Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 86)

Năm Các nhân tố ảnh hưởng

a(%) b(lần) ROA(%)

2008 5,41 0,16 0,87

2009 3,77 0,15 0,58

2010 5,59 0,17 0,96

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)

Ta biết, ROA được tính theo cơng thức sau:

ROA= (Doanh thu - Thu nhập Doanh thu Chi phí ) * Tổng tài sản Doanh thu

= Lợi nhuận ròngDoanh thu * Tổng tài sản Doang thu

= Tỷ suất lợi nhuận * Hệ số sử dụng tài sản Gọi Rn ROA năm thứ n (2008, 2009, 2010)

bn Hệ số sử dụng tài sản

Dựa vào bản số liệu trên, ta thấy trong ba năm (2008, 2009, 2010) NH có chỉ số ROA>0. Năm 2008 là 0,87%, năm 2009 ROA = 0,58% và 2010 là 0,96%. Chỉ số này cho biết lợi nhuận mang lại trên một đồng tài sản đầu tư, từ những kết quả trên cho ta thấy cơ cấu tài sản của NH có sự tăng giảm qua các năm. Nguyên nhân làm cho chỉ số này tăng giảm như vậy là do ROA chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản. Để thấy rõ hơn mức ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ số ROA, ta lần lượt phân tích chúng theo từng móc thời gian như sau:

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2008 – 2009

- Xác định đối tượng phân tích: ∆R = R09 – R08

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an * bn + ROA thực tế năm 2008 (R08)

R08 = a08 x b08 = 5,41 x 0,16 = 0,87% + ROA năm 2009 (R09)

R09 = a09 x b09 = 3,77 x 0,15 = 0,58%

� Đối tượng phân tích:

∆R = R09 – R08 = 0,58% - 0,87% = (0,29)

Vậy ROA thực tế của NH năm 2009 giảm 0,29 so với năm 2008. - Mức ảnh hưởng của các nhân tố

Sự suy giảm ROA này lo do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: + Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận

∆a = a09 x b08 - a08 x b08 = 3,77 x 0,16 - 5,41 x 0,16 = (0,26)%

Vậy, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 giảm 1,64% so với 2008 nên làm ROA giảm 0,26%

+ Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử đụng tài sản

∆b = a09 x b09 - a09 x b08 = 3,77x 0,15 - 3,77 x 0,16 = (0,03)%

Vậy hệ số sử dụng tài sản năm 2009 giảm 0,01 lần so với 2008 làm giảm ROA của NH là 0,03

+ nhân tố làm tăng ROA 0% + Nhân tố làm giảm ROA

Tỷ suất lợi nhuận: (0,26%)

Hệ số sử dụng tài sản (0,03%) (0,29%)

� (0,26)% + (0,03)% = (0,29)% = đối tượng phân tích

* Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2009 – 2010

- Xác định đối tượng phân tích: ∆R = R10 – R09

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ROA được xác định: Rn = an * bn + ROA năm 2009 (R09)

R09 = a09 x b09 = 3,77 x 0,15 = 0,58% + ROA thực tế năm 2010 (R10)

R10 = a10 x b10 = = 5,59 x 0,17 = 0,96%

� Đối tượng phân tích:

∆R = R10 – R09 = 0,96% - 0,58% = 0,38%

Vậy ROA thực tế của NH năm 2010 tăng 0,38% so với năm 2009. - Mức ảnh hưởng của các nhân tố

Sự suy giảm ROA này lo do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: + Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận

∆a = a10 x b09 - a09 x b09 = 5,59 x 0,15 – 3,77 x 0,15 = 0,27 Vậy tỷ suất lợi nhuận tăng làm ROA tăng 0,27%

+ Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử đụng tài sản

∆b = a10 x b10 – a10 x b09 = 5,59 x 0,17 – 5,,59 x 0,15 = 0,11

Vậy hệ số sử dụng tài sản tăng 0,11 lần làm tăng ROA của NH là 0,11 - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

+ Nhân tố làm tăng ROA

Tỷ suất lợi nhuận: 0,27%

Hệ số sử dụng tài sản 0,11%

+ Nhân tố làm giảm ROA 0%

Nhận xét: Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ta thấy, để tăng chỉ số ROA cần phải tăng tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản. Để hai yếu tố này tăng lên thì nhà quản lý cần đẩy mạnh tăng đồng thời doanh thu và lợi nhuận, để có được như vậy cần phải giảm bớt chi phí và tăng DNBQ của NH. Chỉ số ROA năm 2009 giảm 0,29% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 thì có tốc độ tăng cao, ở mức 0,38% so với năm 2009. Điều này cho thấy NH đã có những khắc phục sau khi bị tục dốc vào năm 2009. Dựa vào phần phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận phần nào cũng giúp chúng ta thấy được điều đó.

Lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Bảng 22: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ROE

ĐVT: Tr. đồng

Các chỉ tiêu Năm

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hửu ROE(lần)

2008 9.425 13.091 0,72

2009 7.064 9.697 0,73

2010 15.665 21.873 0,72

(Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)

Từ bảng số liệu cho thấy ROE có sự sụt giảm qua các năm. Năm 2008 ROE ở mức 0,72 đều này nói lên cứ một đồng vốn đầu tư thì NH thu về 0,72 đồng lợi nhuận, đến năm 2009 con số này tăng lên 0,73, tăng 0,01 lần so với 2008. Đến năm 2010 con số này giảm còn 0,72 lần, giảm đi 0,01 lần so với 2009. Điều đó cũng dể hiểu vì từ những số liệu và những phân tích trên ta thấy lợi nhuận năm 2009 giảm nhiều so với 2008, cụ thể là giảm 2.361 triệu đồng, đồng thời vốn chủ sở hửu cũng giảm 3.397 triệu đồng, con số này tăng cao hơn mức tăng của lợi nhuận nên làm ROE tăng lên. Còn trong năm 2010 lợi nhuận có tăng cao song tỷ lệ tăng vẩn còn thấp hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn chủ sở hửu, năm này lợi nhuận tăng lên 8.602 triệu đồng so với 2009, nhưng vốn chủ sở hửu lại tăng đến 65.740 triệu đồng so với 2009.

Lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS)

Bảng 23: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ROS

Các chỉ tiêu Năm LNR ( Tr. đồng) DT (Tr. đồng ROS (%) 2008 9.425 174.262 5,408 2009 7.064 187.122 3,775 2010 15.665 280.413 5,586 (Nguồn: phịng kế hoạch tổng hợp)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ số ROS có sự tăng giảm qua các năm, Năm 2009 giảm 1,633% so với 2008, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận năm 2009 giảm so với 2008, điều này cho thấy NH đã sử dụng chi phí cao hơn so với 2008. Đến năm 2010 thì hệ số này đã tăng lên mức 5,586%, so với năm 2009 hệ số này tăng 1,811. Nguyên nhân là do trong năm này NH đã cắt giảm được một số chi phí khơng hợp lý đồng thời giảm lãi suất đầu ra nên làm lợi nhuận tăng lên.

Hệ số vốn sử dụng tài sản Bảng 24: HỆ SỐ SỬ DỤNG TÀI SẢN Các chỉ tiêu Năm Tài sản(Tr. đồng) DT(Tr. đồng) hệ số sử dụng TS 2008 1.080.065 174.262 0,161 2009 1.228.407 187.122 0,152 2010 1.624.293 280.413 0,173 (Nguồn: phòng kế hoạch tổng hợp)

Hệ số này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của NH, Từ bảng số liệu ta thấy NH có hệ số sử dụng tài sản tăng giảm qua các năm, năm 2009 hệ số này giảm 0,009 so với 2008, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của NH chưa tốt so với năm trước. đến năm 2010 thì hệ số này tăng lên 0,021 so với năm 2009, như vậy NH đã sử dụng tài sản có hiệu quả và đúng mục đích hơn.

Hệ số vốn chủ sở hửu Bảng 25: HỆ SỐ VỐN CHỦ SỞ HỬU Các chỉ tiêu Năm Tài sản (Tr. đồng) Vốn CSH (Tr. đồng) Hệ số vốn chủ SH 2008 1.080.065 13.091 0,01 2009 1.228.407 9.697 0,01 2010 1.624.293 21.873 0,01 (Nguồn: phịng kế hoạch tổng hợp)

Nhìn chung NH có hệ số vốn chủ sở hửu qua ba năm đạt tương đối thấp và không thay đổi, vốn chủ sử hửu của NH chưa cao, nguồn vốn chủ yếu dùng vào hoạt động cho vay từ nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ TW.

