Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 28)

- Tên gọi trong giao dịch :Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam - Tên gọi trong quan hệ quốc tế : Vietnam Bank for Social Policies - Tên viết tắt: VBSP

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số

131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ

sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, được tách ra từ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn nhằm mục đích tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mai, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại kinh doanh từng

bước hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, tín dụng chính sách cũng cần phải được tổ chức lại chuyên sâu và tập trung hơn về các nguồn lực, các cơ chế chính sách cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từng thời kì của đất nước.

NHCSXH được tổ chức lại có hệ thống là cơng cụ tài chính của Chính phủ với

vai trò điều phối nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm hỗ trợ một phần tài chính theo phương thức tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là những đối tượng khơng thể có điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín

dụng của các Ngân hàng Thương mại, do đó sự ra đời của NHCSXH đã giúp họ tự vươn lên cải thiện đời sống, hoà nhập cộng đồng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về hỗ trợ XĐGN.

NHCSXH chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/03/2003. Đến nay

NHCSXH đã nhanh chóng triển khai mơ hình tổ chức mạng lưới. Mơ hình tổ

chức của NHCSXH là mơ hình ngân hàng đặc thù gồm: HĐQT tại TW, 64 Ban

đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố hơn 600 Ban đại diện Hội đồng

quản trị cấp quận, huyện có sự tham gia của cơ quan quản lí Nhà nước ở TW, địa

phương; các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạch định các chính sách tạo lập

kì và trực tiếp giám sát, kiểm tra việc thực hiện kênh tín dụng chính sách này. Với bộ máy điều hành hoạt động của NHCSXH từ cấp TW, tỉnh, thành phố, cấp quận, huyện được xác định với một khối lượng biên chế hợp lí, áp dụng phương thức giải ngân thông qua dịch vụ uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội. Việc giải ngân cho các đối tượng chính sách được tiến hành tại xã, phường thông qua sự hoạt động của Tổ TK&VV.

3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Ngân hàng CSXH huyện Long Phú

3.1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Long Phú

Long Phú là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng gồm có 14 xã, 1 thị trấn với 84 ấp, diện tích tự nhiên khoảng 45.314 ha, đất nông nghiệp và đất chuyên dùng 40.361 ha chiếm 89%. Dân số trong huyện có 187.366 người, trong

đó 119.873 người trong độ tuổi lao động phần lớn hoạt động trong lĩnh vực nông

nghiệp, thu nhập thấp nên đời sống người dân rất bấp bênh.

Bảng 2.1: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG HUYỆN LONG PHÚ ĐVT: Người ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dân số 185.755 186.811 187.366

Lao động 118.546 119.217 119.873

Lao động trong NN 93.652 94.182 93.501

Lao động trong CN- DV 24.894 25.035 26.372

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Phú 2009)

Những năm gần đây huyện tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và phát triển nông thôn, gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội tồn diện đi đơi với xố đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn lực. Cụ thể: Đảng bộ và

nhân dân Long Phú đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, ra

sức phát triển kinh tế, xây dựng lại nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hố, nơng nghiệp nông thôn, nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội từng bước phát triển rõ nét, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển, cơ cấu sản xuất tiểu thủ công nghiệp được mở rộng, cơ sở hạ tầng

được xây dựng như: thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, nhà chợ, trường học, trạm

xá và nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Kết quả là tình hình kinh tế xã hội huyện tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 13,43%, tỷ lệ

tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 11%.

Bảng 2.2: SỐ HỘ NGHÈO VÀ CẬN NGHÈO CỦA HUYỆN LONG PHÚ ĐVT: Hộ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số hộ 40.994 41.227 42.731

Hộ nghèo 9.956 8.443 7.039

Hộ cận nghèo 15.468 13.674 12.097

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Long Phú năm 2009)

Huyện Long Phú là huyện nghèo với đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Theo số liệu thống kê năm 2008 của huyện, đồng bào dân tộc khmer chiếm 33,17% dân số của toàn huyện. Trong tổng số 8.443 hộ nghèo của huyện có đến

2.395 hộ Khmer nghèo, chiếm 28,37% tổng số hộ nghèo của huyện. Từ thực tế

trên, trong các năm qua Chính quyền địa phương ln quan tâm đến cơng tác xóa đói giảm nghèo cũng như giải quyết việc làm, mở rộng ngành nghề cho người lao động, đặc biệt là bà con dân tộc thiểu số nhằm từng bước cải thiện đời sống của người dân trong huyện, giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

3.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH huyện Long Phú Long Phú

Phòng giao dịch NHCSXH huyện Long Phú được thành lập theo quyết

định số: 570/QĐ-HĐQT ngày 10/05/2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam. PGD NHCSXH huyện là một trong 9 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh NHCSXH tỉnh Sóc Trăng.

