Dịch vụ thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 35)

5: KẾT CẤU BÁO CÁO THỰC TẬP

2.1.1.4: Dịch vụ thanh toán điện tử

2.1.1.5: Dịch vụ tư vấn.

2.1.2: Cơ cấu quản lý bộ máy Chi nhánh Thanh Hóa

Hiện nay, chi nhánh Thanh Hóa được tổ chức với cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt như sau:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Hóa

(Nguồn: Tổ hành chính tổng hợp-NHNo&PTNT Thanh Hóa)

GIÁM ĐỐC

P. Giám đốc P. Giám đốc P. Giám đốc P. Giám đốc

BỘ PHẬN

KINH DOANH TRỰC TIẾP TẠI HỘI SỞ CÁC CHI NHÁNH LOẠI 3 VÀ PGD TRỰC THUỘC NHNO

TỈNH (36 ) Phòng giao dịch Điểm giao dịch (30) Phòng KHTH ( 6 CB) phòng TCCB và đào tạo (6) phòng Tín dụng (18 CB) CB) Phòng Kế toán – N.quỹ ( 32) Phòng KD ngoại hối ( 7CB) phòng Hành chính ( 17 CB) Phòng Điện Toán ( 5 CB) phòng Kiểm tra kiểm soát (20 CB) Phòng dịch vụ và Mảketing (8 CB) Phòng thẩm định ( 5 CB)

Trong đó chức năng của từng bộ phận là:

Ban giám đốc:

- Giữ chức năng quản lý điều hành hoạt động của Chi nhánh và hướng dẫn triển khai các kế hoạch cho từng bộ phận và từng phòng ban.

- Đồng thời ban giám đốc thực hiện tham mưu, đề ra các chính sách hoạt động, chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để Chi nhánh đi vào hoạt động.

Tổ tài chính kế toán ngân quỹ.

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý hành chính, chi tiêu nội bộ tại Chi nhánh. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch.

- Thực hiện tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của Chi nhánh.

Phòng giao dịch:

Hiện nay Chi nhánh có 66 phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn 27 huyện,thị xã. Các phòng giao dịch trực tiếp nhận tiền gửi của tổ chức kinh tế, huy động vốn dân cư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng và một số loại dịch vụ ngân hàng theo sự phân công của Ban Giám đốc,cụ thể:

- Nhận tiền gửi dân cư bằng VNĐ và USD dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu….

- Thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong phạm vi được uỷ quyền của Giám đốc chi nhánh.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán thẻ, thu đổi ngoại tệ, thu đổi tiền mặt, ngân phiếu….

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNN, MSB, ủy quyền của Tổng giám đốc NHNo&PTNT, quy định của Giám đốc chi nhánh.

Phòng điện toán:

-Thực hiện kiểm soát và quản lý hệ thống máy tính và các phần mềm đang sử dụng tại NHNo&PTNT Thanh Hóa và sử lý truyền tải thông tin cần thiết một cách kịp thời.

2.1.3: Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012 Hóa giai đoạn 2010- 2012

Ba năm qua là thời kỳ hết sức khó khăn của cả nền kinh tế thế giới cũng như Việt Nam. Khủng hoảng tài chính 2007- 2008 bắt nguồn từ Mỹ, kéo theo đó là suy thoái kinh tế toàn cầu 2008- 2009, và mới chỉ có dấu hiệu hồi phục trong nửa đầu năm 2010. Tuy nhiên, đà hồi phục này lại phải đối mặt với những thách thức từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu từ quý II năm 2010 và vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Và gần đây nhất, trong những tháng đầu năm 2011 này, lại có thêm những khó khăn mới: giá dầu thế giới tăng cao do khủng hoảng chính trị ở Trung Đông- Bắc Phi, cũng như thảm họa thiên nhiên chưa từng có tạị nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản hay lạm phát tại nhóm các nền kinh tế mới nổi, điển hình là Trung Quốc… khiến cho triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên khó đoán định. Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù, nền kinh tế vẫn tăng trưởng 5,32% trong năm 2009 và 6,78% trong năm 2010 nhưng đáng chú ý là lạm phát năm 2010 đã lên tới hai con số-

11,75% và vẫn chưa dừng lại trong những tháng đầu năm 2011, cùng với đó những yếu kém của nền kinh tế càng bộc lộ rõ, đó là: đầu tư kém hiệu quả, năng lực cạnh tranh thấp….

