3.2.1 .Vị trí địa lý kinh tế xã hội huyện Kế Sách
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn
NHNo & PTNT huyện Kế Sách là một Ngân hàng kinh doanh chuyên phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa
bàn của huyện. Trong nhiều năm qua, hoạt động của Ngân hàng tác động tích
cực đến phát triển kinh tế xã hội địa phương. Nhưng để đáp ứng nhu cầu về
vốn vay ngày càng cao của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn đã đặt ra một vấn đề hết sức cấp thiết cho Ngân hàng là phải thực hiện tốt công tác huy động vốn.
Do nằm trong hệ thống nên việc điều tiết cân đối vốn huy động và cho
vay được dễ dàng hơn, nếu ngân hàng chi nhánh huy động được vốn cao hơn
nhu cầu cho vay thì phần chênh lệch sẽ được chuyển về Ngân hàng cấp trên theo quy định, ngược lại nếu Ngân hàng chi nhánh huy động vốn không đủ đáp
ứng nhu cầu cho vay thì Ngân hàng cấp trên sẽ hỗ trợ vốn cho Ngân hàng chi
nhánh, do đó nguồn vốn để Ngân hàng kinh doanh chủ yếu là nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển của cấp trên.
GVHD: Lê Quang Viết 29 SVTH: Nguyễn Khánh Dương
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Kế Sách qua 3 năm)
Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn (bảng 2) ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng biến động qua 3 năm, cụ thể: so với năm trước năm 2006 tăng 85.716 triệu đồng tương ứng tăng 124,92%, cịn năm 2007 thì giảm đi 37,56% tương ứng với số tiền là 57.960 triệu đồng. Nhưng xét riêng từng nguồn vốn thì cả vốn huy động tăng liên tục qua 3 năm còn vốn điều chuyển biến động qua
các năm, trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn điều chuyển chiếm tỷ
trọng cao hơn, để hiểu rõ hơn ta đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể: * Vốn điều chuyển:
Hầu hết các Ngân hàng quốc doanh khơng riêng gì NHNo & PTNT huyện Kế Sách nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết
được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngồi vốn huy động tại chỗ thì
Ngân hàng cịn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển, nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất vốn huy động nên làm chi phí hoạt động kinh
doanh sẽ tăng lên gây ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn
phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này.
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Vốn huy động 19.814 28,88 35.180 22,8 68.270 70,84 15.366 77,55 33.090 94,06 Vốn điều chuyển 48.800 71,12 119.150 77,2 28.100 29,16 70.350 144,16 -91.050 -76,42 Tổng nguồn vốn 68.614 100 154.330 100 96.370 100 85.716 124,92 -57.960 -37,56
Qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 do nhu cầu về vay vốn tăng nhanh, vốn huy động tăng liên tục và tăng nhanh làm cho vốn điều chuyển bị biến động qua các. Cụ thể là năm 2005 vốn điều chuyển là 48.800 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 71,12% trong tổng nguồn vốn. Năm 2006 do nhu cầu vay vốn nhiều mà vốn huy động không đáp ứng đủ làm cho vốn điều chuyển trong năm này, số vốn điều chuyển là 119.150 triệu đồng có tỷ trọng 77,2% trong tổng nguồn vốn, tăng 144,16% so với năm 2005 tương ứng số tiền là 70.350 triệu đồng.
Nhưng vốn điều chuyển lại giảm đáng kể vào năm 2007 do nhu cầu vay ít và vốn huy động tăng lên nhiều so với năm trước, số vốn điều chuyển là 28.100 triệu đồng giảm 91.050 triệu đồng với tốc độ giảm là 76,42% so với năm 2006, và số tiền vốn điều chuyển năm 2007 đã thấp hơn cả năm 2005 nếu xét về vốn tỷ trọng thì có giảm từ 71,12% năm 2006 xuống 29,16% năm 2007. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú ý thu hút và huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư. * Vốn huy động:
Nguồn vốn huy động năm 2005 là 19.814 triệu đồng chiếm 28,88% cơ
cấu nguồn vốn, năm 2006 tăng 15.366 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 77,55% so với năm 2005, nó chiếm tỷ trọng 22,8%, tỷ trọng năm giảm là do vốn điều chuyển tăng mạnh trong năm này. Đến năm 2007 nguồn vốn huy động tăng
mạnh với lượng tăng 33.090 triệu đồng tương ứng tăng 94,06% so năm trước
và chiếm tỷ trọng là 70,84%. Ta thấy năm 2007 vốn huy động tăng mạnh và có tỷ trọng lớn hơn vốn điều chuyển điều này chứng tỏ Ngân hàng đã chú ý thu
hút và huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có nhiều thuận lợi như là việc
cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn trong tay khơng cần chờ xin vốn điều chuyển, thu nhập sẽ cao hơn vì khơng phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên. Vì vậy NHNo & PTNT huyện Kế Sách dù được sự điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên nhưng vẫn không lơ là khâu huy động vốn.Trong