4.9. PHÂN TÍCH MỘT SỐ RỦI RO Bảng 26: CÁC YẾU TỐ RỦI RO Bảng 26: CÁC YẾU TỐ RỦI RO Năm Chỉ tiêu đơn vị tính 2008 2009 2010 DNBQ Tr. Đồng 982.088 1.049.038 1.369.970 Tiền gửi Tr. Đồng 460.941 637.501 1.004.658 Tài sản Tr. Đồng 1.080.065 1.228.407 1.624.293 Nợ xấu Tr. Đồng 142.688 91.255 58.928

Tài sản nhạy cảm với LS Tr. Đồng 945.177 1.021.060 1.296.644

Nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất Tr. Đồng 208.155 317.668 560.941

Vốn chủ sở hửu Tr. Đồng 13.091 9.697 21.873

DNBQ/tài sản lần 0,909 0,854 0,843

DNBQ/tiền gửi lần 2,13 1,65 1,36

Vốn CSH/Tài sản lần 0,01 0,01 0,01

Nợ xấu/DNBQ lần 0,15 0,09 0,04

Hệ số nhạy cảm lãi suất lần 4,54 3,21 2,31

(Nguồn: phịng kế hoạch tổng hợp)

4.9.1. Rủi ro tín dụng

Dựa vào bảng số liệu cho thấy nợ xấu của NH có giảm qua các năm, điều này cho thấy NH thực hiện tốt công tác thu nợ, Mặt khác do NH cân đối tương

đối hợp lý giữa cho vay và tài sản của cơng ty, nên rủi ro tín dụng NH gặp phải là rất thấp.

4.9.2. Rủi ro thanh khoản

Dựa vào tỷ số DNBQ / tiền gửi, nếu con số này càng cao thì khả năng thanh tốn càng giảm, từ bảng số liệu ta thấy tỷ số này có giảm qua các năm, Năm 2009 giảm 0,48 đơn vị so với năm 2008, đến năm 2010 lại giảm đi 0,29 đơn vị so với năm 2009. Điều này cho thấy NH đã có những biện pháp tăng nguồn vốn thanh khoản, khơng cịn tập trung việc cho vay vào nguồn vốn huy động nữa.

4.9.3. Rủi ro vốn

Dựa vào tỷ số vốn chủ sở hửu trên tổng tài sản, ta thấy con số này tương đối nhỏ, nhưng có sự tăng dần qua các năm, điều này cho thấy Nguồn vốn tự có của NH tăng lên, Rủi ro thiếu vốn của NH cũng từ đó được giải quyết.

4.9.4. Rủi ro lãi suất

Lãi suất của NH trong ba năm qua có những biến đổi khơng ổn định, tuy nhiên rủi ro cũng khơng vì vậy mà biến động phức tạp. Nhìn chung hệ số lãi suất qua các năm luôn giảm. Năm 2009 rủi ro lãi suất giảm 1,33 lần so với năm 2008. Đến năm 2010 rủi ro lãi suất tiếp tục giảm 0,9 lần so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2008 và 2009 thị trường lãi suất được tự do, nên các NH lợi dụng việc tăng lãi suất huy động để thu hút khách hàng, có khi lãi suất huy động của một số NHTM lên đến 17%, đồng thời ngân hàng cũng cho khách hàng vay một lượng tiền tương đối lớn, nên hệ số lãi suất trong hai năm này còn ở mức cao, nhưng đến năm 2010 thì nhà nước có chính sách thắt chặc tiền tệ, ấn định mức lãi suất huy động tối đa là 14%, đã làm cho rủi ro về lãi suất cũng dần ổn định hơn.

4.10. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH CỦA CHI NHÁNH

4.10.1. Tốc độ phát triển kinh tế

Trong hai năm 2008 và 2009 lợi nhuận đạt được của chi nhánh còn thấp do ảnh hưởng bởi cuộc khũng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng lạm phát tăng cao, đến năm 2010 tình hình được cải thiện nên lợi nhuận có phần tăng lên, sau cuộc khũng hoảng nền kinh tế đã đi vào ổn định và có chiều hướng phát triển mạnh trong năm 2010, đây là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế trong tương lai.