PGD NHCSXH huyện Long Phú chính thức đi vào hoạt động từ ngày

01/06/2003. Đến nay PGD có 15 điểm giao dịch cố định tại xã và quản lí 315 tổ TK&VV trên địa bàn huyện. Với phương châm xã hội hố hoạt động tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, PGD NHCSXH huyện

đã thực hiện tốt các hoạt động tín dụng trên địa bàn. Công tác thực hiện giao dịch

tại xã được thực hiện đúng theo qui định, được các cấp uỷ, chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ, nhân dân phấn khởi đón nhận. Việc giao dịch tại xã đã

thể hiện tính cơng khai, dân chủ, minh bạch của hoạt động tín dụng NHCSXH; góp phần quản lí tốt nguồn vốn tín dụng hạn chế rủi ro, tiết kiệm thời gian, chi

phí đi lại cho các hộ vay vốn.

Mặc dù cịn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị qua những năm đầu thành lập nhưng nhờ sự quan tâm của NHCSXH tỉnh Sóc Trăng, huyện uỷ-

HĐND- UBND huyện Long Phú trong chỉ đạo thực hiện và cùng với sự phối hợp

nhịp nhàng với các cơ quan ban ngành, đoàn thể huyện và cùng với sự nổ lực, quyết tâm của tập thể cán bộ công nhân viên PGD NHCSXH huyện Long Phú đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thắng lợi

chương trình mục tiêu XĐGN và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện nhà.

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của NHCSXH

Tổ chức huy động vốn trong và ngồi nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức chính trị, tín dụng trong và ngồi nước ;vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; vay ngân hàng Nhà nước.

Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng có lãi hoặc khơng

hồn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước

và nước ngồi.

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các khách hàng trong và ngồi nước. Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh tốn nội bộ và tham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ như: cung ứng các phương tiện thanh toán, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước, thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt, các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất,

kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xố đói giảm nghèo, ổn định xã hội.

Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá

nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức của PGD NHCSXH huyện Long Phú

3.1.4.1. Bộ máy tổ chức Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Long Phú

Hiện nay PGD NHCSXH huyện Long Phú có 10 cán bộ cơng nhân viên chức. Cơ cấu như sau:

- 01 Giám đốc. - 01 Phó Giám đốc.

- 01 Tổ trưởng Tổ kế hoạch-nghiệp vụ. - 01 Tổ trưởng Tổ kế toán- ngân quỹ

Tổ kế hoạch nghiệp vụ

- 01 Trưởng Phịng Tín dụng. - 03 Cán bộ tín dụng.

Tổ kế tốn-ngân quỹ

- 02 kế toán và 01 thủ quỹ.

Sơ đồ 3.1. TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH TẠI PGD NHCSXH HUYỆN LONG PHÚ PHÓ GIÁM ĐỐC Tổ Kế hoạch- Nghiệp Vụ Tổ Kế Toán Ngân Quỹ GIÁM ĐỐC

3.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban tại PGD NHCSXH huyện Long Phú huyện Long Phú

Giám đốc

- Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng

- Hướng dẫn giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà Ngân hàng cấp trên giao.

- Thực hiện kí duyệt các hợp đồng tín dụng.

Phó Giám đốc

- Phó Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo các phịng ban được uỷ nhiệm. - Giám sát tình hình hoạt động của cán bộ trực thuộc, đôn đốc thực hiện

đúng các quy tắc đề ra.

Tổ kế hoạch - nghiệp vụ

- Tổ kế hoạch - nghiệp vụ thực hiện chuyên sâu và kĩ thuật nghiệp vụ

đồng thời tham mưu một số vấn đề.