thời gian qua Ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: huy động tiền gửi
GVHD: Lê Quang Viết 31 SVTH: Nguyễn Khánh Dương
tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành giấy kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng với nhiều loại kỳ hạn... áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt và thường xun thơng tin, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức, doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập trung và thu hút được
nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 3: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Tiền gởi KBNN 5.480 27,66 8.895 25,28 12.657 18,54 3.415 62,32 3.762 42,29 Tiền gửi TCTD 2.771 14,0 4.146 11,79 4.094 6,00 1.375 49,62 -52 -1,25 Tiền gửi KH 2.483 12,53 5.643 16,04 1.549 2,27 3.160 127,27 -4.094 -72,55 Tiền gửi tiết kiệm 8.374 42,26 12.971 36,87 39.322 57,6 4.597 54,90 26.351 203,15 Phát hàng GTCG 706 3,6 1.976 5,60 8.120 11,89 1.270 179,89 6.144 310,93 Khác - - 1.549 4,40 2.528 3,70 1.549 - 979 63,20 Tổng VHĐ 19.814 100 35.180 100 68.270 100 15.366 77,55 33.090 94,06
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Kế Sách qua 3 năm)
Chú thích: KBNN: Kho bạc Nhà nước - TCTD: Tổ chức tín dụng
2005 27.66 14 12.53 42.26 3.6 0 Tiền gởi KBNN Tiền gửi TCTD Tiền gửi KH Tiền gửi tiết kiệm Phát hàng GTCG Khác 2006 25.28 11.79 16.04 36.87 5.6 4.4 Tiền gởi KBNN Tiền gửi TCTD Tiền gửi KH Tiền gửi tiết kiệm Phát hàng GTCG Khác
GVHD: Lê Quang Viết 33 SVTH: Nguyễn Khánh Dương 2007 18.54 6 2.27 57.6 11.89 3.7 Tiền gởi KBNN Tiền gửi TCTD Tiền gửi KH Tiền gửi tiết kiệm Phát hàng GTCG Khác
Hình 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động
* Tiền gửi kho bạc Nhà nước -----------------------------------------------
NHNo & PTNT huyện Kế Sách được thành lập được năm có 20 quan hệ giao dịch tốt với kho bạc qua nhiều năm, Ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi tương đối hợp lý nên kho bạc là khách hàng thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, hàng năm Ngân hàng sẽ nhận được rất nhiều tiền gửi từ kho bạc Kế Sách, tiền gửi của kho bạc luôn chiếm một tỷ lệ cao trong tổng vốn huy động của Ngân hàng cụ thể là gần 28% năm 2005, 25,28% năm 2006, và gần 19% năm 2007. Tình hình số tiền qua các năm như sau: năm 2005 Ngân hàng nhận được từ kho bạc là 5.480 triệu đồng, năm 2006 kho bạc gửi 8.895 triệu đồng, tăng 3.415 triệu đồng với tốc độ tăng là 62,32% so với năm 2005; trong năm 2007 vừa qua Ngân hàng nhận được 12.657 triệu đồng tiền gửi của kho bạc, giảm 42,29% so với năm 2006 với số tiền tương ứng là 3.762 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do kinh tế của huyện tăng trưởng với tốc độ khá cao cùng với
việc hiệu quả từ công tác cải cách hành chính trong thu nộp ngân sách, quản lý thuế
đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chống thất thu nên công tác thu chi
ngân sách có gia tăng vào năm 2006,2007 góp phần tăng nguồn vốn huy động vào năm 2006, 2007.
* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng nhằm mục đích đảm bảo nhu cầu
chuyển tiền dịch vụ, thanh toán liên hàng… Mỗi ngân hàng phải có tài khoản tiền gởi tại ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước và một số tổ chức tín dụng khác, nhằm để thực hiện các khoản thanh toán, chuyền tiền, chi trả (thông qua các dịch vụ chi hộ, thu hộ, ủy nhiệm chi, séc…) cho khách hàng ở ngân hàng khác. Đây cũng là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời của các ngân hàng bạn khi phát sinh tình trạng thừa vốn, và nếu khách hàng cần vay thì số vốn này sẽ được điều chuyển về để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng . Cụ thể năm 2005 nó chiếm tỷ trọng 14%, năm 2006 là 11,79% và năm 2007 là 6% với số tiền năm 2005 là 2.771 triệu đồng, năm 2006 là 4.146 triệu đồng, tăng 49,62% so với năm 2005, nguyên nhân loại tiền gửi này tăng là do ngân hàng mở rộng dịch vụ thanh toán, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng như thuận tiện cho việc chi trả tiền hàng, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thu hút nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán qua Ngân hàng. Đến năm 2007 là 4.094 triệu đồng, giảm 1,25% so với năm 2006. Huyện Kế Sách có tổng doanh nghiệp trên
địa bàn 152 doanh nghiệp trong đó cơng ty TNHH là 22 cơng ty và 130 là DN tư
nhân, số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng là 62 doanh nghiệp chiếm 41% số doanh nghiệp trên địa bàn giảm 2 doanh nghiệp so năm 2006, nguyên nhân giảm:
+ Chưa có nhu cầu vay lại.
