Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 27)

5: KẾT CẤU BÁO CÁO THỰC TẬP

1.3.3.1:Các nhân tố khách quan

()a Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nơi cà NHTM và DNVVN tồn tại và phát triển với tư cách là các tổ chức kinh tế, hoạt động theo đuổi mục tiêu lợi nhuận. Các yếu tố vĩ mô như tăng

trưởng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, đầu tư, công ăn việc làm... có tác động trực tiếp đến các quyết định kinh tế của cả doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Theo đó, nếu các yếu tố vĩ mô ổn định, tăng trưởng bền vững sẽ là tiền đề tốt cho các quan hệ tín dụng lâu dài, bền chặt. Ngược lại, nếu nền kinh tế bất ổn, tăng trưởng quá nóng hay suy thoái, đều đe dọa đến quá trình mở rộng tín dụng bền vững giữa ngân hàng và các DNVVN.

()b Môi trường chính trị, pháp luật

Một môi trường chính trị ổn định cùng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ và nghiêm minh luôn là tiền đề quan trọng để xây dựng một nền kinh tế ổn định và phát triển. Hiện nay, nước ta được đánh giá là nước có môi trường chính trị ổn định trong khu vực, cộng vào đó là hệ thống luật pháp trong hoạt động kinh doanh ngày càng hoàn thiện với nhiều văn bản luật được ban hành trong thời gian qua như Luật doanh nghiệp 2005, Luật đầu tư 2005, Luật các tổ chức tín dụng 2010…hỗ trợ không nhỏ cho các thành phần kinh tế, trong đó có DNVVN cũng như ngân hàng phát triển. Cũng phải nói thêm rằng, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến các DNVVN với hàng loạt những chính sách hỗ trợ cho thành phần kinh tế này trong thời gian qua, mà gần đây nhất là nghị định 56/2009/ NĐ– CP về việc trợ giúp phát triển DNVVN.Trong bối cảnh đầu năm 2011, cả nền kinh tế “căng mình” chống lạm phát với chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, chính sách tài khóa thắt chặt… nhưng trong Nghị quyết 11/2011/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ vẫn yêu cầu NHNN chỉ đạo các NHTM phải “tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa…”.

()c Môi trường văn hóa, xã hội

Môi trường xã hội đặc trưng bởi chính phong tục tập quán, trình độ nhận thức của từng nhóm người, của từng vùng miền khác nhau. Nắm bắt và phân tích được các đặc điểm này, cả ngân hàng và DNVVN mới có thể có một định hướng phát triển đúng đắn, từ đó hoạt động mở rộng tín dụng sẽ đem lại hiệu quả cao. Cụ thể, yếu tố văn hóa, xã hội chi phối tới khả năng mở rộng tín dụng ở một số mặt chính sau:

 Đầu tiên, thói quen tiêu dùng của người dân địa phương cũng như kết cấu dân số khu vực sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, do vậy làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng.

 Thứ hai là trình độ dân trí: Nếu người dân có trình độ dân trí cao, nhận thức về kinh doanh tốt thì họ sẽ khả năng cao hơn trong việc tiến tới thành lập doanh nghiệp cho riêng mình và từ đó xúc tiến tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Hoặc chí ít, dân trí cao cũng sẽ cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển, và theo đó nhu cầu vốn tín dụng cũng tăng lên.

 Thứ ba, môi trường văn hóa, xã hội còn chi phối đến đạo đức của người đi vay hay người chủ của doanh nghiệp. Nếu người chủ DNVVN được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt, có nhận thức trong sáng, tiến bộ… thì hiện tượng gian lận, lừa đảo… trong quan hệ tín dụng chắc chắn sẽ được giảm thiểu, từ đó giúp việc mở rộng tín dụng với DNVVN trở nên thuận lợi hơn.

()d Môi trường kỹ thuật, công nghệ

Trong thời đại hiện nay, công nghệ luôn luôn biến đổi và cải tiến không ngừng. Cùng với đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, do vậy DNVVN muốn phát triển không thể không nỗ lực đầu tư, cải tiến công nghệ nếu không muốn bị tụt lại phía sau. Mặc dù, có những hạn chế về vốn nhưng xu thế này là không thể khác và các DNVVN không thể “lờ đi” và vốn tín dụng, tất yếu sẽ vô cùng quan trọng trong hoàn cảnh đó.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP mở RỘNG tín DỤNG với DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH hóa (Trang 27)