- Trực tiếp kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên Giám đốc để có quyết định cụ thể.

Tổ kế tốn ngân quỹ

- Phịng kế tốn và ngân quỹ thực hiện chuyên sâu về cơng tác hạch tốn về nguồn vốn tài sản và tham gia vào thị trường thanh toán, tiền giữ. Đồng thời thực hiện thu chi và đảm bảo an toàn tiền mặt về giấy tờ có giá trị thuộc tài sản của đơn vị.

3.1.5. Quy trình thủ tục xét duyệt cho từng chương trình 3.1.5.1. Lãi suất cho vay 3.1.5.1. Lãi suất cho vay

Stt CHƯƠNG TRÌNH CHO VAY

Lãi suất cho vay thông

thường

Lãi suất hỗ trợ theo QĐ

579

Lãi suất nợ quá hạn

1 Hộ nghèo 7,80%/năm 3,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

2 Giải quyết việc làm 7,80%/năm 3,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

3 Xuất khẩu lao động 7,80%/năm 3,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

4 HSSV có HCKK 6%/năm 2,04%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

5 NS&VSMTNT 10,80%/năm 6,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

6 Hộ SXKD VKK 10,80%/năm 6,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

7 ĐBDTTS ĐBKK 0%/năm 0%/năm 0%/ năm

8 Hộ ĐBDTTS ĐSKK 0%/năm 0%/năm 0%/năm

9 Hộ nghèo về nhà ở 3%/năm 0%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay 10 CWPD 12%/năm 8,04%/năm Bằng 150% lãi suất cho vay

11 Đảng viên nghèo 7,80%/năm 3,84%/năm Bằng 130% lãi suất cho vay

3.1.5.2. Quy định cho vay hộ nghèo

* Điều kiện để được vay vốn

- Hộ nghèo phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

- Có tên trong dang sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn nghèo do Thủ tướng Chính phủ cơng bố từng thời kỳ.

- Hộ nghèo vay vốn không phải thế chấp tài sản, được miễn lệ phí làm thủ tục vay vốn nhưng phải là thành viên Tổ TK&VV có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn.

* Thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn: Cho vay đến 12 tháng (1 năm).

- Cho vay trung hạn: Cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng (5 năm). - Cho vay dài hạn: Cho vay trên 60 tháng.

* Mức cho vay

Mức cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hồn trả nợ của hộ vay. Mức cho vay tối đa đối với một hộ do Hội

đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Cụ thể là:

Cho vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ: tối đa không quá 30

triệu đồng.

Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về: Nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và chi phí học tập.

* Lãi suất cho vay

- Áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn.

* Quy trình thủ tục vay vốn

Đối với hộ nghèo

- Tự nguyện gia nhập Tổ TK&VV

- Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán gửi Tổ trưởng Tổ TK&VV. - Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được

ủy quyền phải có chứng minh nhân dân, nếu khơng có chứng minh nhân dân thì

phải có ảnh dán trên Sổ vay vốn để nhận tiền vay.

Đối với Tổ TK&VV

- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo.

- Tổ chức họp Tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để được vay vốn, lập thành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo trình UBND xã, phường, thị trấn; được Ban Xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diện nghèo; cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt danh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng.

- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải

ngân và địa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.

Những hộ nghèo không được vay vốn

Những hộ khơng cịn sức lao động, những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án hoặc những hộ nghèo được chính quyền địa phương xác nhận loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng khơng chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.

Sơ đồ 3.2. QUY TRÌNH THỦ TỤC XÉT DUYỆT CHO VAY HỘ NGHÈO

Chú thích:

1. Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi Tổ TK&VV

2. Tổ TK&VV bình xét hộ nghèo được vay và gửi danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn lên Ban Xố đói giảm nghèo và UBND xã.

3. Ban Xố đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên

ngân hàng.

4. Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay, lịch giải ngân,

địa điểm giải ngân cho UBND xã.

5. UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị - xã hội.

6. Tổ chức chính trị - xã hội thơng báo kết quả phê duyệt đến Tổ TK&VV.

7. Tổ TK&VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của Ngân hàng,

thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt độngtín dụng và rủi ro tín dụng của phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện long phú (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)