3.2.1 .Vị trí địa lý kinh tế xã hội huyện Kế Sách
4.3. Phân tích doanh số thu nợ
4.3.2. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo nợ theo ngành kinh tế
(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản kế toán của NHNo & PTNT Kế Sách qua 3 năm)
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Nông nghiệp 78.535 67,53 79.155 61,86 90.089 52,73 620 0,79 10.934 13,81 Thủy sản 8.194 7,05 2.605 2,04 1.897 1,11 -5.589 -68,21 -708 -27,18 Dịch vụ 12.741 10,96 22.650 17,70 39.540 23,14 9.909 77,77 16.890 74,57 TTCN 4.039 3,47 5.665 4,43 0,00 1.626 40,26 -5.665 -100,00 Khác 12.787 11,00 17.880 13,97 39.315 23,01 5.093 39,83 21.435 119,88 Tổng 116.296 100,00 127.955 100,00 170.841 100,00 11.659 10,03 42.886 33,52
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng Nơng nghiệp Thủy sản Dịch vụ TTCN Khác
Hình 5: Biểu hiện doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
* Ngành nông nghiệp:
Doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp năm 2005 là 78.535 triệu, đến
năm 2006 là 79.155 triệu đồng tăng 620 triệu đồng tương ứng tăng 0,79% so
với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số thu nợ ngành nông nghiệp của Ngân hàng tiếp tục tăng đạt 90.089 triệu đồng, tăng 10.934 triệu đồng so năm 2006
tưong ứng với tỷ lệ tăng là 13,81%. Nguyên nhân tăng là do người dân đã áp
dụng các biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất thu hoạch hàng năm của cây trồng, đa số nông dân làm lúa trúng, giá lúa cao nên việc trả nợ cho ngân hàng dễ dàng hơn. Hơn nữa do bán được giá nên người dân đã tập trung mở rộng
trồng trọt và vay vốn của Ngân hàng đầu tư nhiều hơn, do đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng đều tăng
GVHD: Lê Quang Viết 53 SVTH: Nguyễn Khánh Dương * Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Doanh số thu nợ ngành tiểu thủ công nghiệp tăng trong năm 2006, nhưng
đến năm 2007 thì Ngân hàng khơng cho vay trong lĩnh vực này vì sự cạnh
tranh của các Ngân hàng mới thành lập và xu hướng người dân chuyển sang các ngành nghề khác.Cụ thể là năm 2005 là 4.039 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 3,47% trong doanh số thu nợ, đến năm 2006 là 5.665 triệu đồng tăng 1.626
triệu đồng tương đương tăng 40,26% so với năm 2005. Nguyên nhân tăng là do
được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng theo chính sách phát triển kinh tế của địa
phương các ngành nghề truyền thống đã áp dụng các kỹ thuật hiện đại nâng cao
được chất lượng và số lượng, hạ giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh với các
sản phẩm cùng loại và việc kinh doanh có lãi, thuận lợi hơn cho việc thu nợ của ngân hàng.
Nhìn chung, doanh số thu nợ mơ hình trong năm 2005 và 2006 tăng tương
ứng với doanh số cho vay, đây là điều đáng mừng cho công tác thu nợ của
Ngân hàng. Doanh số thu nợ thể hiện khả năng trả nợ của khách hàng nên doanh số này ngày càng cao cho thấy khả năng trả nợ của bà con càng tốt. Điều này chứng tỏ sự đầu tư của Ngân hàng là hợp lý thật sự mang lại hiệu quả cho khách hàng.
* Ngành thương mại dịch vụ:
Doanh số thu nợ ngành này năm 2005 là 12.741 triệu đồng đến năm 2006 tăng lên đạt 22.650 triệu đồng, tăng 9.909 triệu đồng so với năm 2005 với tốc
độ tăng cao là 77,77%. Doanh số tăng nhanh như vậy là do huyện đầu tư nâng
cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa đến các khu lận cận, khu
công nghiệp, các ngành dịch vụ phát triển, đặc biệt là công tác tổ chức thị
trường đô thị, thị trường nông thôn và thị trường xuất khẩu để người dân bán
hàng nông sản, mua lại nguyên vật liệu vật tư sản xuất và hàng hóa tiêu dùng
được thuận lợi, giá cả hợp lý từ đó người dân mua bán đựơc thuận lợi hơn tạo
thu nhập và khả năng trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.
Sang năm 2007 doanh số thu nợ ngành thương mại dịch vụ tiếp tục tăng mạnh thêm 16.890 triệu đồng so với năm 2006, đạt số thu nợ là 39.540 triệu đồng. Doanh số này tiếp tục tăng là do huyện có chính sách kêu gọi ưu đãi đầu
tư như chính sách thuế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi thơng thống trong đầu tư, thường xuyên kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo thói quen cho người sản xuất hoạt động đúng theo chủ trương chính sách Nhà nước từ đó khuyến khích thương mại dịch vụ phát triển và do đó việc kinh
doanh dịch vụ của người dân ngày càng thuận lợi, các khu du lịch sinh thái vườn ngày càng có nhiều khách du lịch hơn đặc biệt là người khách nước ngoài nên việc thu nợ của ngành này không gặp trở ngại.
* Ngành thủy sản
Thu nợ của ngàng thủy sản giảm qua các năm. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ là 8.194 triệu đồng đạt tỷ trọng là 7,05%, năm 2006 giảm xuống còn
2.605 như vậy giảm đi 68,21% ứng với lượng tiền giảm là 5.589 triệu đồng so với năm 2005 đạt tỷ trọng 2,04%. Doanh số thu nợ năm 2007 là 1.897 như vậy so với năm 2006 đã giảm đi 708 triệu đồng ứng với tỷ lệ là 27,18% đạt tỷ trọng là 1,11%. Nguyên nhân của sự giảm này là thiên tai, dịch bệnh, chi phí thức ăn tăng cao, lạm phát tăng mạnh, kiến thức về nuôi trồng thủy sản của người dân chưa cao làm cho người dân bị mất mùa, lao đao trong vấn đề thu hoạch trả nợ cho Ngân hàng, do đó dẫn đến người dân không thể trả nợ chuyển sang nợ quá hạn hay xin gia hạn.
* Thu nợ Ngành khác:
Cũng như doanh số cho vay doanh số thu nợ ngành khác cũng tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ, cụ thể: năm 2005 thu nợ là 12.787 triệu đồng, đến năm 2006 thì tăng lên đạt 17.880 triệu đồng, đã tăng lên 5.093 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 39,83%. Sang năm
2007 doanh số cho vay ngành này lại tiếp tục tăng lên do Ngân hàng đã chú
trọng công tác thu nợ ngành này nhiều hơn, do vậy doanh số thu nợ đã tăng
GVHD: Lê Quang Viết 55 SVTH: Nguyễn Khánh Dương
mạnh 21.435 triệu đồng so với năm 2006 tương đương với tỷ lệ tăng là
119,88%.