Chính trong những khó khăn vĩ mô đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và NHNo&PTNT Thanh Hóa đã có những chính sách hợp lý để giữ vững tốc độ tăng trưởng, thể hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây.

2.1.3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012 2012

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập lãi thuần 330 565 651

Thu nhập lãi 1366 2048 2001 Chi phí lãi 1036 1483 1350 Lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ 13 20 25 Thu nhập từ hoạt động DV 42 57 73 Chi phí hoạt động DV 29 37 48 Lãi/lỗ từ hoạt động KD ngoại hối và KD khác 10 15 19 Lãi/lỗ từ hoạt động khác 12 19 23 Chi phí hoạt động 214 298 402

LN thuần trước chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng 151 303 316

Chi phí dự phòng RRTD 12 11 13

Lợi nhuận trước thuế 139 292 303

Biểu đồ 2.1 Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh

Năm 2012, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tình hình lạm phát tăng cao và chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo Thanh Hóa vẫn tăng trưởng so với năm 2011. Điều đó thể hiện ở sự tăng lên của các con số thu nhập lãi thuần, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động khác.

Nhìn vào Bảng 2.1, ta thấy rằng lợi nhuận Chi nhánh đạt được là khá tốt

và có mức tăng trưởng cao qua các năm. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh là rất cao, năm 2011, lợi nhuận của Chi nhánh là 292 tỷ đồng, tăng 110,1%. Năm 2012, lợi nhuận tăng 3,77% lên 303 tỷ đồng. Lợi nhuận của Chi nhánh chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng, với mức đóng góp của thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập của Chi nhánh ổn định ở mức 88% trong ba năm. Hoạt động mang lại lợi nhuận lớn thứ hai là mảng dịch vụ, tuy nhiên đóng góp của nó không đáng kể, lần lượt chiếm 3,57%; 3,32% và 3,48%. Hoạt động kinh doanh ngoại hối không mang lại lợi nhuận đáng kể cho Chi nhánh, Chi nhánh chỉ lãi ở mức 10 và 15tỷ trong năm 2010 và 2011 và lãi 19 tỷ trong năm 2012. Một thành công nữa của Chi nhánh, đó là đã quản lý tốt chi phí – thu nhập lãi khi mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên chi phí trả lãi lần lượt là 31,85%; 38,2% và 48,2%. Qua quan sát thực tế, thấy rằng trong giai đoạn cuối 2011- đầu 2012 khi “cuộc đua lãi suất”vẫn diễn ra, Chi nhánh cũng như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

thường vẫn duy trì lãi suất tiền gửi tối đa 13% trong khi nhiều Ngân hàng đẩy lên kịch trần 14% hoặc “lách luật” tăng thêm nữa. Với mức lãi suất cho vay tương ứng các ngân hàng khác, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận lớn. Dự phòng rủi ro tín dụng của Chi nhánh năm 2012 tăng 2 tỷ đồng , tương đương tăng 18,2% lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần là 15,2%, tuy nhiên số tuyệt đối của nó không lớn nên ảnh hưởng đến lợi nhuận là không đáng kể.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động huy động vốn của Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 20011/2010Chênh lệch2012/2011 Số tiền % Số tiền % Tổng VHĐ 7200 8698 10944 1498 20,81% 2246 25,82%

Phân loại theo loại tiền

VNĐ 6528 7997 10228 1469 22,50% 2231 27,90%

Ngoại tệ 672 701 716 29 4,32% 15 2,14%

Phân loại theo thời hạn tiền gửi Tiền gửi không kỳ

hạn 657 747 110 90 13,7% -637 -85,3%

Tiền gửi có kỳ hạn 6543 7951 10834 1408 21,5% 2883 36,3% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 20010, 2012 – NHNo&PTNT Thanh Hóa)

Tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2011 là 8698 tỷ đồng tăng 1498 tỷ so với năm 2010, tương ứng tăng 20,81%. Sang năm 2012, vốn huy động của Chi nhánh đạt 10944 tỷ, tăng 2246 tỷ, tức 25,83%. Thấy rằng, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của Chi nhánh không phải là cao nếu so với tốc độ tăng trên 28,81% của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ,cũng như 35,92% trên toàn địa bàn Thanh Hóa trong năm 2012.

sự tăng lên nhưng không đáng kể trong năm 2011chỉ tăng 13,7% và năm 2012có sự sụt giảm mạnh,giảm 85,3% so với năm 2011 và chỉ chiếm 1% trong tổng nguồn vốn.Trong khi đó huy động từ tiền gưi tăng có kỳ hạn tăng lên 21,6% năm 2011 và tăng 36,3% lên đến 10834 tỷ đồng năm 2012. Nguyên nhân của việc sụt giảm nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn năm 2012 giảm do lãi suất của Ngân hàng nhà nước năm 2012 quy định ở mức 2%. Cuộc đua lãi suất ở cuối năm 2011,đầu năm 2012 tuy rất gay gắt nhưng nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn lại tăng lên qua các năm 2011 và 2012.Chi nhánh lại tăng mạnh trong năm 2010 đã chứng tỏ bản lĩnh cũng như sự nhạy bén của Ban lãnh đạo cũng như sự nhiệt tình, năng động của đội ngũ cán bộ, nhân viên của NHNo&PTNT Thanh Hóa.

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền với 2 loại chính là VNĐ và ngoại tệ, thấy rằng xu hướng huy động nguồn vốn VNĐ tăng lên trong khi ngoại tệ giảm đi. Năm 2010, vốn huy động VNĐ là 6528tỷ đồng, sang năm 2011 đã tăng lên 7997 tỷ, tăng 22,5%. Và năm 2012, VNĐ tăng 27,9%, với số tiền tăng là 2231 tỷ đồng.Vốn ngoại tệ tuy vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với VNĐ khiến cho tỷ trọng của nó trong cơ cấu vốn huy động giảm dần. Năm 2010, vốn huy động bằng ngoại tệ là 672 tỷ đồng, sang năm 2011, tăng 4,32% lên 701 tỷ và năm 2012, số dư vốn huy động ngoại tệ của Chi nhánh tăng 2,14% lên 716 tỷ đồng. Điều này là do trong những năm qua tỷ giá USD/VNĐ biến động rất nhanh và mạnh, trong khi đó luôn tồn tại 2 loại tỷ giá là tỷ giá chính thức do NHNN công bố và tỷ giá “chợ đen” trong đó tỷ giá “chợ đen” thường cao hơn. Những người có ngoại tệ mà chủ yếu là USD do đó có xu hướng tiến hành mua bán USD trên thị trường chợ đen để kiếm lời mà ít có xu hướng gửi tiết kiệm khiến cho việc huy động ngoại tệ của Chi nhánh gặp khó khăn.

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thanh Hóa giai đoạn 2010- 2012

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 8.747 9.9 11.543 1.153 13,18% 1.643 16,60%

Phân loại theo thời hạn

Ngắn hạn 5.255 5.991 7.033 736 14,01% 1.042 17,39%

Trung hạn, dài

hạn 3.492 2.909 4.51 -583 -16,70% 1.601 55,04%

Phân loại theo chất lượng Nợ nhóm 1 8.581 9.639 11.348 1.058 12,33% 1.709 17,73% Nợ nhóm 2 61 94 67 33 54,10% -27 -28,72% Nợ nhóm 3 12 15 31 3 25,00% 16 106,67% Nợ nhóm 4 34 75 35 41 120,59% -40 -53,33% Nợ nhóm 5 59 77 62 18 30,51% -15 -19,48%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 20010, 2012 – NHNo&PTNT Thanh Hóa)

So với năm 2010, dư nợ của chi nhánh đến cuối năm 2011 tăng 1.153 tỷ đồng, tương đương tăng 13,18%. Dư nợ tính đến cuối năm 2012 là 11543 tỷ đồng, tăng 1643 tỷ so với cuối năm 2011.Ta thấy rằng tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh vẫn ở mức tốt và sự chuyên biệt trong phục vụ DNVVN của Chi nhánh chắc hẳn sẽ đem lại lợi nhuận bền vững trong những năm tới.

