Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện kế sách (Trang 54 - 60)

3.2.1 .Vị trí địa lý kinh tế xã hội huyện Kế Sách

4.2. Phân tích doanh số cho vay

4.2.2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cấp trên và tình hình thực tế của địa phương. Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Kế Sách đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tận các xã vùng sâu vùng xa chuyển dịch đầu tư mở rộng đối

tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng bước xác định trên cơ sở chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Bảng 5: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Kế Sách qua 3 năm )

ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Nông nghiệp 81.591 67,37 83.832 63,52 96.081 49,93 2.241 2,75 12.249 14,61 Thủy sản 7.518 6,21 40 0,03 2.889 1,50 -7.478 -99,47 2.849 7122,50 Dịch vụ 12.905 10,66 23.321 17,67 47.647 24,76 10.416 80,71 24.326 104,31 TTCN 5.863 4,84 6.034 4,57 0 0,00 171 2,92 -6.034 -100,00 Khác 13.229 10,92 18.760 14,21 45.806 23,80 5.531 41,81 27.046 144,17 Tổng 121.106 100 131.987 100 192.423 100 10.881 8,98 60436 45,79

GVHD: Lê Quang Viết 43 SVTH: Nguyễn Khánh Dương 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Nông nghiệp Thủy sản Dịch vụ TTCN Khác

Hình 3: Biểu hiện doanh số cho vay theo ngành kinh tế

*Ngành nông nghiệp:

Hoạt động trên một huyện có diện tích nơng nghiệp chiếm trên 75% và có hơn 80% hộ dân sống bằng nghề nông, do vậy nông nghiệp là lĩnh vực phục vụ chủ yếu và NHNo & PTNT huyện Kế Sách cũng đã tập trung cho vay chủ yếu vào ngành nơng nghiệp như cho vay trồng trọt, chăm sóc vườn, chăn ni, mua máy móc nơng nghiệp… Từ đó, làm cho doanh số cho vay vào đối tượng này

luôn chiếm tỷ trọng cao ( trên 50%) trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay ngành nông nghiệp là 81.591 triệu đồng , năm 2006 là 83.832 triệu đồng tăng 2.241 triệu đồng tương ứng tăng 2,75% so với năm 2005, đến năm 2007 với tốc độ tăng cao hơn của năm 2006 là 14,61% doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng thêm 12.249 triệu đồng đạt số tiền là 96.081 triệu đồng.

Như vậy doanh số cho vay ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã tăng lên, đó là do :

- Ngân hàng đã bố trí cán bộ tín dụng xuống phụ trách ở xã để giúp bà

con nơng dân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ vay vốn Ngân hàng, điều

này đã làm cho số hộ nông dân đến giao dịch với Ngân hàng ngày càng nhiều. - Diện tích đất canh tác chưa được vay cịn nhiều do đó diện tích đất tiềm năng cịn nhiều nên ngày càng có nhiều nơng dân đến giao dịch.

- Đa số nông dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa ít có nguồn thu khác, mọi khoản chi tiêu trong gia đình đều dựa vào nguồn thu nhập này nên mỗi khi sản xuất gặp rủi ro như gặp thiên tai hay mất giá bà con đều thiếu vốn tái sản xuất nên phải nhờ Ngân hàng.

Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì doanh số cho vay ngành nơng nghiệp đã có giảm qua các năm, cụ thể năm 2005 chiếm 67,37%, năm 2006 chiếm 63,52% và năm 2007 chỉ còn chiếm 49,93% doanh số cho vay. Điều này đã

chứng tỏ những năm gần đây Ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì tăng cho vay

ngành nông nghiệp và tập trung nhiều vào cho vay phục vụ vào các ngành như thương mại dịch vụ, và các ngành khác theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

* Ngành tiểu thủ công nghiệp:

Bên cạnh cho vay các đối tượng chính của Ngân hàng là nơng nghiệp,

Ngân hàng cịn cho vay tiểu thủ công nghiệp, ngành này ở huyện nhà tương đối phát triển trong năm 2005, 2006, do ngành này chiếm tỷ trọng tương đối thấp

(dưới 5%) và do một phần người dân chuyển sang các nghành nghề khác nên

đến năm 2007 Ngân hàng đã khơng cịn cho vay trong lĩnh vực này. Đây là lĩnh

vực rất nhiều ngành nghề truyền thống như làm gốm, đan chiếu, đan thảm,…

Từ năm 2005 doanh số cho vay trong lĩnh vực này biến động qua các năm, cụ thể năm 2005 đạt 5.865 triệu đồng, năm 2006 là 6.034 triệu đồng , tăng 171

triệu đồng tương ứng tăng 2,92%, nguyên nhân của sự tăng lên này là do kinh tế ngày càng phát triển, sự tham gia của các thành phần kinh tế đã làm cho sản

GVHD: Lê Quang Viết 45 SVTH: Nguyễn Khánh Dương

xuất cơng nghiệp mang tính đa dạng cả về quy mô sản xuất chủng loại và chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó ngành nghề truyền thống dần dần được khôi

phục, người sản xuất quan tâm đến cải tiến kỹ thuật sản xuất, song song đó được sự hỗ trợ vốn của ngân hàng các cơ sở đổi mới trang thiết bị nâng cao

chất lượng đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đến năm 2007 Ngân hàng không cho vay lĩnh vực này nữa.