GVHD: Lê Quang Viết 35 SVTH: Nguyễn Khánh Dương
+ Ngân hàng từ chối nhu cầu vay do quan hệ tín dụng khơng uy tín. * Tiền gửi khách hàng
Cũng như nguồn tiền gửi của các tín dụng, khoản mục tiền gửi của khách hàng là nguồn huy động tương đối của Ngân hàng. Qua bảng số liệu về huy động vốn ta thấy tiền gửi khách hàng năm 2005 là 2.483 triệu đồng chiếm
12,53% trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2006 là 5.643 triệu đồng, tăng
3.160 triệu đồng tương ứng tăng 127,27% so với năm 2005, và tỷ trọng cũng
tăng lên đạt 16,04%. Năm 2007 thì giảm xuống còn 1.549 triệu đồng, đã giảm
đi 4.094 triệu đồng với tốc độ giảm là 72,55% so với năm 2006, về tỷ trọng
cũng giảm xuống cịn chiếm 2,27%.
Ngun nhân là do các xí nghiệp, doanh nghiệp các cơ sở kinh doanh làm
ăn có hiệu quả nên gửi tiền vào tài khoản để thanh toán tiền hàng và đem phần
tiền dư thưa chưa dùng đến gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi vì đây có lãi suất tương đối cao, làm tăng thêm thu nhập. Năm 2006 do kinh tế ngày phát triển, địa bàn huyện có thêm do nhiều đơn vị kinh doanh hiệu quả nên mức huy động
của nguồn này tăng lên, đến năm 2007 do lạm phát tăng cao làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao làm cho khách hàng cần nhiều vốn tiền mặt hơn nên họ rút tiền ra làm cho vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng giảm xuống.
---------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------- * Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Đây là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng, là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nó ln chiếm tỷ trọng trên 36% qua các năm. Cụ thể tỷ trọng này năm 2005 là 42,26 % tương ứng với số tiền là 8.374 triệu đồng, năm 2006 là 36,87% tương ứng với số tiền 12.971 triệu đồng, và năm 2007 tỷ trọng là 57,6% tương ứng với 39.322 triệu đồng. Lượng tiền gởi tiết kiệm của dân cư đều tăng đáng kể qua 3 năm như năm 2006 tăng 4.597 triệu đồng tương ứng tăng 54,9% so với năm 2005 và năm 2007 tăng với tốc độ
203,15% tương ứng số tiền tăng là 26.351 triệu đồng, về tỷ trọng nó khá cao là trên 57%. Tuy nhiên tỷ trọng khá cao nhưng vốn nhàn rỗi trong dân cư còn lớn. Người dân còn e ngại và chưa quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, họ chưa thấy được lợi ích của việc gửi tiền và thường cất giữ tiền bằng cách dự trữ vàng bạc đá quý và cả tiền mặt. Vì vậy, Ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất phù hợp, có nhiều chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ nhân viên Ngân hàng phải biết giải thích cho khách hàng hiểu sự an tồn cũng như lợi ích của việc gửi tiền,
đồng thời phải có thái độ phục vụ tốt giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi đến
Ngân hàng. Việc áp dụng lãi suất linh hoạt là việc quan trọng và cần thiết một mặt
đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền tránh bị mất giá, mặt khác phải tạo điều kiện
cho Ngân hàng kinh doanh có lãi.
* Phát hành giấy tờ có giá
Ngồi các nguồn huy động nói trên Ngân hàng cịn huy động bằng cách phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, đây cũng là công cụ huy động vốn khá hiệu quả. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất phù hợp nên lượng tiền huy động tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2005 huy động
được 706 triệu đồng, sang năm 2006 thì tăng lên đến 1.976 triệu đồng tăng 1.270 triệu đồng hay tăng 179,89% so với năm 2004. Đến năm 2007, tiếp tục tăng đạt 8.120 triệu đồng tăng 310,93% triệu đồng tương ứng tăng số tiền là 6.144 triệu đồng. Ta thấy huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu của Ngân hàng tăng đột biến qua 3 năm
nguyên nhân dẫn đến việc tăng lên là nhu cầu về vốn đột xuất của những năm qua