4.10.2. Yếu tố chính sách – pháp luật

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhà nước có những chính sách mở cửa nền kinh tế, nên 2008 -2009 thị trường tiền tệ hoạt động một cách tự do, các ngân hàng muốn có được nguồn vốn đủ lớn để tiếp tục duy trì hoạt động trong lúc nền kinh tế đang bị khủng hoảng, nên đã nâng mức lãi suất huy động để thu hút khách hàng. Nhưng trong năm 2010 nhà nước có chính sách thắt chặt nền kinh tế, và hỗ trợ vốn cho XSKD, nhằm khống chế lạm phát tăng cao xãy ra như năm 2008, mức lãi suất huy động được nhà nước ấn định cụ thể, và có hình thức xử lý nếu phát hiện vi phạm. Vì vậy mà làm cho chi phí huy động vốn của NH cũng giảm đi đẩy lợi nhuận năm 2010 tăng cao so với năm 2009 và năm 2008.

4.10.3. Yếu tố thị trường

Về yếu tố thị trường, thì ngày nay NHTM mọc lên dày đặt trên địa bàn TP Cần Thơ, cạnh tranh là vấn đề cần thiết của tất cả các NH trong khu vực, riêng BIDV là một NHTM lớn, đứng thứ 3 sau Agribank và Viettinbank, nên có nhiều uy tín và tạo được niềm tin cho khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Tuy vậy để duy trì mối quan hệ với khách hàng, NH khơng ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới và các trương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng đã từng giao dịch với NH. Vì vậy mà các khoản chi phí khác của NH cũng từ đó tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

4.10.3. yếu tố nguồn nhân lực

Đây là yếu tố không thể thiếu và góp phần quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho NH. BIDV Cần Thơ có đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên nghiệp, thường xuyên được đào tạo và nâng cao tay nghề, họ luôn tận tâm và nhiệt tình với cơng việc. Đồng thời họ là những người gương mẫu trong việc làm tăng nguồn vốn huy động cho NH.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1.1. Giải pháp về huy động vốn của chi nhánh

- Tăng cường mở rộng huy động vốn trong dân cư và các TCKT, đảm bảo chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn kinh doanh của Ngân hàng; nhanh chóng nắm bắt cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp, nhà máy (ưu tiên cho những đơn vị có uy tín, thương hiệu mạnh), nơi có nhiều khu cơng nghiệp mọc lên. Muốn vậy, khả năng thăm dò thị trường của NH phải cao và nhanh nhạy.

– Phấn đấu tăng huy động tiền gửi thanh tốn và tiền gửi có kỳ hạn dài. – Tạo ra các sản phẩm huy động vốn có hiệu quả như phát triển dịch vụ thẻ nhằm huy động vốn thông qua dịch vụ thẻ: mở ra chương trình phát hành thẻ miễn phí, giao thẻ tận nhà, ưu tiên cho học sinh, sinh viên…

– Xây dựng Ngân hàng khang trang nhằm tạo ra lòng tin nơi khách hàng bằng cách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc đi lại, gửi và rút tiền; vì đây là yếu tố đầu tiên đập vào mắt khách hàng, họ biết phần nào về ngân hàng mình: có vốn lớn, mức độ an toàn cao và yên tâm hơn khi gửi tiền vào.

- Đối với nguồn vốn xin điều chuyển – đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt vốn trong thời điểm nhất định – NH cần tính tốn một cách hợp lý về kế hoạch sử dụng nguồn vốn này để đảm bảo thời gian thu hồi vốn, mức lợi thu được có đủ bù đắp cho chi phí để sử dụng vốn khơng (với lãi suất khá cao). Bên cạnh đó, cán bộ NH cần có sự tìm hiểu, nghiên cứu để phát hiện ra những khách hàng tiềm năng và đưa ra chính sách thu hút vốn tốt nhất như vận động, khuyến khích người dân gửi NH từ tiền nhàn rỗi này để sinh lời. Chẳng hạn, theo dự án tuyến đường Nam Sơng Hậu, nhiều hộ dân sẽ có nguồn thu nhập bất ngờ từ việc được

bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu khai thác triệt để các nguồn này sẽ giúp nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên.

5.1.2. Giải pháp về thu nợ, giảm nợ xấu và quá hạn của chi nhánh 5.1.2.1. Về cơng tác thu nợ

– Tích cực hơn nữa cơng tác kiểm tra, bám sát, theo dõi việc sử dụng vốn, thời gian trả nợ của khách hàng (xuống từng địa bàn, từng hộ), xem họ sử dụng có đúng mục đích khơng, việc kinh doanh của họ có gặp phải trở ngại gì khơng.... để kịp thời hướng dẫn hoặc thu hồi lại vốn nếu thấy có dấu hiệu không tốt đến

Một phần của tài liệu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)