* Ngành thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ cũng là một trong những ngành mà Ngân hàng cho vay nhiều. Năm 2005 doanh số cho vay thương mại dịch vụ là 12.905 triệu

đồng chiếm 10,66% doanh số cho vay, năm 2006 con số này đạt 23.321 triệu đồng tăng 10.416 triệu đồng tương đương tăng 80,71% so với năm 2005,

doanh số cho vay tăng mạnh như vậy là do huyện đầu tư phát triển chợ, tiếp tục nâng cấp, sữa chữa và đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trao đổi

hàng hóa của người dân trong và ngoài huyện tốt hơn, góp phần quan trọng trong việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Sang năm 2007 khoản cho vay này vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao là 104,71% , nó đạt 47.647 triệu đồng tăng 24.326 triệu đồng so với năm 2006. Đây là ngành có tiềm năng nên trong những năm qua doanh số cho vay của Ngân hàng trong lĩnh vực này đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao so với tổng doanh số cho vay.

Do ảnh hưởng của việc đầu tư cho thành phố Sóc Trăng khi đã trở thành

thành phố loại 3 mà làm cho các hộ dân trong vùng chủ yếu là những hộ sống ở Thị Trấn Kế Sách, vùng ven thị xã... đầu tư sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở hoạt động kinh doanh, quán xá, cửa hàng… mọc lên, dẫn đến hoạt thương

mại dịch vụ phát triển cao. Vì vậy mà Ngân hàng đã mở rộng đầu tư cho lĩnh

vực này ngày càng cao. Ngoài ra, doanh số cho vay thương mại dịch vụ tăng còn do Ngân hàng đã có đầu tư cho các hộ sản xuất nhà vườn mở ra du lịch

vườn, du lịch sinh thái…thu hút được nhiều khách nước ngồi có thu nhập cao.

* Cho vay ngành thuỷ sản.

Mục đích cho vay ni trồng thuỷ sản nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho bà con nông dân mua giống thức ăn, thuốc chăm sóc phục vụ chăn ni. Trong thời gian qua ngân hàng chỉ tập trung cho vay chăn nuôi cá bè là chủ yếu, nông dân mua con giống về nuôi để tận dụng nguồn thức ăn tại chỗ, dư thừa, một phần tận dụng thời gian nhàn rỗi, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân.

Đây là ngành chiếm tỷ trọng thấp trong doang số cho vay của Ngân hàng. Năm

2005 doanh số cho vay đạt 7.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,21%, năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005, cụ thể giảm 7.478 triệu (giảm 99,47% ) so với năm 2005 nguyên nhân giảm do nông dân nuôi chưa đúng kỹ thuật nên đạt hiệu quả chưa cao trên diện tích rộng, mặt khác thị trường tiêu thụ chưa được các ngành chức năng của tỉnh cung cấp thông tin dự báo về thị trường và không thực hiện tốt việc ký kết hợp

đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp chế biến nhằm đảm bảo lợi nhuận ổn định

cho người dân nên ngân hàng chuyển hướng đầu tư hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.889 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,5% tăng 2.849 triệu ( tăng 7122,5%) so năm 2006, doanh số cho vay tăng mạnh trở lại trên cơ sở đảm bảo tính bền vững và hiệu quả do nâng cao chất lượng cá nuôi hầm, phát triển mơ hình cá ni trong ruộng, ni ở đất lan bồi làm nguồn nguyên liệu dồi dào cho chế biến thuỷ sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.

*Cho vay ngành khác

Ngoài những ngành nghề chủ yếu nêu trên thì NHNo & PTNT huyện Kế Sách còn cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống cá nhân, và cho vay cán bộ công nhân viên chức cải thiện đời sống như cho vay mua sắm thiết bị, đồ dùng trong gia đình, cho vay xuất khẩu lao động ….

Doanh số cho vay đều tăng và chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Cụ thể năm 2006 tăng so năm 2005 là 5.531 triệu đồng (tăng 41,81%) và năm 2007 đạt 23,8%

GVHD: Lê Quang Viết 47 SVTH: Nguyễn Khánh Dương

nguyên nhân tăng là do nhu cầu cuộc sống của người dân được nâng lên, góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện kế sách (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)