Dư nợ theo kỳ hạn được chia ra làm hai loại, đó là: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dư nợ của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở ngắn hạn và trung hạn. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn là 5.255 tỷ,chiếm 60,1%, dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ là 3.429 tỷ, chiếm 39,9% trong tổng dư nợ. Năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng 736 tỷ lên 5.991 tỷ,chiếm 60,5%, trong khi dư nợ trung hạn và dài hạn giảm 583 tỷ xuống còn 2.909 tỷ, chiếm 39,5% trong tổng dư nợ. Đến cuối năm 2012, dư nợ ngắn hạn vẫn tăng 1.042 tỷ, tương ứng tăng 17,39%. Dư nợ trung hạn và dài hạn cũng tăng1.601 tỷ,tương đương

55,04%.Như vậy, trong những tháng cuối năm 2012, Chi nhánh đã tích cực mở rộng tín dụng ngắn hạn với DNVVN giúp cho dư nợ ngắn hạn vẫn tăng trưởng. Dư nợ trung hạn và dài hạn với DNVVN do cuối năm 2010 sang năm 2011,lãi suất tăng cao khiến cho vay trung dài hạn gặp khó khăn hơn cho vay ngắn hạn.Nhưng đến năm 2012 Ngân hàng Nhà Nước đã áp dụng lãi suất cố định cho ngành ngân hàng nên tình hình cho vay trung và dài hạn năm 2012 đã tăng lên.

Theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nợ được chia thành năm loại là: Nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Năm 2011, nợ nhóm 1 tăng 1.058 tỷ, tương ứng tăng 12,33%, nợ nhóm 2 cũng tăng 54,10% và lên đến 94 tỷ. Dư nợ nhóm 1 của Chi nhánh cuối năm 2012 tăng 1.709 tỷ, trong khi đó dư nợ nhóm 2 lại giảm xuống 27 tỷ,giảm xuống 28,72% so với cuối năm 2011. Tuy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm qua từng năm, từ mức 1,2% năm 2010; 1,69% năm 2011 và cuối năm 2012 chỉ còn 1,1%, tỷ lệ nợ quá hạn vào cuối năm 2010 là 1,9%,sang năm 2011 tăng lên 2,64% nhưng sang năm 2012 lại giảm xuống còn 1,69%.Điều này cho thấy, việc mở rộng tín dụng với DNVVN cuối năm 2012 gặp nhiều thuận lợi hơn,thât vậy với mức lãi suất 12% được Ngân hàng Nhà nước ấn định thì không phải là khó khăn cho các DNVVN.

Qua phân tích một số hoạt động chủ yếu của ngân hàng là huy động và sử dụng vốn cũng như kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong ba năm 2010- 2012, nhìn chung, Chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua, tài sản và nguồn vốn gia tăng, lợi nhuận tăng trưởng tốt trong khi tỷ lệ nợ xấu < 3% theo đúng quy định của NHNN.

2.2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN CỦA NHNO&PTNT THANH HÓA NHNO&PTNT THANH HÓA

2.2.1: Một số vấn đề cơ bản về chính sách tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa

Định hướng quan hệ

Ngân hàng luôn luôn hoàn thiện và không ngừng đổi mới các sản phẩm tín dụng, dịch vụ tín dụng của ngân hàng hiện đại theo thông lệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.

Với mục tiêu luôn luôn duy trì tích cực các mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng nhằm đáp ứng chính sách gắn kết lâu dài với khách hàng tốt, rút lui bảo toàn vốn với khách hàng không tốt.

Chính sách về cấp tín dụng

Ngân hàng ưu tiên cấp tín dụng cho các khách hàng sau:

- Khách hàng trọng tâm( khách hàng chiếm tỷ trọng dư nợ cao, định hướng tăng trưởng dư nợ cao trong từng thời kỳ)

- Khách hàng đã có quan hệ với Ngân hàng tối thiểu 2 năm, xếp hạng BBB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân hàng.

- Khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực ngành hàng/ sản phẩm đang được Ngân hàng khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ và có nhiều dịch vụ mang lại nguồn thu cho Ngân hàng, xếp hạng khách hàng từ BB trở lên và chưa từng có nợ quá hạn tại Ngân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w