Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong mua bán nhà ở thương mạị

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nhà ở thương mại (Trang 88 - 90)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠỊ

3.3. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong mua bán nhà ở thương mạị

Trong thời gian qua, trên thực tế những sai phạm trong hoạt động mua bán nhà ở thương mại diễn ra "mn hình vạn trạng" như góp vốn vượt q 70% giá trị nhà; bán nhà hình thành trong tương lai khi chưa xây dựng xong phần móng; chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại thực hiện bán đất nền dưới hình thức hợp đồng mua bán nhà thô;

giao dịch nhà ở thương mại không qua sàn giao dịch bất động sản; chủ đầu tư cho phép khách hàng chuyển nhượng hợp đồng khi đã bàn giao nhà cho khách hàng; chủ đầu tư

không thực hiện làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua đúng thời gian quy định; nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản không đảm bảo duy trì vốn pháp định nhưng vẫn khơng bị xử phạt; khơng đủ năng lực tài chính vẫn được duyệt làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại… Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm này có phần

do pháp luật về mua bán nhà ở thương mại vẫn còn bất cập. Tuy nhiên bên cạnh đó,

tồn tại một nguyên nhân không kém phần quan trọng là việc thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và xử phạt vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên thị trường nhà ở thương mại tồn tại câu phương ngôn: "Đa kim ngân, phá luật lệ". Vì vậy, để góp phần hạn chế những sai phạm trong hoạt động mua bán nhà ở thương mại, bên cạnh việc nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của

pháp luật, các cơ quan Nhà nước cần đẩy mạnh thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong mua bán nhà ở thương mại để góp phần đưa hoạt động này đi đúng định hướng quản lý của Nhà nước.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu pháp luật về mua bán nhà ở thương mại, tác giả đã nhận ra và

luận giải được phần nào thực trạng gai góc của thị trường bất động sản Việt Nam: Hầu như tất cả mọi người đều có thể tham gia “đầu tư”, kinh doanh (“mua đi, bán lại”) nhà

ở nhằm mục đích sinh lợi và các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh bất động sản

nhưng không sử dụng chức năng này để kinh doanh nhà ở mà kinh doanh với tư cách

cá nhân. Nguyên nhân pháp lý - kinh tế sâu xa của tình trạng này là pháp luật về mua bán nhà ở thương mại không phân biệt mục đích kinh doanh hay khơng kinh doanh của chủ thể khi gia mua bán nhà ở thương mại và điều chỉnh tất cả hầu như bằng pháp luật dân sự. Pháp luật về mua bán nhà ở thương mại cũng cho thấy sự bất lợi về mặt kinh tế, pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản khi tham gia mua

bán nhà ở thương mại vì mục đích sinh lợị Pháp luật về mua bán nhà ở thương mại

phản ánh những quyền lợi to lớn của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mạị Vì vậy, ngoại trừ mục đích làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, tổ chức, cá nhân không muốn đăng ký kinh doanh bất động sản để kinh doanh mà kinh doanh với “danh nghĩa dân

sự”.

Qua nghiên cứu đề tài, nhận thấy pháp luật về mua bán nhà ở thương mại đã

khơng có những quy định riêng, rõ ràng, cần thiết và đầy đủ để điều chỉnh hoạt động

này với tư cách là hoạt động kinh doanh thương mại đặc thù. Pháp luật về mua bán nhà

ở thương mại vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế, không đáp ứng được địi hỏi của tình

hình thực tế mua bán nhà ở thương mại đã và đang diễn rạ

Luật Kinh doanh bất động sản 2006, Luật Nhà ở 2005, Luật Thương mại 2005, Bộ

Luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành cần phải được sửa đổi, bổ sung

những quy định thống nhất điều chỉnh hoạt động mua bán nhà ở thương mại với tư

cách là hoạt động kinh doanh thương mại đặc thù.

Qua nghiên cứu pháp luật về mua bán nhà ở thương mại, tác giả cũng nhận ra một số tồn tại của pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản dưới góc độ

thương mại và đã có những kiến nghị để điều chỉnh.

Cùng với sự phát triển của thị trường bất động sản trong những năm qua, với sự

gia tăng nhanh của các dự án nhà ở thương mại, hoạt động mua bán nhà ở thương mại

sẽ phát triển mạnh, đang và sẽ đặt ra những vấn đề cho công tác quản lý. Nghiên cứu

pháp luật về mua bán nhà ở thương mại nhằm góp phần hồn thiện những quy định của

pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế và khoa học pháp lý để phục vụ công tác

quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên lĩnh vực mua bán nhà ở thương mại nói riêng và mua bán nhà ở, kinh doanh bất động sản nói chung./.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán nhà ở thương mại (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)