 43,36
Qua bảng trên, ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định trong 03 năm 2008-2010. Trong năm 2009, nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 700.963 triệu đồng, với tốc độ tăng là 43,54%, tương ứng 212.619 triệu đồng so với năm 2008. Đến năm 2010 nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng cao, đạt 1.004.870 triệu đồng, tăng 303.907 triệu đồng hay tăng